Sàn giao dịch hàng hóa: Kênh bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp

Nhàđầutư
Theo phân tích từ các chuyên gia, việc mua bán hàng hóa nhất là nông sản của doanh nghiệp Việt Nam thông qua sàn giao dịch hàng hóa (SGDHH) sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho cả người bán lẫn người mua. Đồng thời thông qua các SGDHH doanh nghiệp có thể tham gia kinh doanh, đầu tư hàng hóa phái sinh.
THIÊN KỲ
13, Tháng 01, 2024 | 08:19

Nhàđầutư
Theo phân tích từ các chuyên gia, việc mua bán hàng hóa nhất là nông sản của doanh nghiệp Việt Nam thông qua sàn giao dịch hàng hóa (SGDHH) sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho cả người bán lẫn người mua. Đồng thời thông qua các SGDHH doanh nghiệp có thể tham gia kinh doanh, đầu tư hàng hóa phái sinh.

a-220231201095659

Giao dịch hàng hóa qua sàn giao dịch dự báo là kênh đầu tư hút dòng tiền trong thời gian tới. Ảnh minh họa MVX

Bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp

Tại Hội thảo "Mua bán qua sở giao dịch hàng hóa - Giải pháp kinh doanh bền vững, nhân bội lợi nhuận" ngày 12/1 do Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập tổ chức, TS Đinh Thế Hiển chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng cho biết vai trò của SGDHH là đảm bảo an toàn, thanh khoản trong mua bán khối lượng lớn hàng hóa, an toàn về giá cả, chuẩn về chất lượng. Là một quốc gia có lợi thế mạnh về nông nghiệp ông Hiển dự báo thời gian tới đầu tư hàng hóa nhất là lĩnh vực nông nghiệp sẽ còn mạnh hơn cả đầu tư chứng khoán và là một trong những kênh hút dòng tiền.

Vị chuyên gia này cho biết hình thức SGDHH đã có mặt trên thế giới từ rất lâu và phát triển mạnh mẽ tại các nước châu Âu, Mỹ tuy nhiên ở Việt Nam hình thức này vẫn còn chưa được định hình rõ. Hiện thế giới có hơn 100 SGDHH với các đơn vị lớn như ICE, LIFE, Chicago...Riêng khu vực châu Á các SGDHH chỉ mới nổi lên từ sau năm 1990 và đến nay cũng đã có 46 sàn giao dịch với các dòng sản phẩm chủ yếu như nông sản, năng lượng, kim loại...

"Thời gian gần đây nhu cầu thanh khoản ngắn hạn tiếp tục tăng cao đã thúc đẩy gia tăng giao dịch hàng hóa. Thay vì giữ cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thì mình sẽ giữ được 5 tấn dầu, 10 tấn gạo trên SGDHH", ông Hiển nêu ví dụ.

Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn, ông Gia Cát Đoàn Chủ tịch Công Ty Cổ Phần Gia Cát Consumer nhận thấy việc người nông dân, doanh nghiệp mua bán thông qua hình thức thương mại điện tử với các SGDHH sẽ có nhiều thuận lợi, nâng cao tính minh bạch nhằm bắt kịp xu hướng toàn cầu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với thị trường thế giới cũng như tiếp cận cơ hội đầu tư kinh doanh để phát triển hơn.

"Khi gia nhập vào SGDHH sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn về câu chuyện đầu ra cũng như một số giải pháp thiếu hụt về nguyên liệu khi có đa dạng người mua, bán nắm được thông tin cụ thể của nhau trên sàn. Qua đó sẽ có nhiều lựa chọn cho người mua và sự chuẩn bị từ người bán", ông Đoàn phân tích. 

IMGL4262

Các diễn giả trao đổi, thảo luận về những lợi ích của SGDHH tại hội thảo ngày 12/1. Ảnh: DNHN

Hơn nữa, thông qua SGDHH các doanh nghiệp có thể đảm bảo giá đầu vào trong tương lai, tiết kiệm phí lưu trữ hàng hóa. Các loại nông sản quy mô lớn của nước ta như gạo, tiêu, cà phê...cần có các trung gian là SGDHH để giao ngay, giao sau hạn chế tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" kéo dài trong thời gian qua. Đồng thời khi có trung gian là các SGDHH thì chất lượng các sản phẩm sẽ được thống nhất theo một chuẩn, đây cũng là điều kiện giúp mang lại lợi nhuận đồng đều và lớn hơn cho doanh nghiệp làm kiểu manh mún, mùa vụ như trước nay. 

Tại Việt Nam, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) được Bộ Công thương thành lập 2010. Với Nghị định số 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28-12-2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sàn giao dịch hàng hóa của Thủ tướng Chính phủ, hàng lang pháp lý cho các hoạt động mua bán theo hình thức này đã thực sự thông thoáng như các sàn giao dịch quốc tế. Do vậy, hoạt động giao dịch thông qua Sở giao dịch hàng hóa trong những năm gần đây đã có nhiều biến chuyển.

Hiện nay, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam đã có 26 mặt hàng thuộc năm nhóm hàng hóa được giao dịch và kết nối 8 Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới. Tính đến hết tháng 8/2023 đã có hơn 30 ngàn tài khoản đăng ký và thực hiện giao dịch. Thống kê của 8 tháng đầu năm 2023, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 4.000 tỷ đồng, phiên cao điểm đạt 9.500 tỷ đồng.  

Năm 2023, giá trị giao dịch trung bình tại MXV đạt trên 4.000 tỷ đồng mỗi ngày. Đặc biệt, có những ngày giao dịch ghi nhận giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng. Đây là kết quả tương đương năm 2022 và thị trường đã lấy lại đà tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc MXV thông tin, hiện nay toàn thị trường đang có hơn 30.000 tài khoản active, tăng 20% so với năm ngoái. 45 sản phẩm liên thông với hầu hết các Sở Giao dịch lớn nhất trên thế giới, giao dịch 24 giờ mỗi ngày từ sáng thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư linh hoạt trong việc chọn sản phẩm và các khung thời gian giao dịch phù hợp.

Từ tháng 6/2023, MXV cũng đã niêm yết giao dịch các hợp đồng quyền chọn, mang đến công cụ bảo hiểm giá rất hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Sau 6 tháng triển khai, hợp đồng quyền chọn đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của thị trường, thể hiện qua khối lượng giao dịch tăng đều từng tháng.

Vẫn còn nhiều lo ngại

Là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản đi các thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU ông Gia Cát Đoàn cho biết vẫn đang trong quá trình tìm hiểu kỹ càng những được mất mà SGDHH đem lại cho doanh nghiệp trước khi quyết định tham gia.

"Các sàn giao dịch hiện nay ví dụ như sàn chứng khoán phải có các đơn vị chức năng quản lý. Tránh câu chuyện doanh nghiệp tham gia đưa tiền vào và trở thành đòn bẫy thu hút tiền vào những việc khác. Và nếu có vấn đề gì thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho số tiền sự an toàn cho doanh nghiệp, người nông dân bỏ ra. Câu chuyện trách nhiệm của đơn vị đứng sau là cái mà doanh nghiệp quan tâm nhất", ông Đoàn lý giải.

Vì thế, ông Đoàn kiến nghị cần xem xét lại việc đảm bảo tính an toàn trong hoạt động này đồng thời doanh nghiệp cũng cần có sự nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng trước khi tham gia đầu tư. 

Ông Lương Tuấn Vũ - CEO Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi, thành viên của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết trong Sở GDHH sẽ có các thành viên kinh doanh, khi nhà đầu tư tham gia sẽ được mở tài khoản và sau khi ký hợp đồng sẽ được mở tài khoản để được giao dịch trực tiếp với các SGDHH trên thế giới. Điều kiện chỉ cần là doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh thì khi tham gia sẽ được mở tài khoản tương tự tài khoản ngân hàng. 

"Khi tham gia vào sàn giao dịch nào doanh nghiệp nên nghiên cứu nhằm trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm trên thị trường bằng số vốn nhỏ sau đó mới tham gia quản lý. Tất nhiên khi tham gia sẽ có những môi giới hướng dẫn hỗ trợ cách vận hành, quản trị hiệu quả", ông Vũ nói.

Các chuyên gia đầu ngành cũng chỉ ra rằng việc phát triển SGDHH nói chung, sàn giao dịch nông sản nói riêng cần chuẩn hóa sản xuất nông sản, hệ thống tổng kho – giao nhận logistics để hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản. Đặc biệt, sàn giao dịch nông sản phải đặt tại cácTrung tâm tài chính quốc gia như Hà Nội hay TP.HCM mới thu hút lực lượng đầu tư tài chính trong nước và quốc tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ