Sâm Ngọc Linh ‘kêu cứu’

Nhàđầutư
Nguồn gen cây sâm quý núi Ngọc Linh có nguy cơ cạn kiệt do tình trạng khai thác tận diệt trong khi nguồn lực đầu tư cho việc nhân giống, nuôi trồng còn quá hạn chế, mặc dù 1 ha sâm Ngọc Linh sau 5 năm sẽ thu lời khoảng 30 tỷ đồng.
TRƯƠNG TAM
13, Tháng 06, 2017 | 07:22

Nhàđầutư
Nguồn gen cây sâm quý núi Ngọc Linh có nguy cơ cạn kiệt do tình trạng khai thác tận diệt trong khi nguồn lực đầu tư cho việc nhân giống, nuôi trồng còn quá hạn chế, mặc dù 1 ha sâm Ngọc Linh sau 5 năm sẽ thu lời khoảng 30 tỷ đồng.

nl

 1 kg sâm tươi Ngọc Linh hiện có giá từ 30-40 triệu đồng 

"UBND tỉnh Quảng Nam đang hết sức lo lắng cho cây sâm núi Ngọc Linh, loại dược liệu quý hiếm của địa phương" - ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói tại Hội thảo giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh được tổ chức tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam hôm 12/6.

Ông Thanh khẳng định cây sâm núi Ngọc Linh, còn được gọi là sâm K5, chỉ phân bố tại vùng núi Ngọc Linh của huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và hai huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông của Kon Tum, ở độ cao từ 1.500 - 2.500 m và có giá trị kinh tế rất cao, nhờ đó giúp thoát nghèo bền vững cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

Tuy nhiên hiện nay cây sâm núi Ngọc Linh đang bị khai thác, mua bán, sử dụng tràn lan, có nguy cơ ngày càng cạn kiệt nguồn gen nên việc bảo tồn và phát triển cây sâm núi Ngọc Linh trở nên vô cùng cấp bách.

nl4

 Sâm Ngọc Linh là 1 trong 4 loại sâm tốt nhất thế giới

Địa phương đã ban hành cơ chế khuyến khích, bảo tồn và phát triển loại dược liệu quý hiếm này giai đoạn 2014 – 2020 và tổ chức quy hoạch diện tích trồng sâm dưới tán rừng trên địa bàn huyện Nam Trà My đến năm 2030, với tổng diện tích trên 15.000 ha. Trong đó, chú trọng đến phát triển nhân giống và trồng thương phẩm của doanh nghiệp và nhân dân trên 50 ha, với số lượng hơn 400.000 cây sâm ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Tuy nhiên, ông Lê Trí Thanh thừa nhận, hiện nay công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức; sâm núi Ngọc Linh là một loại dược liệu quý hiếm nhưng guồn giống chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ cây giống đạt tiêu chuẩn còn rất thấp, do vậy rất khó khăn trong việc hình thành các vùng sản xuất có quy mô lớn. Mặc dù đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý nhưng nhãn hiệu tập thể “Sâm Ngọc Linh” chưa được hình thành nên có nguy cơ tiềm ẩn các loại sâm khác xâm nhập và hiện nay sâm giả, sâm kém chất lượng bày bán tràn lan trên thị trường chưa được kiểm soát.

1ha thu lãi 30 tỷ, sao doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà?

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ NN-PTNT cho rằng để phát triển và bảo tồn cây sâm núi Ngọc Linh thì chúng ta phải có chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ nuôi trồng.

Theo ông Sơn, cây sâm Ngọc Linh được xếp vào 1 trong 4 loại sâm tốt nhất thế giới và có rất nhiều công dụng quý. Sâm Ngọc Linh trong tự nhiên phân bố chủ yếu xung quanh vùng núi Ngọc Linh ở độ cao trên 1.500m của rừng già nguyên sinh, trong điều kiện khí hậu lạnh, độ ẩm cao.

nl9

 Mặc dù tỉnh Quảng Nam đã đưa ra nhiều cơ chế khuyến khích, nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà đầu tư phát triển cây sâm quý Ngọc Linh

Về công dụng, sâm Ngọc Linh có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm nhẹ; có tác dụng tăng trí nhớ, thị lực, giúp phục hồi bồi bổ cơ thể, làm tăng sinh lực, chống suy nhược, kích thích hệ miễn dịch; tăng số lượng hồng cầu, có tác dụng bảo vệ tế bào gan và giải độc gan; tăng nội tiết tố, điều hòa tim mạch; giảm đường huyết, hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, chống ôxy hóa…

Cây sâm Ngọc Linh của Quảng Nam sẽ tạo cú hích đột phá cho huyện Nam Trà My trong việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, nâng cao đời sống của gần 6.000 hộ dân trong vùng quy hoạch.

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh vẫn ở quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh đặc hữu của vùng, số hộ trồng sâm còn ít, các doanh nghiệp cũng chưa thực sự “mặn mà” với dự án phát triển cây sâm quý. Mặc dù, giá trị kinh tế mà cây sâm mang lại khá cao, giá sâm tươi từ 30 - 40 triệu đồng/kg, 1 ha sâm Ngọc Linh sau 5 năm sẽ thu lời khoảng 30 tỷ đồng.

nl3

Sâm Ngọc Linh còn bị đe doạ bởi tình trạng  sâm giả bày bán tràn lan 

Theo dự án di thực cây sâm Ngọc Linh đến năm 2020, tại 6 xã của huyện Nam Trà My di thực được 6 ha (mỗi xã 1 ha) và phát triển trồng rừng đạt 60 ha, mỗi xã 10 ha. Dự án mở ra tín hiệu lạc quan cho Quảng Nam về một “mảnh đất vàng” trồng cây sâm quý, giúp nâng tầm vị thế cho địa phương, đưa thương hiệu nhân sâm Việt Nam đi khắp năm châu bốn biển, giúp người dân thoát nghèo, từng bước nâng cao đời sống và giữ gìn màu xanh quê hương.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ