'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
Đề án sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức trình Chính phủ, hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ.
UBND TP.HCM vừa báo cáo Chính phủ đề án sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP.HCM.
Theo đó, TP.HCM mới rộng 6.772 km2, dân số hơn 13,7 triệu người, có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và đặc khu Côn Đảo. Dự kiến, chính quyền cấp xã mới tại TP.HCM chính thức hoạt động trước ngày 15/8, bộ máy hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập vận hành trước ngày 15/9.
Trước đó, sáng 18/4, tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sau sáp nhập, đơn vị hành chính mới mang tên TP.HCM, trở thành "siêu" đô thị của vùng Đông Nam Bộ. Trung tâm chính trị - hành chính của TP.HCM sau sáp nhập sẽ đặt tại TP.HCM. Bên cạnh đó, 2 trung tâm hành chính phụ sẽ được duy trì tại địa điểm hiện hữu của 2 tỉnh còn lại.
Savill Việt Nam đánh giá, việc sáp nhập sẽ tạo ra một trung tâm kinh tế - đô thị mới có sức cạnh tranh mạnh mẽ, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, địa lý và cơ sở hạ tầng của 3 địa phương.
Vị trí liền kề và hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa 3 địa phương giúp việc quy hoạch không gian kinh tế, đô thị thuận lợi và hiệu quả hơn. Quỹ đất mở rộng, tạo điều kiện cho các chiến lược giãn dân, phát triển đô thị vệ tinh và xây dựng các khu đô thị mới hiện đại. Đồng thời, hạ tầng giao thông dự kiến được đồng bộ hóa, đặc biệt là hệ thống đường bộ, đường thủy và cảng biển, sẽ tăng cường khả năng liên kết vùng và nâng cao năng lực logistics.
Bình luận về câu chuyện sáp nhập của các địa phương này, bà Giang Huỳnh, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Savills TP.HCM cho rằng, để quá trình sáp nhập hành chính đạt hiệu quả bền vững và tối ưu hóa việc sử dụng quỹ đất đô thị, cần đồng bộ giải quyết 4 yếu tố chính.
Thứ nhất, thủ tục hành chính và đất đai để rà soát và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến hành chính và đất đai. Thứ hai, quy hoạch tổng thể thông qua việc xây dựng quy hoạch thống nhất cho cả đất đai và cơ sở hạ tầng. Thứ ba, cơ chế tài chính đến từ việc thiết lập cơ chế giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả cho hạ tầng. Cuối cùng là có chiến lược phát triển chung rõ ràng.
"Việc quy hoạch trên một diện tích đất lớn hơn sau sáp nhập sẽ tạo dư địa để đưa ra các quyết định quy hoạch mới, định hình hạ tầng và các khu dân cư trong tương lai. Điều này giúp giải quyết bài toán giãn dân, khơi thông nguồn cung nhà ở mới. Tuy nhiên, các khu vực này cần đảm bảo khả năng tiếp cận tốt đến trung tâm thành phố để thu hút người dân có nhu cầu ở thực sự di dời. Đồng thời, cần có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng mới và thu hút nhà đầu tư vào các khu vực này", bà nói.
Kỳ vọng phát triển vùng kinh tế lớn mạnh
Đánh giá thế mạnh riêng của từng khu vực, bà Giang Huỳnh cho biết, TP.HCM hiện là trung tâm kinh tế tài chính, dịch vụ lưu trú và nhà ở với dân số lớn nhất. Nhưng, hạ tầng tại đây đang chịu áp lực rất lớn, tình trạng giao thông thường xuyên tắc nghẽn. Bình Dương thì được xem là thủ phủ công nghiệp và đang có tốc độ đô thị hoá cao. Trong khi đó, Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế về cả du lịch và công nghiệp.
"Việc sáp nhập 3 khu vực này sẽ tạo ra một vùng kinh tế lớn mạnh, đa dạng các lĩnh vực như công nghiệp, nhà ở, thương mại dịch vụ và du lịch. Để phát huy hết tiềm năng này, việc triển khai chiến lược quy hoạch đồng bộ và thủ tục hành chính hiệu quả là vô cùng quan trọng", bà cho hay.
Vị chuyên gia nhận định, hiện tại, kết nối hạ tầng giữa TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu còn nhiều hạn chế. Mặc dù có các tuyến quốc lộ chính và cao tốc TP.HCM - Long Thành (sắp tới là TP.HCM - Thủ Dầu Một; Biên Hoà - Vũng Tàu), nhưng tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra, đặc biệt tại các nút giao quan trọng như vòng xoay An Phú, và có nguy cơ lan rộng ra các khu vực lân cận như Long Thành.
"Việc hoàn thiện đúng tiến độ các tuyến hạ tầng trọng điểm như Vành đai 3, các tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một; Biên Hoà - Vũng Tàu là rất quan trọng để giảm tải hạ tầng hiện hữu và khai thông các khu vực vùng ven đang chờ đợi hạ tầng để bứt phá.
Ngoài ra, trong tương lai, cần có những quy hoạch hạ tầng mới, đặc biệt là các giải pháp kết nối hiệu quả hơn giữa TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng như các khu vực lân cận khác như Đồng Nai", bà nhấn mạnh.
- Cùng chuyên mục
Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán
Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng được thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai.
Đầu tư - 09/05/2025 10:32
Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng
UBND TP. Huế vừa có thông báo thu hồi đất Dự án Khu quần thể sân golf Huế của CTCP Thiên An, tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.
Đầu tư - 09/05/2025 08:54
Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Thời gian qua, Bình Định xuất hiện tình trạng thiếu cát xây dựng, vì vậy, địa phương đánh giá việc nghiên cứu vật liệu mới và vật liệu thay thế để san nền phục vụ thi công các công trình là rất cấp thiết.
Đầu tư - 09/05/2025 08:53
RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam
Theo chuyên gia tại Đại học RMIT Việt Nam, các mức thuế mới của Mỹ có thể trở thành cú hích giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ quốc gia của Việt Nam.
Đầu tư - 09/05/2025 07:56
Nhà ở xã hội tại Huế: Nhu cầu vượt khả năng cung ứng của thị trường
Nhu cầu NOXH hiện nay ở Huế đang rất cao, bởi những ưu đãi về giá, đáp ứng được cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp chưa có nhà ở.
Đầu tư - 09/05/2025 07:20
Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại
Tỉnh Quảng Nam muốn tiếp tục đưa Nhà máy bia Heineken Quảng Nam đi vào vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có.
Đầu tư - 09/05/2025 07:19
Sẽ có ưu đãi thuế cho Trung tâm Tài chính quốc tế, nhân lực phải đạt chuẩn quốc tế
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Trung tâm Tài chính quốc tế với ưu đãi thuế kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư toàn cầu. Đồng thời, nhân lực cũng phải đạt chuẩn quốc tế
Đầu tư - 09/05/2025 06:45
Vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng tại các dự án PPP
Bên cạnh các giải pháp đa dạng hoá nguồn huy động vốn trong các dự án PPP, vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại vẫn là kênh vốn quan trọng để triển khai khả thi các dự án.
Đầu tư - 08/05/2025 21:26
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Đầu tư - 08/05/2025 10:28
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.
Đầu tư - 08/05/2025 08:41
Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…
Đầu tư - 08/05/2025 06:10
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago