Sức hút phát triển kinh tế ban đêm - Bài cuối: Việt Nam làm gì để phát triển kinh tế ban đêm?

THANH TRẦN
06:30 15/08/2020

Phát triển kinh tế ban đêm là tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, đồng thời mang lại cơ hội và động lực mới cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được việc phát triển kinh tế ban đêm, Việt Nam sẽ phải trải qua một chặng đường 'đầy chông gai' với những thách thức phía trước.

pho-di-bo-ho-guom-nemtv-1

Kinh tế ban đêm sẽ là cửa sáng cho phát triển các ngành dịch vụ thương mại và du lịch của Việt Nam.

LTS: Khái niệm "kinh tế ban đêm" (Night-time economy) hiện có khá nhiều định nghĩa, nhưng phổ biến nhất là tất cả những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 17h tối hôm trước cho đến 6h sáng hôm sau, bao gồm: mua sắm tại các chợ đêm, cửa hàng tiện lợi 24/24, ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, cho tới các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm. Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đẩy mạnh phát triển hình thức kinh tế này. Đặc biệt là đối với những nước có thế mạnh về du lịch cũng chủ động mở cửa ngành dịch vụ về đêm để tối đa hóa nguồn thu. Tại Việt Nam, khái niệm này bắt đầu được chú ý khi mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu chính sách hỗ trợ kinh tế đêm của Trung Quốc. Từ hôm nay, Nhadautu.vn sẽ đăng loạt bài về sự phát triển kinh tế ban đêm của các nước với mong muốn rút ra được những bài học quý giá cho Việt Nam. Kính mong bạn đọc theo dõi và ủng hộ.

***

Cần sớm triển khai, thí điểm kinh tế ban đêm

Tại Việt Nam, khái niệm kinh tế ban đêm bắt đầu được chú ý trong thời gian gần đây. Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động nghiên cứu các chính sách hỗ trợ kinh tế ban đêm của Trung Quốc. Ngày 27/7, Thủ tướng đã ký ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.

Mục tiêu của đề án trên là khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; hướng tới tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và đồng thời gắn kết cộng đồng, giao lưu xã hội cho người dân Việt Nam, giữa người Việt Nam và người nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch.

Theo đó, cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số điểm, khu du lịch hấp dẫn và có điều kiện thuận lợi để quản lý rủi ro hoạt động dịch vụ ban đêm ở một số thành phố/trung tâm lớn nơi có đông lượng khách du lịch như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc.

Trên cơ sở đó, đánh giá hiệu quả hoạt động và công tác quản lý hoạt động kinh tế ban đêm ở những nơi đã lựa chọn để xây dựng, hoàn thiện mô hình hoạt động kinh tế ban đêm và sau đó sẽ nhân rộng ra các địa phương khác.

Trên thực tế, Việt Nam đã có các khu chợ đêm hoặc phố ăn đêm, một số chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24, những tuyến phố mang nét đặc trưng như Tạ Hiện (Hà Nội) hay Bùi Viện (TP.HCM). Việt Nam còn có Bà Nà Hills ở Đà Nẵng có thể đón khách lúc nửa đêm và Vòng quay Mặt trời ở thành phố này có thể quay suốt đêm, một số công viên giải trí sẵn sàng phục vụ mọi du khách chưa ngủ.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch Vietravel cho biết, kinh tế ban đêm mà một cách hiệu quả trong việc giữ chân khách du lịch khi họ đến Việt Nam, điều này không chỉ tạo thêm nguồn thu cho người dân địa phương mà đóng góp đáng kể ngân sách cho Nhà nước.

Theo ông Kỳ, mặc dù thời gian qua, nhiều địa phương đã quan tâm đến xây dựng, phát triển các phố đi bộ ban đêm, một phần của kinh tế ban đêm. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch hợp lý nên hoạt động của các mô hình này chưa hiệu quả. Tại nhiều địa phương, những chương trình giải trí, văn hóa vào ban đêm cũng rất ít nên không hấp dẫn du khách.

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, du lịch Việt Nam thu hút lượng khách lớn nhưng số tiền chi tiêu của du khách còn rất thấp so với nhiều nước. Vì vậy muốn phát triển du lịch thì những trung tâm du lịch cần phát huy kinh tế ban đêm. Một số nơi như Đà Nẵng, Phú Quốc, TP.HCM nên thí điểm kinh tế ban đêm. Từ đó sẽ thấy kinh tế ban đêm đem lại lợi ích gì, có thách thức gì để tìm cách quản lý tốt hơn, cũng như có chính sách hỗ trợ cụ thể.

Theo ông Doanh, UBND các tỉnh, thành phố cần nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở mỗi địa phương, đặc biệt phù hợp với khả năng xây dựng các cơ sở hạ tầng hỗ trợ, nguồn lực đầu tư và khả năng huy động, thu hút đầu tư ở từng địa điểm cụ thể. Các chương trình/kế hoạch phát triển kinh tế ban đêm cần có sự tính toán kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng, tác động kinh tế ban đêm đến địa phương (cả tác động tích cực và tiêu cực) dựa trên nhu cầu và việc khai thác tối đa thế mạnh, cũng như yêu cầu và khả năng bố trí nguồn lực quản lý và hỗ trợ của địa phương.

Tại Hà Nội, theo lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, thời gian tới quận sẽ tập trung xây dựng và triển khai đề án thí điểm phát triển kinh tế đêm theo hướng tổ chức xuyên đêm, phân loại theo mô hình tổ chức trong nhà và ngoài trời, trong không gian đi bộ. Ngoài các dịch vụ đêm như phố đi bộ, chợ đêm thì trong thời gian tới quận Hoàn Kiếm sẽ mở 2 điểm nhấn đặc sắc để níu chân du khách. Quận đề xuất xây dựng 'cột mốc số 0' của Hà Nội và cả nước tại không gian đi bộ Hoàn Kiếm để trở thành điểm nhấn không chỉ của Thủ đô mà của cả nước nhằm thu hút khách quốc tế đến tham quan. Đồng thời quận cũng tăng cường tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội ẩm thực, làng nghề, tháng khuyến mãi hấp dẫn…

Tại Quảng Bình, ông Đặng Đông Hà - Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, hiện Quảng Bình cũng đang xây dựng hai sản phẩm du lịch ban đêm. Mô hình thứ nhất là khám phá TP. Đồng Hới ban đêm bằng xe điện. Dịch vụ này do bốn hợp tác xã đảm nhiệm. Sản phẩm thứ hai UBND tỉnh giao cho TP. Đồng Hới triển khai là phố chợ đêm.

Tại Khánh Hòa, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đã có một số nhà đầu tư đề xuất xây dựng các điểm vui chơi dọc theo bờ sông Cái của TP. Nha Trang. "Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế ban đêm thế nào cho hiệu quả thì tỉnh vẫn cần nghiên cứu thêm", ông Tuân nói.

Cũng theo ông Tuân, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế đêm nhưng để làm được cần phải có quy hoạch bài bản, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, không gây xáo trộn đời sống của người dân.

Tại Bà Rịa Vũng Tàu, UBND tỉnh này đã lập quy hoạch chi tiết 1/500 của trục đường Thùy Vân - bãi Sau ở TP. Vũng Tàu. Quy hoạch này phù hợp với quy hoạch chung Vũng Tàu đến năm 2035 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo quy hoạch chi tiết này, Vũng Tàu sẽ có khu dịch vụ du lịch phục vụ du khách và người dân vào ban đêm cũng như phố đi bộ.

Thách thức nào đang chờ đợi Việt Nam?

Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế ban đêm nhờ vào các yếu tố tự nhiên như: Có nhiều tài nguyên du lịch và đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của các du khách quốc tế…; những yếu tố như văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc cùng với mức độ hội nhập và toàn cầu hóa cao, thời tiết ban đêm tương đối dễ chịu, một lượng lớn dân số trẻ thích sinh sống tập trung tại các thành phố… sẽ tạo nên nhiều tiềm năng để nước ta có thể phát triển kinh tế ban đêm.

Tham tán Công sứ Nguyễn Cảnh Cường, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, cho biết Việt Nam có những thuận lợi để phát triển "kinh tế ban đêm" nhờ vào các yếu tố tự nhiên như có nhiều tài nguyên du lịch và đang ngày càng trở thành điểm đến ưa thích của nhiều du khách quốc tế.

Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số thách thức để phát triển "kinh tế ban đêm" như hạ tầng còn thiếu và chưa đạt trình độ tiên tiến, vệ sinh đô thị có nơi còn chưa đạt chuẩn, an toàn thực phẩm chưa đảm bảo và dịch vụ nhìn chung chưa chuyên nghiệp.

Không chỉ vậy, hoạt động "kinh tế ban đêm" cũng rút ngắn thời gian xuống cấp của hạ tầng; làm tăng nhu cầu sử dụng điện, xăng dầu, trong khi lượng tiêu thụ bia rượu, đồ uống cao cấp, thuốc lá, lại nhiều hơn. Do đó, để phát triển "kinh tế ban đêm" một cách hiệu quả, Việt Nam cần phát triển "kinh tế ban đêm" theo trọng điểm (lựa chọn các vùng có điểm du lịch hấp dẫn, dịch vụ tốt, an ninh đảm bảo…), không nên phát triển "kinh tế ban đêm" một cách đại trà.

Trong thời gian vừa qua, nhóm nghiên cứu Đề án Phát triển kinh tế ban đêm cũng đã đề xuất một số giải pháp quan trọng. Một trong những giải pháp hàng đầu là đổi mới phương thức quản lý nhà nước, trong đó chú trọng nâng cao trình độ, năng lực quản lý của bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý. Đặc biệt, vai trò của chính quyền địa phương được coi là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của kinh tế ban đêm.

Để phát triển kinh tế đêm, cần thu hút và lựa chọn các doanh nghiệp uy tín, giàu kinh nghiệm trong việc tham gia phát triển hoạt động kinh tế ban đêm lành mạnh ở địa phương. Các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa địa phương cần được chú trọng phát triển để khuyến khích khách hàng trải nghiệm nhiều hơn và chi tiêu nhiều hơn.

Trao đổi với Nhadautu.vn, TS. Cấn Văn Lực cho rằng: "Do đây là lĩnh vực liên ngành, Chính phủ có thể thành lập Ban chỉ đạo, khu phố bổ nhiệm chức danh 'Nhà quản lý kinh tế đêm'. Trong khi đó, các doanh nghiệp thương mại - du lịch - dịch vụ cũng nên có 'CEO kinh doanh đêm' như mô hình của Trung Quốc".

Ngoài ra, TS. Cấn Văn Lực cũng nhấn mạnh rằng, một khi đã coi kinh tế ban đêm là khu vực kinh tế thì cũng phải có đầu tư cơ sở hạ tầng, sản phẩm phù hợp và đảm bảo an toàn (quan trọng nhất là an ninh, giao thông đi lại, y tế, phòng cháy chữa cháy...); có thống kê, báo cáo minh bạch; đồng thời đưa kinh tế đêm vào tính quy mô và đánh giá bản chất của nền kinh tế.

"Mặc dù quá trình phát triển nền kinh tế ban đêm của Việt Nam sẽ còn gặp phải nhiều thách thức, song cũng không thể phủ nhận rằng, nếu thành công, những đóng góp của kinh tế ban đêm cho quốc gia sẽ là vô cùng to lớn", TS. Cấn Văn Lực nói.

  • Cùng chuyên mục
Hà Nội chi 460 tỷ đồng cải tạo đê, chống ngập cho vùng rốn lũ

Hà Nội chi 460 tỷ đồng cải tạo đê, chống ngập cho vùng rốn lũ

Hà Nội sẽ đầu tư cả tạo, nâng cấp đê tả Bùi, hữu Đáy đoạn qua huyện Chương Mỹ (Hà Nội) với tổng mức đầu tư khoảng 460 tỷ đồng, nhằm giúp người dân vùng rốn lũ thoát cảnh ngập lụt mỗi khi mưa lớn.

Đầu tư - 21/11/2024 14:21

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước là trụ cốt kinh tế đất nước, tuy nhiên gần đây ngoài những DNNN làm ăn được thì nhiều DN đang trên đà bị thua lỗ nặng.

Đầu tư - 21/11/2024 12:30

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án Khu Công nghiệp WHA Smart Technology tại tỉnh Thanh Hóa.

Đầu tư - 21/11/2024 12:05

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Dự án Khu đô thị hỗn hợp TP. Nha Trang có diện tích hơn 226 ha, tổng mức đầu tư hơn 17.330 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới thu hút người dân địa phương và khách du lịch trong nước, quốc tế.

Đầu tư - 21/11/2024 09:04

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Những tháng cuối năm 2024, hàng loạt công trình tại TP. HCM đang chạy nước rút để về địch. Đây là tín hiệu vui của ngành giao thông.

Đầu tư - 21/11/2024 09:03

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi (TP.HCM) tiếp tục là con đường đắt đỏ nhất Việt Nam và xếp hạng 14 toàn cầu. Còn phố Tràng Tiền (Hà Nội) đứng thứ 18 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đầu tư - 21/11/2024 08:50

 Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được bổ sung vào quy hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện cấp điện áp 220 kV trở lên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đầu tư - 20/11/2024 18:26

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.

Đầu tư - 20/11/2024 16:45

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Đầu tư - 20/11/2024 11:18

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.

Đầu tư - 20/11/2024 09:30

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.

Đầu tư - 20/11/2024 08:08

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đầu tư - 20/11/2024 06:37

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Đầu tư - 19/11/2024 17:13

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.

Đầu tư - 19/11/2024 15:06

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Đầu tư - 19/11/2024 14:57

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Đầu tư - 19/11/2024 11:21