Sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt doanh nhân Việt
Môi trường chính trị ổn, lao động chăm chỉ, tỷ lệ người nói tiếng Nhật đông nhất Đông Nam Á là những điều mà doanh nhân Nhật nói về sức hấp dẫn của Việt Nam.
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hơn chục năm sống tại Việt Nam của ông Sagara Hirohide, Giám đốc Công ty Marubeni Vietnam, là lần bị quên ví khi ăn phở ở Đà Nẵng. Khi đó, ông đã rất bất ngờ khi được một người địa phương tìm đến trả lại dù không hề quen biết.
“Người Việt Nam rất thành thật, thẳng thắn, cởi mở, vui tươi, thoải mái”, là những điều mà ông Sagara Hirohide luôn ấn tượng. Ông cho biết không chỉ mình mà nhiều doanh nghiệp Nhật đang ngày càng chọn Việt Nam nhiều hơn. Không chỉ bởi yếu tố con người, mà còn ở sự hấp dẫn của một nền kinh tế đang phát triển nhanh.
Sự hấp dẫn của Việt Nam trong mắt Nhật Bản
Nói về dự hấp dẫn của Việt Nam, ông Takeo Nakajima, Trưởng Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, đưa ra những lý do hiện tại và tầm nhìn dài hạn.
Hiện tại, Việt Nam cũng có vị trí chiến lược, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, có chi phí nhân công và thuê đất cạnh tranh. Việt Nam cũng có nhiều FTA với các quốc gia, hấp dẫn doanh nghiệp quốc tế khi đầu tư vào đây.
Vị này cũng cho biết số lượng người nói được tiếng Nhật ở Việt Nam đang lớn hơn các nước ASEAN khác. Hai nước lại có nhiều sự tương đồng văn hóa. Đây là một trong những lợi thế rất hấp dẫn mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng rất tâm huyết thu hút đầu tư từ Nhật Bản. Thái độ của Chính phủ Việt Nam trong lắng nghe ý kiến được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao.

Một nhà máy của Nhật Bản tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: CNVN.
Về tầm nhìn dài hạn, các doanh nghiệp Nhật cũng tính đến 10-15 năm nữa. Việc mở rộng sản xuất ở Việt Nam cũng là nhắm đến chính thị trường nội địa tiềm năng gần 100 triệu dân. Trong tương lai, tầng lớp trung lưu của Việt Nam ngày càng gia tăng, được coi là một trong những thị trường đầy hấp dẫn.
Còn dưới con mắt của một doanh nhân, ông Sagara Hirohide đánh giá người Việt đơn giản, không lắt léo mặt trước, mặt sau, không thấy có người khôn lỏi. Một lợi thế nữa là người Việt Nam rất yêu thích Nhật Bản, từ ăn các món ăn Nhật hay sử dụng các sản phẩm, tìm hiểu văn hóa Nhật Bản. Lãnh đạo Việt Nam cũng yêu mến đất nước mặt trời mọc.
“Với người Nhật Bản thì Việt Nam là nơi rất đáng sống, rất dễ để làm việc và sinh sống”, ông nói.

Là người có 15 năm sống ở Việt Nam, ông Watanabe Yutaka, Giám đốc Công ty Towa Industrial Vietnam, nhấn mạnh đến vị trí chiến lược của Việt Nam với đường biển dài, gần đường hàng hải quan trọng bậc nhất trên thế giới. Do đó, ông nhấn mạnh đây là điểm đến tiềm năng mà các doanh nghiệp xây dựng các chuỗi cung ứng.
Hai nền kinh tế bổ trợ cho nhau
Trong khối G7 thì Việt Nam có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư toàn diện nhất với Nhật Bản. Nhật hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Mỹ, Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt 38 tỷ USD. Trong đó Việt Nam xuất khẩu 25,2 tỷ USD, còn Nhật Bản xuất sang Việt Nam số hàng hóa trị giá 12,8 tỷ USD.
Năm ngoái, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 39,9 tỷ USD, tăng 5,5% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2019 đạt 20,4 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là dệt may; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị, dụng cụ; hàng thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép…
Còn Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, thiết bị, dụng cụ; máy vi tính, sản phẩm điện tử; sắt thép; sản phẩm từ chất dẻo; vải các loại; linh kiện, phụ tùng ôtô…
Việt Nam cũng là địa điểm đầu tư ưa thích của doanh nghiệp Nhật. Trong 8 tháng đầu năm, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 1,65 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu trong công nghiệp chế biến, chế tạo, bán lẻ, bất động sản…
Đặc biệt, hiện có hơn 2.500 doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có nhiều doanh nghiệp thuộc các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư kinh doanh thành công tại Việt Nam và đang có kế hoạch mở rộng quy mô phát triển.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là một trong những nước cung cấp nhiều lao động cho Nhật Bản. Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh sang Nhật. Hiện Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với khoảng 160.000 người. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện hơn 82.000 người, đứng thứ hai tại Nhật.
Nhật Bản cũng là một trong những nước có lượng khách du lịch lớn nhất đến Việt Nam. Năm 2019, có 951.962 lượt khách Nhật Bản vào Việt Nam (tăng 15,2%), đứng thứ ba.
Nhật Bản còn là đối tác viện trợ phát triển chính thức ODA quan trọng, là nước cung cấp vốn vay bằng đồng yen cho Việt Nam lớn nhất, với tổng giá trị vay cho đến 12 là gần 2.600 tỷ yen, tương đương khoảng 24 tỷ USD.
Hai nền kinh tế trong tương lai
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tới Việt Nam giữa bối cảnh thế giới đang vật lộn với dịch Covid-19. Tuy nhiên, về lâu dài, một thách thức lớn hơn mà 2 nước cùng phải đối mặt là những sự thay đổi đến từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khi đó, cách vận hành nền kinh tế, các mối quan hệ, thậm chí là sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phức tạp.
Trong bối cảnh đó, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đang dần thay đổi với những bước phát triển mới. Đáng chú ý, trong văn kiện hợp tác giữa 2 bên mới được ký kết, một lĩnh vực mới là hợp tác kỹ thuật số.
JETRO sẽ giúp kết nối giữa các nhà đầu tư Nhật Bản với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Qua đó, hỗ trợ tốt nhất việc phát triển sự nghiệp đổi mới sáng tạo giữa 2 nước và doanh nghiệp.
Ông Nakajima Takedo, Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội, kỳ vọng Việt Nam sẽ hướng đến sản xuất có giá trị tăng cao, mở rộng nội lực và tích cực áp dụng chuyển đổi số.

Việt Nam và Nhật Bản sẽ ngày càng hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế số và công nghệ cao. Ảnh: TRR.
Riêng tại Nhật Bản, Việt Nam đã thành lập Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam - Nhật Bản VJOIN (Vietnam - Japan Open Innovation Network) với hàng nghìn thành viên.
Mạng lưới này nhằm xây dựng và phát triển các hoạt động kết nối đổi mới sáng tạo của cộng đồng tri thức, chuyên gia trên toàn thế giới để cùng sáng tạo và ứng dụng các công nghệ, sản phẩm, mô hình kinh doanh, quản lý mới phục vụ cho mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Ngoài những lĩnh vực hợp tác mới, Việt Nam và Nhật Bản vẫn sẽ hợp tác trong những lĩnh vực truyền thống. Đó là môi trường, năng lượng, cơ sở hạ tầng… Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh dự án tiêu biểu của dự án cơ sở hạ tầng là dự án đường sắt đô thị số 1 tại TP.HCM.
Nhiều nhà quan sát nhận định quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản là một mối quan hệ khá đặc biệt của một nước phát triển với một nước đang phát triển. Chắc chắn, quan hệ này sẽ còn có nhiều bước tiến nữa trong tương lai. Giống như lời cam kết của Thủ tướng Suga Yoshihide tại Hà Nội: “Tôi xin cam kết nắm chặt tay với ngài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tiếp tục phát triển mối quan hệ hai nước, đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng ở khu vực”.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch
Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.
Đầu tư - 26/03/2025 17:56
2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.
Đầu tư - 26/03/2025 17:07
FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc
Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.
Công nghệ - 26/03/2025 17:02
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ
Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.
Đầu tư - 26/03/2025 14:49
Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật
Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 14:19
Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.
Đầu tư - 26/03/2025 11:34
Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp
Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…
Bất động sản - 26/03/2025 11:00
Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?
Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.
Đầu tư - 26/03/2025 09:43
Mỹ mạnh tay về thuế quan thời Trump 2.0, Việt Nam có thể làm gì?
Giới quan sát nhận định Việt Nam có thể trở thành mục tiêu tiếp theo trong chính sách thuế quan của Washington, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để tránh kịch bản bị áp thuế.
Đầu tư - 26/03/2025 09:39
Đạt Phương xây dựng nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở Huế
Tập đoàn Đạt Phương khởi công Nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên ở TP. Huế với có quy mô 12,18ha, tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 25/03/2025 20:29
Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng 2 con số
Để năm 2025 kinh tế tăng trưởng 2 con số, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đầu tư - 25/03/2025 15:46
Thủ tướng chấp thuận dự án khu đô thị hơn 260.000 tỷ ở Khánh Hòa
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm (tại Khánh Hòa) có tổng vốn hơn 260.000 tỷ đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đầu tư - 25/03/2025 15:18
Liên danh Dacinco thi công dự án 280 tỷ ở Đà Nẵng
Liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Nhất Huy, CTCP Xây dựng Công trình Thủy Hà Nội và CTCP Chiếu sáng công cộng sẽ thi công dự án hơn 280 tỷ ở Đà Nẵng.
Đầu tư - 25/03/2025 10:00
Đề xuất đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km cao tốc Bắc - Nam
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho phép đầu tư hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 1.144km các đoạn tuyến trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đầu tư - 25/03/2025 07:02
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
Sáp nhập các tỉnh thành có thể tạo "cú hích" lớn cho thị trường bất động sản, là cơ hội cho những nhà đầu tư muốn đặt cược vào thị trường. Nhưng, "cuộc chơi" này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, để lại những thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.
Đầu tư - 24/03/2025 13:03
Đà Nẵng hoàn thành chung cư xã hội hơn 220 tỷ cho người có công
Chung cư xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 223 tỷ đồng, đã hoàn thành và đang thực hiện các thủ tục để bàn giao đưa vào sử dụng.
Đầu tư - 24/03/2025 10:27
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago