Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Thách thức lớn của doanh nghiệp Việt Nam

Nhàđầutư
Một trong những yếu tố liên quan đến cam kết bền vững hàng đầu ảnh hưởng quyết định mua hàng của 77% người tiêu dùng ở Việt Nam là sức khỏe. Bên cạnh đó, các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tươi sống hoặc các thành phần hữu cơ sẽ cũng thu hút đến 77% người tiêu dùng Việt Nam.
NGUYỄN TRANG
17, Tháng 09, 2017 | 08:35

Nhàđầutư
Một trong những yếu tố liên quan đến cam kết bền vững hàng đầu ảnh hưởng quyết định mua hàng của 77% người tiêu dùng ở Việt Nam là sức khỏe. Bên cạnh đó, các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tươi sống hoặc các thành phần hữu cơ sẽ cũng thu hút đến 77% người tiêu dùng Việt Nam.

nong_nghiep_hu_co_viet_na

Mô hình sản xuất rau hữu cơ tại Đà Lạt 

Xu hướng ăn uống mới của người Việt

Một khảo sát mới đây của AC Nielsen - công ty toàn cầu về thông tin và đo lường, giúp các công ty hiểu khách hàng và các hành vi của người tiêu dùng - cho thấy một xu thế ăn uống mới đã hình thành ở người tiêu dùng Việt Nam. Với quan điểm ưu tiên chọn thực phẩm là đặc sản địa phương, sản phẩm tự nhiên và hữu cơ, 83% số người tiêu dùng được phỏng vấn cho biết họ thường mua ở các cửa hàng chuyên về thực phẩm lành mạnh, 89% khẳng định là sẵn sàng trả tiền nhiều hơn để mua thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Ông Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết: “Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, tiêu chuẩn organic (hữu cơ) được xem là tiêu chuẩn chất lượng cao cấp nhất hiện nay đối với thực phẩm. Thực phẩm organic có thể đáp ứng đồng thời các tiêu chí như tự nhiên, không chứa thành phần gây hại nên tốt cho sức khỏe. Lựa chọn thực phẩm organic trở thành xu hướng tiêu dùng mới của thế giới nói chung và người Việt Nam nói riêng. Do đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia và mở rộng thị phần nông nghiệp hữu cơ. Họ tập trung nghiên cứu để đưa ra thị trường nhiều chủng loại sản phẩm hữu cơ và đầu tư phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ chuyên doanh”.

Một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này là tập đoàn TH True Milk. Từ năm 2013-2014, tập đoàn này đã tổ chức sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ tiêu chuẩn USDA-NOP (Mỹ) và EC 834/2007, EC 889/2008 (châu Âu) theo chuỗi từ trang trại tới sơ chế và phân phối cho sản phẩm rau và dược liệu. Ngay sau đó là tới sản phẩm sữa hữu cơ - một sản phẩm hết sức mới mẻ với thị trường Việt Nam (trước đó 100% sữa hữu cơ tại Việt Nam là nhập khẩu). "Tập đoàn đã ký kết với đại diện của Control Union thực hiện quy trình sản xuất sữa tươi TH true MILK organic theo tiêu chuẩn EC 834/2007; EC 889/2008 (châu Âu) và USDA-NOP (Mỹ) từ tháng 12/2015", bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH cho biết.

Sau lễ ký kết, TH thực hiện chuyển đổi bài bản và có lộ trình cho trang trại, nhà máy… theo chuẩn organic của châu Âu và Hoa Kỳ. Trong thời gian này, những cánh đồng trồng cây thức ăn và chăn thả của trang trại TH tại Nghĩa Đàn (Nghệ An) được chuyển một phần sang trồng trọt organic không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hoá học… Đến tháng 4/2017, TH đạt chứng nhận hữu cơ châu Âu cho trang trại, nhà máy và tiếp tục tiến trình lấy chứng nhận hữu cơ của Mỹ. Sản phẩm TH True Milk “made in Vietnam” chính thức được ra mắt thị trường vào ngày 17/8 vừa qua.

Thách thức lớn của doanh nghiệp Việt Nam

Do nhu cầu về chất lượng thực phẩm của người dân ngày càng cao, đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí của hàng hóa xuất khẩu, cộng với sự quan tâm của cộng đồng đối với việc bảo vệ hệ sinh thái ngày càng lớn nên diện tích canh tác hữu cơ cũng có xu hướng gia tăng. Năm 2007, cả nước chỉ có hơn 12.120ha đất canh tác hữu cơ nhưng đến năm 2014, con số này đã là hơn 43.010ha.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, đất chật người đông, diện tích đất nông nghiệp trên đầu người chỉ bằng 8,7% trung bình của thế giới. Để đảm bảo an ninh lương thực, Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là tăng năng suất, mà muốn tăng năng suất thì chỉ có con đường hóa học hóa. Đây là một thách thức trong phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) không chỉ đối với Việt Nam mà với cả các nước đang phát triển trên thế giới.

Hiện tại, đa số nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất NNHC do sức hấp dẫn về thu nhập chưa được chứng minh, thị trường không được cam kết. Thêm vào đó, quy trình sản xuất khắt khe, cần thời gian khá dài để cải tạo đất, tạo nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu về chất lượng nên chi phí sản xuất cao. Giá thành sản phẩm cao trong khi không có khả năng phân biệt thực phẩm hữu cơ một cách chắc chắn là nguyên nhân khiến nhiều người tiêu dùng không muốn chi tiền cho loại sản phẩm này.

Cùng với đó là việc thẩm định, chứng nhận hữu cơ. Hiện, ở Việt Nam chưa có chứng nhận hữu cơ theo chuỗi sản xuất, chưa có chứng nhận chăn nuôi hữu cơ. toàn bộ khâu chứng nhận phải thuê nước ngoài, rất tốn kém với quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ của chúng ta. Thêm nữa, sự quan tâm của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng còn thấp.

Do vậy, sự quan tâm của Chính phủ cần thể chế hóa bằng các chính sách, cơ chế phù hợp cho sản xuất NNHC, như ổn định về giao đất, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá thị trường, bảo hiểm rủi ro trong một thời gian nhất định. Cần sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thanh tra, giám sát liên quan đến NNHC.

Bên cạnh đó, cần sớm ban hành có các văn bản pháp quy như đã từng thực hiện với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt quan tâm đến chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm hữu cơ, sản xuất phân bón hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thương mại về NNHC, trong đó có việc nâng cao vai trò của Hiệp hội NNHC Việt Nam trong liên kết doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ