Temu và kẽ hở kinh doanh thương mại điện tử
Temu, nền tảng thương mại điện tử giá rẻ của Trung Quốc đang "oanh tạc" khắp các mạng xã hội Việt Nam làm dấy lên những lo ngại về cuộc cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử. Xa hơn, là cuộc cạnh tranh từ các nhà sản xuất của Việt Nam với thương hiệu nước ngoài.

Giải mã cơn sốt Temu
Từ đầu tháng 10, mạng xã hội và người tiêu dùng Việt Nam xôn xao về Temu, một nền tảng thương mại điện tử giá rẻ đến từ Trung Quốc.
Xôn xao là bởi, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một sàn thương mại điện tử giảm giá "kịch trần" như vậy. Đặc biệt, giá cả hàng hoá có thể giảm đến 90% và miễn phí ship.
Temu đã triển khai hàng loạt chiến dịch khuyến mãi, kết hợp với chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) để mở rộng mạng lưới người dùng. Việc giới thiệu bạn bè và nhận hoa hồng từ 10 - 30% giá trị đơn hàng, cùng nhiều phần thưởng tiền mặt, đã giúp Temu thu hút hàng chục ngàn người dùng chỉ trong vài ngày.
Theo ghi nhận, Temu cung cấp danh mục sản phẩm đa dạng từ đồ điện tử, quần áo đến đồ gia dụng với giá rẻ đến khó tin với mức giá chỉ vài chục ngàn cho một chiếc đèn nhấp nhát, một ốp lưng điện thoại chống sốc và không tốn thêm tiền ship.
Phân tích với Nhadautu.vn, một chuyên gia marketing (xin không nêu tên) cho biết, sự đổ bộ của Temu trước mắt sẽ giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận được nguồn hàng giá rẻ. Tuy nhiên, về lâu dài, có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ cho hàng hoá Việt Nam.
"Tôi cũng là khách hàng của Temu, phải dùng mới biết thực tế như thế nào. Họ có quá nhiều lợi thế để phát triển. Thứ nhất, họ làm việc trực tiếp với nhà cung cấp để có giá cả rẻ nhất. Họ sẵn sàng mua lượng lớn hàng hoá và luôn chọn nhà cung cấp rẻ hơn. Đây là điều bình thường ở một quốc gia được xem là thủ phủ của hàng hoá giá rẻ. Temu tận dụng được điều này. Hơn nữa, họ lại có sự liên kết với các công ty giao nhận, logistics như BEST Express, Ninja Van... để giúp tốc độ giao hàng nhanh nhất cộng với giá cả giao hàng rẻ nhất. Nên biết, hệ thống logistics của Trung Quốc lớn mạnh, nhờ sự hậu thuẫn từ chính phủ.
Nói một cách đơn giản thì đang dùng số lượng để bù chất lượng, dù rằng phương thức này có một số thách thức. Nhưng với lượng người dùng khổng lồ và lượng đơn hàng khủng, hiện tại, họ đang cho thấy sự thành công", vị chuyên gia nhận định.
Theo vị này, hiện tại, Temu chỉ cho phép khách hàng thanh toán online, trực tiếp bằng thẻ với các ứng dụng liên kết chứ không có hình thức thanh toán sau khi nhận hàng (ship COD). Điều này phù hợp với quốc gia hạn chế tiền mặt như Trung Quốc. Nhưng tại Việt Nam, nó có thể gây nhiều bất lợi như mất mát hàng hoá hay không kiểm chứng được sản phẩm.
"Tuy nhiên, với giá thành như vậy thì chất lượng sản phẩm cũng khó mà đòi hỏi hơn. Nếu có mất mát thì số tiền cũng nhỏ, không đáng kể", vị này đúc kết.
Đánh giá chiến lược tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) của Temu là một bước đi cũ, nhưng khá thông minh, vị này cho rằng, đây là một cách "lách luật" cho thấy chiến lược tiếp cận thị trường và mở rộng tệp khách hàng khá hiệu quả ở thời điểm hiện tại.
"Trên thực tế hình thức này không mới khi Shopee áp dụng thường xuyên trên mạng xã hội. Nhưng với một thương hiệu chưa từng xuất hiện tại Việt Nam, đây là một cách làm với đích đầu tiên và tăng nhận diện, mở rộng tệp khách hàng tại thị trường Việt Nam. Sau khi khách hàng nhận diện được kha khá thông qua việc tải ứng dụng, thương hiệu này mới đăng ký hoạt động tại Việt Nam, nghĩa là về cơ bản, họ đang lách. Cũng chứng tỏ họ đã nghiên cứu kỹ", vị này nhận định và nói thêm, về lâu dài, có thể gây ảnh hưởng đến hàng hoá sản xuất tại Việt Nam do không thể cạnh tranh về giá cả và độ phủ sóng thị trường.
Đáng chú ý, Temu không phải là sàn thương mại điện tử duy nhất của Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam. Trước đó, Taobao, 1688, Shein… đã đổ bộ vào Việt Nam mang đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thương mại điện tử.
Lách luật?
Hôm 24/10, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công Thương mới xác nhận nhận được đơn ký hoạt động của Temu. Đồng nghĩa, khoảng thời gian trước đó (từ đầu tháng 10), sàn thương mại điện tử này hoạt động "chui" tại Việt Nam.
Theo đại diện Cục kinh tế số, Nghị định 52/2013/ND-CP và 85/2021/ND-CP (cập nhật Nghị định 52) quy định các nền tảng mua sắm trực tuyến xuyên biên giới có tên miền tiếng Việt, sử dụng tiếng Việt trong giao diện hoặc có hơn 100.000 giao dịch từ Việt Nam phải đăng ký với chính quyền địa phương.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo của Bộ hôm 23/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết ông rất ngạc nhiên trước mức giá rẻ như bèo của sản phẩm trên Temu.
Ông Tân cho biết Bộ sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này để có hành động thích hợp, kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái.
"Trường hợp là hàng giả, hàng nhái cần phải ngăn chặn không cho lưu thông; nếu là hàng phá giá, phải xử lý theo quy định phá giá thị trường. Còn nếu doanh nghiệp làm thật, tạo ra sản phẩm có giá cạnh tranh thì phải tuân thủ theo nguyên tắc thị trường", ông Tân cho biết.
Đồng thời, Bộ Công Thương đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý. Đó là trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo công điện về tăng cường quản lý thương mại điện tử, trong đó đề xuất xây dựng luật chuyên ngành và sửa đổi quyết định 78 về mức miễn thuế hàng hóa nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
Mục tiêu nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại xuyên biên giới và sửa đổi quyết định số 78 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.
Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng như Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát các hàng hoá, sản phẩm từ các nền tảng xuyên biên giới.
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng. Có những biện pháp tuyên truyền kịp thời đến người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trong trường hợp phát sinh những vi phạm, bộ sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để có biện pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp.
Ngoài ra, Bộ Công Thương đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
Temu, phiên bản quốc tế của Pinduoduo của Trung Quốc, cho phép người dùng kết nối trực tiếp với các nhà sản xuất tại Trung Quốc và cung cấp phí giao hàng miễn phí, từ đó cho phép khách hàng quốc tế mua sản phẩm với giá rẻ.
Nền tảng Trung Quốc ra mắt tại Hoa Kỳ vào tháng 9 /2022 và đã nhanh chóng mở rộng sang Canada, Úc, New Zealand, Châu Âu và các nước Đông Nam Á.
Với chiến lược mở rộng của mình, Temu đã trở thành nền tảng thương mại điện tử phổ biến thứ hai trên toàn thế giới, với 663 triệu lượt truy cập hàng tháng trong quý III/2024, chỉ sau Amazon.
Lo ngại sự bành trướng của Temu, Indonesia đã cấm Temu. Và một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan yêu cầu các công ty thương mại điện tử nước ngoài phải thành lập văn phòng tại nước này. Động thái này nhằm đảm bảo các doanh nghiệp nước ngoài cũng phải tuân thủ quy định về thuế và pháp lý như doanh nghiệp trong nước.
- Cùng chuyên mục
Mỹ-Anh 'chốt deal', giá dầu, chứng khoán cùng Bitcoin bay cao
Việc công bố thỏa thuận thương mại đầu tiên giữa Mỹ và Anh kể từ khi chính quyền Trump tuyên bố áp thuế quan cao đã giúp chứng khoán Mỹ, giá dầu cùng Bitcoin thăng hoa.
Thị trường - 09/05/2025 11:53
Cuộc thi 'Lướt sóng Phái sinh' của DNSE thu hút hơn 16.000 nhà đầu tư sau một tháng khởi tranh
Sau một tháng tranh tài, cuộc thi "Lướt sóng Phái sinh 2025" của Chứng khoán DNSE đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với sự tham gia của hàng chục nghìn nhà đầu tư, tạo nên một sân chơi đầy kịch tính và hấp dẫn.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 11:46
35.000 tỷ đồng vốn ưu đãi từ HDBank - Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số
Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số – hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025–2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 11:45
Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 đón dòng dầu thương mại đầu tiên: Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam
Dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày, về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh.
Doanh nghiệp - 09/05/2025 11:44
Đại diện Thương mại Mỹ: Đàm phán thương mại với Việt Nam 'hiệu quả'
Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ cũng để ngỏ khả năng không đạt được một thỏa thuận với Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia châu Á nào khác.
Thị trường - 09/05/2025 09:01
Có gì bên trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh mà ông Trump ca ngợi?
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco cho rằng thỏa thuận này không chỉ mang tính biểu tượng trong quan hệ đồng minh Mỹ - Anh, mà còn đặt nền móng cho các cuộc đàm phán kế tiếp với các quốc gia khác.
Thị trường - 09/05/2025 06:55
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ
Ngày 6/5/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17
MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium
Thuộc bộ sưu tập Landmark đỉnh cao của MIK Group, The Matrix One Premium được "may đo" tinh tế cho giới tinh hoa, tái thiết lập những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:17
Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo trực tuyến "Chìa khóa mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu", thu hút đông đảo khách hàng doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế, thương mại quốc tế tham gia.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 12:16
Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước đứng ở mức cao
Giá vàng thế giới đã giảm 30 USD/ounce sau khi lập định 3.400 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng tiếp tục trụ ở mức cao 120,2 - 122,2 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Thị trường - 08/05/2025 09:31
Tập đoàn Đạt Phương đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho năm 2025
Năm 2025, Tập đoàn Đạt Phương đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 4.755,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 416,9 tỷ đồng, tăng lần lượt 32,9% và 21,5% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:22
Phú Mỹ - Đơn vị đồng hành cùng Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam
Mới đây, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết và công bố đơn vị đồng hành chính với Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) và ra mắt trang phục thi đấu mới của Đội tuyển.
Doanh nghiệp - 08/05/2025 08:04
Ông Trump từ chối nới lỏng thuế quan trước đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Tổng thống Trump cho biết không dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, phản bác lại suy đoán rằng ông có thể hạ mức thuế quan 145% để phá vỡ thế bế tắc.
Thị trường - 08/05/2025 06:30
Nhiều không gian, dư địa phát triển cho Lâm Đồng sau hợp nhất
Sau hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng sẽ là địa phương có rừng, có biển, có cửa khẩu, cảng hàng không, với diện tích lớn nhất nước. Không gian, dư địa cho phát triển cho địa phương này là rất lớn.
Thị trường - 07/05/2025 15:52
Hoa Kỳ, Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán phá băng thương mại vào thứ Bảy tới tại Geneva
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent và nhà đàm phán thương mại chính Jamieson Greer sẽ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong tại Thụy Sĩ vào cuối tuần này để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại.
Thị trường - 07/05/2025 14:55
Thương vụ M&A ở mức thấp nhất trong 20 năm sau 'Ngày giải phóng' của ông Trump
Các chủ ngân hàng và giám đốc điều hành đã dừng các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát động một cuộc chiến thương mại toàn cầu vào ngày 2 tháng 4.
Thị trường - 07/05/2025 06:58
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
5
Xem xét trách nhiệm người 'biến' 4,56 ha đất biệt thự nghỉ dưỡng thành đất ở biệt thự tại Cồn Ấu - Cần Thơ
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago