'Siết' nhập khẩu hàng qua thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài Chính phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 121 ngày 26/11 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch các Hiệp hội ngành hàng, các Tập đoàn; Tổng giám đốc Tổng công ty.
Theo công điện, từ nay đến cuối năm, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, căng thẳng chính trị, xung đột quân sự có nguy cơ leo thang và lan rộng, rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, giá dầu tiềm ẩn nguy cơ biến động mạnh, tổng cầu trong nước còn yếu, vướng mắc của một số dự án năng lượng, bất động sản… chưa được tháo gỡ triệt để, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước còn nhiều khó khăn, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp do ảnh hưởng của bão số 3.
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên phát triển thị trường trong nước; rà soát, ưu tiên triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công, các gói tín dụng cũng như các chính sách thu hút nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các chương trình, nhiệm vụ liên quan đến kích cầu tiêu dùng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường và các chính sách khuyến khích tiêu dùng để khơi thông thị trường trong nước, gắn kết giữa sản xuất với phân phối và tiêu dùng hàng hóa; rà soát, nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm trong nước và toàn cầu; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại; tích cực hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời, tích cực tổ chức các chương trình khuyến mại trên phạm vi vùng và toàn quốc, phối hợp với các địa phương tăng cường các hoạt động kết nối, phân phối các sản phẩm OCOP, đưa hàng hóa đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp để kích cầu tiêu dùng trong nước.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai các chương trình, sự kiện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong hoạt động mua bán, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước trên các nền tảng số hóa, thương mại điện tử; tổ chức các hoạt động thúc đẩy liên kết vùng trong thương mại điện tử, các hoạt động xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới với các nước trong khu vực, thị trường nhập khẩu lớn.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; tiếp tục cải cách, đơn giản hóa và đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hành chính; nâng cấp mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến (nếu có).
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại trong nước, triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Bộ trưởng Bộ Công thương cần tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp tổ chức thực hiện các Chương trình, Đề án về phát triển thị trường trong nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; triển khai các giải pháp, các hoạt động cụ thể, thiết thực về kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thương mại thị trường trong nước.
Mặt khác, nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử hiện đang tạo sức ép lớn lên hàng hóa sản xuất trong nước, ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nội địa.
Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp về giải ngân kinh phí đầu tư công để triển khai các nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thị trường trong nước.
Đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng yêu cầu điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp đồng bộ, hài hòa, linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Chỉ đạo đẩy nhanh thủ tục giải ngân kinh phí triển khai các Chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng của các bộ, ngành, địa phương nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.
Đặc biệt, phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Cùng với đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho lĩnh vực tiêu dùng, phục vụ đời sống.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy khuyến khích tiêu dùng các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Trước đó, tại Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11 Thủ tướng yêu cầu một số Bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát Luật thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để kịp thời đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về quản lý thương mại điện tử.
Chủ động xây dựng chính sách quản lý các giao dịch trong hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tăng cường công tác cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng qua thương mại điện tử; kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đủ tiêu chuẩn ra thế giới.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an thúc đẩy triển khai cung cấp dịch vụ xác thực điện tử cho các sàn thương mại điện tử, bảo đảm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi tham gia cung cấp, trao đổi hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử đều được xác thực danh tính, tránh thất thu thuế và các hành vi gian lận.
Tiếp tục tăng cường bảo đảm an ninh mạng trong hoạt động thương mại điện tử; triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
Với Bộ Tài chính, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn chứng từ. Trong đó, nghiên cứu đề xuất quy định người bán có thể ủy nhiệm cho sàn giao dịch thương mại điện tử lập hóa đơn điện tử giao cho người mua; quy định trách nhiệm các Bộ, cơ quan liên quan trong việc phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các giải pháp hóa đơn điện tử đối với hoạt động thương mại điện tử.
Đồng thời, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử nhằm quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử.
Yêu cầu Bộ TT&TT phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm tăng cường chế tài xử lý, đình chỉ, ngăn chặn, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan lĩnh vực thương mại điện tử.
Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất và triển khai các quy định của pháp luật về quản lý đăng ký kinh doanh đặc thù đối với hoạt động thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh trên nền tảng số.
Hoàn thiện số liệu thống kê thương mại điện tử để quy định cụ thể về ngành nghề, lĩnh vực thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh trên nền tảng số.
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận công nghệ với Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi Việt Nam và Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư dù bối cảnh thế giới có nhiều biến động.
Sự kiện - 27/11/2024 15:06
Đại biểu Hà Nội nêu hàng loạt bất cập trong thi cử
Nói về bất cấp trong vấn đề thi cử, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, việc thi cử ở các lớp dưới hiện nay rất khó nhưng càng lên cao thì lại càng dễ.
Sự kiện - 27/11/2024 14:25
Công nhận mộ và khu lưu niệm Lê Hữu Trác là di tích quốc gia đặc biệt
Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Lê Hữu Trác vừa được Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký quyết định cộng nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Sự kiện - 27/11/2024 13:38
Hà Nội và Tân Cương hợp tác về du lịch là điểm khởi đầu
Ông Nguyễn Văn Phong cho rằng hợp tác về du lịch là điểm khởi đầu phù hợp cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa Thủ đô Hà Nội và Khu tự trị Tân Cương.
Sự kiện - 27/11/2024 10:49
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nguồn lực đầu tư văn hóa có trọng tâm sẽ tránh lãng phí'
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 phạm vi rộng, kinh phí lớn nên cần tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả, tránh lãng phí.
Sự kiện - 27/11/2024 08:00
'Nhiều tài sản tham nhũng thất thoát nghiêm trọng, khó thu hồi'
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, tài sản tham nhũng được thu hồi có tiến bộ nhưng chưa đạt mong muốn, nhiều tài sản thất thoát rất nghiêm trọng, khả năng thu hồi khó khăn.
Sự kiện - 27/11/2024 06:00
Tết Nguyên đán 2025 được nghỉ 9 ngày liên tục
Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 25/1-2/2/2025 (tức 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).
Sự kiện - 27/11/2024 05:54
Mức doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới chịu thuế VAT
Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định, từ 1/1/2026, cá nhân, hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế VAT, tăng 100 triệu đồng so với hiện hành.
Sự kiện - 26/11/2024 18:40
Chính thức đánh thuế 5% đối với phân bón
Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi (VAT) sẽ áp thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón, thay vì miễn thuế như quy định hiện hành.
Sự kiện - 26/11/2024 18:19
Ông Đoàn Quốc Huy làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc BIM Group
Ông Đoàn Quốc Huy chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn BIM từ ngày 25/11/2024.
Sự kiện - 26/11/2024 17:19
Nhiều trường hợp sau khám xét mới phát hiện khối tài sản không rõ nguồn gốc
Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế; còn nhiều trường hợp sau khi cơ quan điều tra khám xét thì mới phát hiện khối tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc.
Sự kiện - 26/11/2024 10:58
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
Về một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng...
Sự kiện - 26/11/2024 08:17
Hà Nội tạo điều kiện để doanh nghiệp Quảng Đông đến đầu tư, kinh doanh
Theo Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP. Hà Nội Duy Hoàng Dương, Hà Nội hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tập đoàn của tỉnh Quảng Đông sang Hà Nội đầu tư mới, mở rộng kinh doanh.
Sự kiện - 26/11/2024 06:30
Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ quan báo chí được tự chủ diện tích quảng cáo
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay thị phần quảng cáo trên báo in giảm mạnh, việc điều chỉnh diện tích quảng cáo trên báo in sẽ giải quyết căn bản khó khăn cho các cơ quan báo chí trong việc thực hành tự chủ tài chính.
Sự kiện - 26/11/2024 06:00
Trung ương cho ý kiến nhân sự Bộ trưởng Tài chính, Giao thông vận tải
Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến về nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội phê chuẩn Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Giao thông vận tải.
Sự kiện - 25/11/2024 15:14
Đề nghị giữ nguyên án tử với bà Trương Mỹ Lan vì chưa biết khi nào khắc phục xong hậu quả
Viện KSND cấp cao tại TP.HCM nhận định, hậu quả của vụ án trong lịch sử tố tụng chưa từng có, số tiền tham ô lớn chưa từng có và không biết khi nào mới khắc phục được. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên mức án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan.
Sự kiện - 25/11/2024 14:51
- Đọc nhiều
-
1
Trung ương cho ý kiến nhân sự Bộ trưởng Tài chính, Giao thông vận tải
-
2
Lệch pha cung cầu - 'căn bệnh' trầm kha của thị trường bất động sản
-
3
Tăng trưởng tín dụng gần gấp đôi huy động, lãi suất rục rịch đi lên
-
4
Đề nghị giữ nguyên án tử với bà Trương Mỹ Lan vì chưa biết khi nào khắc phục xong hậu quả
-
5
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị xử phạt gần 1,4 tỷ đồng?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 week ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 week ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 3 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 3 week ago