Sửa Luật Thủ đô: Cần quy định mức trần ngân sách TP. Hà Nội được giữ lại

Nhàđầutư
Dự thảo Luật Thủ đô có quy định về chính quyền thành phố thuộc TP. Hà Nội. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố hiện chưa có thành phố trực thuộc nào được thành lập, cũng chưa có đề án cụ thể nên chưa có cơ sở thực tiễn để xem xét.
VŨ PHẠM
10, Tháng 11, 2023 | 18:14

Nhàđầutư
Dự thảo Luật Thủ đô có quy định về chính quyền thành phố thuộc TP. Hà Nội. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố hiện chưa có thành phố trực thuộc nào được thành lập, cũng chưa có đề án cụ thể nên chưa có cơ sở thực tiễn để xem xét.

Chiều 10/11, tiếp tục chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và nghe báo cáo thẩm tra dự án luật này. Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật (UBPL) của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, UBPL và các cơ quan tham gia thẩm tra đều tán thành với sự cần thiết ban hành, sửa đổi Luật Thủ đô. Song, cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, bổ sung một số nội dung lớn.

Cụ thể, về vùng Thủ đô (Điều 46), UBPL tán thành với sự cần thiết quy định trong dự thảo luật về liên kết vùng nhưng đề nghị cần có các giải pháp để xử lý những chồng chéo, vướng mắc trong việc quy hoạch, đề xuất chính sách phát triển cho vùng bảo đảm tính thiết thực và khả thi.

Hiện nay, các tỉnh, thành phố thuộc vùng Thủ đô như quy định trong dự thảo luật cũng là các địa phương thuộc cả vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du và miền núi Bắc bộ. Do đó, nếu xác định phạm vi vùng Thủ đô như dự thảo sẽ không tránh khỏi những chồng lấn trong công tác quy hoạch cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Chu-nhiem-Hoang-Thanh-Tung

Chủ nhiệm UBPL của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội.

Về số lượng đại biểu HĐND TP. Hà Nội (khoản 2 Điều 9), dự thảo luật quy định tăng số lượng đại biểu từ 95 lên 125 đại biểu; tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách lên ít nhất là 25%; tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND từ 2 lên 3 người. Tuy nhiên, với lập luận cho rằng việc tăng số lượng đại biểu HĐND nhằm bảo đảm tỷ lệ đại diện cho cử tri, phù hợp với tốc độ tăng dân số cơ học của TP. Hà Nội là chưa thật sự hợp lý. Nhiều ý kiến trong UBPL cho rằng, thay vì đề nghị tăng số lượng đại biểu HĐND thì cần phấn đấu tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách (có thể ít nhất là 30% tương ứng với số lượng nhiệm vụ, quyền hạn được tăng thêm của HĐND TP. Hà Nội hoặc 40% như đối với đại biểu Quốc hội).

Bên cạnh đó, về chính quyền thành phố thuộc TP. Hà Nội (Điều 13, 14), UBPL nhận thấy, hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội chưa có thành phố trực thuộc nào được thành lập, cũng chưa có đề án cụ thể về mô hình phát triển của các thành phố loại này, nên chưa có cơ sở thực tiễn để xem xét. Do đó, cần được đánh giá tác động và thuyết minh cụ thể hơn về định hướng thành lập, chức năng, nhiệm vụ của thành phố thuộc TP. Hà Nội. 

Có ý kiến cho rằng, chưa nên quy định mang tính đặc thù cho chính quyền thành phố thuộc thành phố, dù chỉ là trong lĩnh vực về tổ chức bộ máy ngay trong luật này. Đề nghị sau khi thành phố thuộc TP. Hà Nội được chính thức thành lập thì Chính phủ, HĐND, UBND TP. Hà Nội có thể xem xét, phân cấp tiếp cho thành phố thuộc thành phố một số thẩm quyền tùy theo năng lực bộ máy và yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Sau quá trình thực hiện ổn định, có hiệu quả mới xem xét, trình Quốc hội quy định cụ thể về các cơ chế đặc thù và việc phân quyền cho chính quyền thành phố thuộc thành phố trong luật.

Cần quy định mức trần ngân sách thành phố được giữ lại

Về việc vay nợ của TP. Hà Nội (khoản 4 Điều 35), theo Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng, dự thảo luật hiện đang quy định mức vay rộng hơn rất nhiều so với các địa phương đang được hưởng cơ chế đặc thù, vì vậy, đề nghị quy định trần mức vay là 120% số thu ngân sách TP. Hà Nội được hưởng theo phân cấp, tương tự như TP.HCM.

Bên cạnh đó, có ý kiến tán thành với quy định tại dự thảo luật, mặc dù dự thảo không quy định trần mức vay của Hà Nội, song vẫn kiểm soát được mức vay nợ vì đã có quy định "tổng mức vay và bội chi ngân sách TP. Hà Nội hằng năm do Quốc hội quyết định".

Liên quan đến quy định cho phép TP. Hà Nội được giữ tối đa các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, UBPL cho rằng, để phù hợp với yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết 18 về cơ chế điều tiết nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm minh bạch, thuận lợi trong triển khai, đề nghị bổ sung quy định mức trần ngân sách TP. Hà Nội được giữ lại.

Đối với phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) (Điều 39), UBPL đánh giá, việc phát triển TOD hiện nay mới được thí điểm ở phạm vi hẹp của một số khu vực tại TP.HCM, trong khi phạm vi tác động của chính sách này là rất lớn, do đó, để có đủ cơ sở quy định trong dự thảo luật thì nội dung này cần được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng hơn.

Cũng có ý kiến khác nhận định, dự thảo xác định TOD chỉ gắn với tuyến đường sắt đô thị và chỉ tập trung cho dân cư ở khu vực nội đô là chưa thể hiện được những đặc trưng cơ bản của TOD, chưa dự liệu đến những phương thức giao thông công cộng khác có thể sẽ phù hợp và chiếm ưu thế hơn trong tương lai.

Trong khi đó, về việc thực hiện hình thức hợp đồng theo phương thức xây dựng -chuyển giao (BT) (Điều 40), Chủ nhiệm đề nghị Chính phủ làm rõ giải pháp khắc phục các hạn chế, bất cập, đặc biệt là việc áp dụng phương thức thanh toán bằng tiền, tài sản công, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện, tránh phát sinh những vấn đề có thể gây thất thoát ngân sách Nhà nước; làm rõ chủ thể có thẩm quyền xác định việc thực hiện dự án theo hình thức BT thanh toán bằng vốn đầu tư công có hiệu quả hơn việc thực hiện dự án theo hình thức đầu tư công tại khoản 1, 2 Điều 40 (cụ thể là HĐND hay UBND).

Ngoài ra, có ý kiến khác đề nghị cân nhắc không quy định trong dự thảo luật nội dung này vì cho rằng, bản chất dự án BT là Nhà nước đặt hàng hoặc thuê một nhà đầu tư xây dựng công trình, sau đó bàn giao cho Nhà nước, đổi lại, Nhà nước sẽ thanh toán cho nhà đầu tư bằng tiền hoặc bằng tài sản công.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ