Sửa Luật Thủ đô: Tạo chính sách đặc biệt để Hà Nội phát triển

Luật Thủ đô sửa đổi cần thể hiện được những cơ chế, chính sách thực sự vượt trội, để Hà Nội có được bệ phóng phát triển, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước…
THẮNG QUANG
09, Tháng 02, 2024 | 07:22

Luật Thủ đô sửa đổi cần thể hiện được những cơ chế, chính sách thực sự vượt trội, để Hà Nội có được bệ phóng phát triển, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước…

Sau hơn 10 năm đi vào cuộc sống, nhiều quy định trong Luật Thủ đô đã không còn phù hợp. Việc sửa đổi Luật Thủ đô là cấp thiết, nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bệ phóng không chỉ cho Thủ đô

Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là dự án luật có tầm quan trọng đặc biệt. Hà Nội vừa là một đô thị đặc biệt, vừa là Thủ đô của cả nước.

"Đô thị đặc biệt thì có thể có nhiều nhưng Thủ đô chỉ có một. Thủ đô được định nghĩa trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về "phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" xác định, Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế", Chủ tịch Quốc hội bày tỏ.

Empty

Luật Thủ đô sửa đổi sẽ góp phần khơi thông các nguồn lực của Thủ đô, đặc biệt những vấn đề về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện môi trường. Ảnh: Trọng Hiếu.

Do đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này phải thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương về vị trí, vai trò, định hướng, nhiệm vụ phát triển của Hà Nội cho đến giữa thế kỷ để thúc đẩy, tạo động lực dẫn dắt cho cả vùng và cả nước. Dự án luật sẽ này tiếp tục được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV vào giữa năm 2024.

Trao đổi với Nhà đầu tư, nhấn mạnh đến vai trò và vị thế của Thủ đô, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga khẳng định, khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành, Hà Nội phát triển hơn, đối với các tỉnh, thành phố lân cận như Hải Dương cũng sẽ rất phát triển.

Vì Thủ đô Hà Nội phát triển và lớn mạnh, các tổ chức, cá nhân đầu tư vào Hà Nội cũng sẽ chú ý mở rộng sự quan tâm của mình đến các tỉnh, thành phố lân cận do có ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện giao thông. Đơn cử như tỉnh Hưng Yên với một vị trí đặc biệt là ở gần Hà Nội, cùng với sự lớn mạnh của Thủ đô đã cho thấy Hưng Yên cũng rất khởi sắc. Những đơn vị hành chính của Hưng Yên gần Hà Nội như thị xã Mỹ Hào, Khu đô thị Ecopark đã phát triển mạnh mẽ.

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương tin tưởng cùng với sự lớn mạnh của Thủ đô, các tỉnh lân cận Vùng Thủ đô như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh… sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển.

Cùng quan điểm, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà (đoàn Bắc Giang) cho biết, việc sửa đổi Luật Thủ đô, nhất là khi luật được ban hành, đi vào cuộc sống thực tiễn sẽ có tác động lớn đến các tỉnh trong Vùng Thủ đô. Tác động lớn nhất có thể thấy là các địa phương trong Vùng Thủ đô sẽ được Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách thu hút các nguồn lực để phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát triển toàn diện các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

"Có thể xem luật này như là bệ phóng không chỉ cho Thủ đô mà còn để các tỉnh trong Vùng Thủ đô xây dựng, phát triển mạnh mẽ, từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân", đại biểu Đỗ Thị Việt Hà nói.

Với tác động có ý nghĩa rất quan trọng như vậy, để bảo đảm tính khả thi của Luật, Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cho rằng, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần tập trung quy định về mối quan hệ, nguyên tắc phối hợp liên kết vùng giữa Thủ đô với chính quyền các tỉnh giáp ranh với TP. Hà Nội nhằm xây dựng cơ chế phối hợp, giải quyết các nội dung liên quan đến nhiều địa phương, chẳng hạn như vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, xây dựng chuỗi đô thị thông minh… hạn chế việc có quá nhiều nội dung phải báo cáo, đề nghị giải quyết ở cấp trung ương.

Khơi thông các nguồn lực cho Hà Nội

Nhìn từ thực tiễn cho thấy, sau hơn 10 năm Luật Thủ đô đi vào thực tiễn, kinh tế phát triển chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Nhiều nguồn lực quan trọng của thành phố về vốn, đất đai, sức lao động, tiềm lực trí tuệ của đội ngũ trí thức Thủ đô... chưa được khai thác hiệu quả. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư của Hà Nội.

Chia sẻ với Tạp chí Nhà đầu tư về giải pháp thu hút đầu tư cho địa phương, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho hay, lãnh đạo TP. Hà Nội xác định cộng đồng doanh nghiệp nói chung, cộng động doanh nghiệp FDI nói riêng là động lực quan trọng cho sự phát triển và hội nhập của Thủ đô.

Thành phố đặt mục tiêu thu hút 30-40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; vốn giải ngân đạt 20-30 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025, định hướng thu hút FDI theo chiều sâu gắn với mục tiêu phát triển bền vững, ưu tiên những dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao.

Thành phố sẽ hoàn thiện lại quy hoạch, trên cơ sở đó, lập các danh mục để thu hút đầu tư cho từng địa bàn, các lĩnh vực và cho các sản phẩm, để chọn lọc các dự án có sử dụng công nghệ cao, từ đó ban hành các kế hoạch, các chương trình, các cơ chế, chính sách để thu hút các dự án.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng khẳng định, TP. Hà Nội sẵn sàng đồng hành, sát cánh cùng nhà đầu tư; bảo đảm an ninh, an toàn, ổn định; đảm bảo cung ứng thiết yếu (điện, nước, logistics), đẩy mạnh phát triển hạ tầng và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục đổi mới trong công tác xúc tiến đầu tư, gắn kết với xúc tiến thương mại, du lịch cũng như gắn với hoạt động đối ngoại, văn hóa. Cùng với đó, đẩy mạnh vai trò của các cơ quan xúc tiến đầu tư đối với các tổ chức ngoại giao và khu vực kinh tế vốn đầu tư nước. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch và công bằng để các nhà đầu tư kinh doanh thành công và phát triển bền vững.

"Đặc biệt, Luật Thủ đô sửa đổi sẽ góp phần khơi thông các nguồn lực của Thủ đô, đặc biệt những vấn đề về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện môi trường… sẽ tiếp tục được cập nhật nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển", lãnh đạo TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, đặc biệt là sau khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Hà Nội đang tiếp tục được đánh giá là điểm đến an toàn, hấp dẫn và tiềm năng đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn quy hoạch phát triển Thủ đô tầm nhìn 2030 - 2034, Hà Nội xác định một số ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khai thác các lợi thế của Thủ đô.

Hà Nội cũng tập trung thu hút đầu tư nước ngoài theo chiều sâu gắn với phát triển bền vững; ưu tiên những dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao tập trung vào các lĩnh vực: phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố thông minh; công nghiệp hỗ trợ sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường…

Tiếp đến là các dự án lĩnh vực công nghệ thông tin; nghiên cứu phát triển; du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng; đào tạo nhân lực; nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm sạch an toàn…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ