Tăng trưởng kinh tế 2020 dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội
-
Chia sẻ
-
Bình luận
0

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI: Cần ban hành các gói kích thích kinh tế để hỗ trợ doanh nghiệp
Mục tiêu duy trì nhịp độ tăng trưởng 6,8% trong năm 2020 là rất gian nan. Trong bối cảnh kinh tế và thương mại thế giới đang giảm tốc và theo dự báo có khả năng tiến tới ngưỡng suy thoái toàn cầu mức tăng trưởng 6,8% của một nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.
Vì vậy, Chính phủ cần chuẩn bị phương án chủ động ứng phó với tình huống này. Nhìn kỹ vào ngành chế biến chế tạo – khu vực đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm, ta thấy đằng sau mức tăng sản lượng ấn tượng 11,37%, thì chỉ số hàng tồn kho của ngành này tại thời điểm 30/09 cũng đạt mức kỷ lục là 17,2%, cao hơn nhiều so với mức 13,8% cùng kỳ năm 2018 và 8,8% của năm 2017. Vậy, sự tăng trưởng của ngành này có bền vững không khi các doanh nghiệp đưa chỉ số tồn kho về mức bình thường?
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, rất nhiều chuyên gia dư báo, Việt Nam sẽ hưởng lợi, sẽ trở thành công xưởng mới của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng thực tế lại không chứng minh điều đó. 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu của chúng ta chỉ tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2018, chỉ còn bằng phân nửa tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ năm ngoái là 15,4% và bằng khoảng 1/3 của mức tăng trên 20% của những năm trước nữa. Cơ cầu xuất khẩu theo thị trường cũng có những chuyển dịch bất lợi. Xuất khẩu sang nhóm 5 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, bao gồm EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản đều giảm tốc. Duy nhất, xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến nhưng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro và gian lần thương mại, về thâm nhập thương mại.
Năm 2019, đầu tư nước ngoài có dấu hiệu nhích lên nhưng lại giảm tốc ở 2 đầu nguồn trọng điểm đóng vai trò dẫn dắt là Nhật Bản và Hàn Quốc, trong khi đó lại tăng đột biến từ các nguồn liên quan tới Trung Quốc (bao gồm cả Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông). Vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển theo hướng này cũng phát đi một tín hiệu thiếu bền vững, thiếu cân bằng về FDI và chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng dài hạn của nước ta.
Những chỉ báo trên cho thấy để duy trì được nhịp độ tăng trưởng 6,8%, đồng thời cải thiện được chất lượng tăng trưởng trong năm tới là rất gian nan. Và động lực chính để bảo đảm cho sự tăng trưởng là nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy, sự đồng cam cộng khổ của cả hệ thống chính trị, của cả người lao động với doanh nghiệp để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, các nước đua nhau hạ lãi suất, giảm chi phí và ban hành các gói kích thích kinh tế để hỗ trợ doanh nghiệp.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So. Ảnh: Quang Vinh.
Đại biểu Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam: Doanh nghiệp tư nhân là động lực lớn
Thời gian qua, chúng ta có một số văn bản hỗ trợ kinh tế tư nhân từ Nghị quyết số 10 của Ban Chấp hành Trung ương, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị quyết số 19 của Chính phủ và số 02, những chính sách đó đã đúng và trúng để giải bài toán nâng cao nội lực khu vực này chưa? Tại sao phần lớn các doanh nghiệp đều không thể tiếp cận, hưởng thụ nguồn ưu đãi đã được quy định?
Theo tôi cần nhanh chóng tháo gỡ ba nguyên nhân sau: Thứ nhất là phải có sự đột phá về cơ chế, chính sách nhằm xóa bỏ rào cản phát triển doanh nghiệp tư nhân. Đây là điều kiện tiên quyết để người dân an tâm, hồ hởi, bỏ tiền ra làm ăn, gia tăng hiệu quả của nền kinh tế. Năm 2019, theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Việt Nam là nền kinh tế có tính canh tranh thứ 67 trên thế giới, tăng 10 bậc và 3,5 điểm.
Dù vậy, nghịch lý ở chỗ mặc dù trở thành quán quân trong cuộc đua cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, thế nhưng chỉ trong 9 tháng đầu năm, số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể tăng 6,3% so với năm 2018. Việc đó khiến chúng ta phải đặt câu hỏi môi trường kinh doanh có thực sự lý tưởng để doanh nghiệp tư nhân phát triển?
Theo tôi, nhà nước cần thay đổi mạnh mẽ từ can thiệp, hỗ trợ quản lý, tăng cường nguồn lực, hỗ trợ đủ mạnh về đất đai, nguồn vốn tín dụng, đào tạo nhân lực liên kết với các thành phần kinh tế, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng và chất lượng cao tương xứng với tiềm năng của nó.
Thứ hai là xác định chất lượng nguồn nhân lực chính là chìa khóa để kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Do đó cần tập trung phát triển nguồn nhân lực thông qua đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa theo Nghị quyết 39 năm 2019 của Bộ Chính trị là cân bằng căn cơ, là bài toán khát nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ ba là cần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế thị trường đầy đủ, xây dựng quảng bá thương hiệu, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, giúp kinh tế tư nhân nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp, công khai, mời gọi tư nhân tham gia vào các dự án này. Với cơ chế chính sách thân thiện, rõ ràng, cần sớm cho ý kiến thông qua Luật Đối tác công tư nhằm tháo gỡ rào cản bài toán cho đầu tư lĩnh vực đặc thù của doanh nghiệp tư nhận. Cần phải đặt doanh nghiệp tư nhân là động lực lớn, lan tỏa, lôi kéo các thành phần kinh tế khác.

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân. Ảnh: Quang Vinh.
PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM: Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến thị trường trong nước
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang tác động nhiều chiều đến kinh tế nước ta, vừa có thuận lợi và không thuận lợi. Không thuận lợi do Trung Quốc phá giá mạnh đồng nhân dân tệ, Việt Nam chúng ta nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc tăng cao, gian lận thương mại, xuất xứ hàng hóa diễn biến phức tạp, Chính phủ cần quan tâm ngăn chặn hiệu quả.
Hiện, nhiều nước trên thế giới đang thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch, tạo ra nhiều rào cản thương mại, nên thiết nghĩ Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến thị trường trong nước, thị trường 96 triệu dân, chúng ta cần triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tiến đến “người Việt Nam thích dùng hàng Việt Nam.
Chính phủ và doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố về chất lượng, mẫu mã, bởi vì thu nhập của người Việt Nam chúng ta tăng gấp đôi, từ năm 2010 thu nhập là 1.310 USD thì hiện nay đã lên đến 2.780 USD bình quân đầu người. Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần phải triển khai có hiệu quả các Hiệp định FTA mà chúng ta đã ký kết.
Ngoài ra, trong các yếu tố đầu vào của tăng trưởng kinh tế như lao động vốn và TFP thì yếu tố vốn quyết định đến 45-50% GDP, vốn đến từ đâu, một trong những nguồn vốn quan trọng đó là nguồn vốn tín dụng, trong 5 năm qua với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và quyết tâm của Chính phủ, chúng ta giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát liên tiếp trong 5 năm dưới 4%, kéo giảm bội chi, nợ công, xử lý nợ xấu, đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia và an toàn hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài giải ngân thực hiện vào nước ta trong 4 năm vừa qua liên tiếp gia tăng, từ năm 2016 đến tháng 10/2019 chúng ta giải ngân được 68,6 tỷ USD, đóng góp vào 23% trong tổng vốn đầu tư xã hội và 20% GDP. Tuy nhiên, những kết quả mang lại từ FDI chưa trọn vẹn. Trong thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương khi cấp phép thu hút đầu tư nước ngoài cần ưu tiên yếu tố an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, công nghệ làm tiêu chí hàng đầu, theo đúng định hướng Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị.
Sàn VN-Index 1.134,68 +3,68 / +0,33% Lúc 20/01/2021 15:59:18 Cao nhất 18/01/2021 1190,33 Thấp nhất 31/03/2020 649,10 | Giao dịch hôm nay SLGD: 378 KLGD: 839.300.719 GTGD: 17,79 triệu |
Sàn HNX-Index 233,24 +9,22 / +4,12% Lúc 20/01/2021 15:59:18 Cao nhất 18/01/2021 225,49 Thấp nhất 01/04/2020 89,70 | Giao dịch hôm nay SLGD: 186 KLGD: 173.380.192 GTGD: 2,22 triệu |
Sàn UPCOM-Index 76,18 +0,03 / +0,04% Lúc 20/01/2021 15:59:18 Cao nhất 18/01/2021 78,35 Thấp nhất 23/03/2020 47,41 | Giao dịch hôm nay SLGD: 313 KLGD: 67.031.672 GTGD: 1,12 triệu |
Nguồn: VPBS
Mã ngoại tệ | Tên ngoại tệ | Tỷ giá mua | Tỷ giá bán | |
---|---|---|---|---|
Tiền mặt | Chuyển khoản | Chuyển khoản | ||
USD | ĐÔ LA MỸ | 23,090.00 | 23,110.00 | 23,260.00 |
AUD | ĐÔ LA ÚC | 16,538.00 | 16,646.00 | 17,020.00 |
CAD | ĐÔ CANADA | 17,380.00 | 17,485.00 | 17,806.00 |
CHF | FRANCE THỤY SĨ | - | 25,165.00 | - |
DKK | KRONE ĐAN MẠCH | - | - | - |
EUR | EURO | 27,070.00 | 27,179.00 | 27,678.00 |
GBP | BẢNG ANH | - | 30,246.00 | - |
HKD | ĐÔ HONGKONG | - | 2,963.00 | - |
INR | RUPI ẤN ĐỘ | - | - | - |
JPY | YÊN NHẬT | 218.44 | 219.54 | 223.57 |
KRW | WON HÀN QUỐC | - | - | - |
KWD | KUWAITI DINAR | - | - | - |
MYR | RINGGIT MÃ LAY | - | - | - |
NOK | KRONE NA UY | - | - | - |
RUB | RÚP NGA | - | - | - |
SAR | SAUDI RIAL | - | - | - |
SEK | KRONE THỤY ĐIỂN | - | - | - |
SGD | ĐÔ SINGAPORE | 16,927.00 | 17,038.00 | 17,350.00 |
THB | BẠT THÁI LAN | - | 761.00 | - |
Nguồn: ACB Bank
Giá vàng | ||
---|---|---|
(ĐVT : 1,000) | Mua vào | Bán ra |
SJC Hồ Chí Minh | ||
SJC HCM 1-10L | 56,050200 | 56,600200 |
Nhẫn 9999 1c->5c | 54,850150 | 55,400150 |
Vàng nữ trang 9999 | 54,500150 | 55,200150 |
Vàng nữ trang 24K | 53,653148 | 54,653148 |
Vàng nữ trang 18K | 39,554112 | 41,554112 |
Vàng nữ trang 14K | 30,33588 | 32,33588 |
Vàng nữ trang 10K | 21,17163 | 23,17163 |
SJC Các Tỉnh Thành Phố | ||
SJC Hà Nội | 56,050200 | 56,620200 |
SJC Đà Nẵng | 56,050200 | 56,620200 |
SJC Nha Trang | 56,050200 | 56,620200 |
SJC Cà Mau | 56,050200 | 56,620200 |
SJC Bình Phước | 56,030200 | 56,620200 |
SJC Huế | 56,020200 | 56,630200 |
SJC Biên Hòa | 56,050200 | 56,600200 |
SJC Miền Tây | 56,050200 | 56,600200 |
SJC Quãng Ngãi | 56,050200 | 56,600200 |
SJC Đà Lạt | 47,7700 | 48,2000 |
SJC Long Xuyên | 56,070200 | 56,650200 |
Giá Vàng SJC Tổ Chức Lớn | ||
DOJI HCM | 55,90050 | 56,500200 |
DOJI HN | 56,050170 | 56,450170 |
PNJ HCM | 56,050200 | 56,600200 |
PNJ Hà Nội | 56,050200 | 56,600200 |
Phú Qúy SJC | 56,050100 | 56,450150 |
Mi Hồng | 56,0000 | 56,35050 |
Bảo Tín Minh Châu | 56,3500 | 56,8000 |
Giá Vàng SJC Ngân Hàng | ||
EXIMBANK | 56,150250 | 56,500250 |
ACB | 56,100350 | 56,500250 |
Sacombank | 54,3800 | 54,5800 |
SCB | 56,000-50 | 56,40050 |
MARITIME BANK | 55,500200 | 56,700100 |
TPBANK GOLD | 56,050170 | 56,450170 |
Đặt giá vàng vào website |
Nguồn: GiaVangVN.org
-
Mỹ kết luận gì về định giá tiền tệ và chính sách tỷ giá của Việt Nam?
16, Tháng 01, 2021 | 11:16 -
Trung ương xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII
16, Tháng 01, 2021 | 11:04 -
Foxconn sẽ sản xuất Macbook, IPad của Apple tại Bắc Giang
18, Tháng 01, 2021 | 11:36 -
Chủ sở hữu giàn khoan HD981 từng xâm phạm vùng biển Việt Nam tiếp tục bị Mỹ trừng phạt
15, Tháng 01, 2021 | 10:28 -
Tại sao ông Trump đến thăm tường biên giới vào những ngày cuối nhiệm kỳ?
13, Tháng 01, 2021 | 06:25

-
Ông Nguyễn Thiện Nhân: 'Xây dựng TP. Thủ Đức theo hướng kinh tế 4.0'19, Tháng 01, 2021 | 05:29
-
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Quy hoạch 2 bên sông Hồng sẽ sớm huy động được đầu tư công nghệ cao'20, Tháng 01, 2021 | 07:58
-
Đà Nẵng bổ nhiệm thêm 2 giám đốc sở19, Tháng 01, 2021 | 05:17
-
'Không muốn tham nhũng' là một điểm nhấn trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII19, Tháng 01, 2021 | 06:26
-
Chân dung tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An19, Tháng 01, 2021 | 05:46
-
Tạp chí Nhà đầu tư và Quỹ Thiện Tâm Tập đoàn Vingroup tặng quà Tết cho 1.430 hộ nghèo Nghệ An và Hà Tĩnh19, Tháng 01, 2021 | 09:59
