Saigon Water sau 2 năm về chung nhà với DNP Water

NGỌC ĐIỂM
10:11 28/05/2025

Saigon Water lãi lớn 2024 cùng cơ cấu tài chính khỏe hơn nhờ bán tài sản sinh lời hiệu quả. Song, công ty dự kiến lỗ lại trong năm 2025.

Một nhà máy nước thuộc hệ thống DNP Water. Ảnh minh họa: DNP

Bỏ tài sản hiệu quả, tập trung tài sản có thể chi phối

Sau nhiều năm theo đuổi ngành nước nhưng không hiệu quả, vào năm 2023, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã: CII) quyết định thoái toàn bộ vốn khỏi Công ty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn – Saigon Water (mã: SSI). Bên mua là Công ty cổ phần Đầu tư Ngành nước DNP - DNP Water, được thành lập năm 2017, đơn vị thành viên của DNP Holding với cam kết đầu tư lâu dài cho ngành nước và môi trường.

DNP Water hiện diện tại Công ty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn – Saigon Water (mã: SSI) vào giữa năm 2023 sau khi thực hiện mua 12,2 triệu cổ phiếu, tương đương 19% vốn. Đến cuối năm 2023, DNP Water hoàn tất thương vụ sau khi mua thêm 20,4 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu lên 50,61% vốn – chính thức chi phối.

Cơ cấu cổ đông của Saigon Water khá cô đặc, 3 cổ đông lớn nắm 99,5% gồm DNP Water nắm 50,6%, Manila Water South Asia Hodings Pte. Ltd nắm 38% và Viac Limited Partnership nắm 10,9%.

Trước khi về với DNP Water, Saigon Water đã có 4 năm liên tiếp thu lỗ 2020 - 2023, lợi nhuận lũy kế chỉ còn lại 6,2 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu giảm 40,5% xuống 937 tỷ đồng. Theo đó, cổ phiếu bị hủy niêm yết từ HoSE xuống UPCoM.

Trong 3 quý đầu năm 2024, Saigon Water vẫn chìm trong thua lỗ, đến quý cuối năm, công ty bất ngờ lãi kỷ lục 673 tỷ đồng. Động lực đến từ thoái 2 khoản đầu tư tại nhà máy nước Tân Hiệp 2 và BOO Thủ Đức. Theo thông tin từ DNP Water, công ty hoàn thiện giao dịch trong tháng 12/2024 và thu về hơn 900 tỷ tiền mặt, lợi nhuận gần 700 tỷ đồng.

Trước khi thoái vốn, Saigon Water đầu tư vào 2 đơn vị trên ở dạng công ty liên kết, lần lượt nắm 43% vốn Nước Tân Hiệp và 7,33% vốn B.O.O Nước Thủ Đức. Đây là 2 khoản đầu tư hiệu quả và đem lại cổ tức mỗi năm 70 – 80 tỷ đồng cho doanh nghiệp.

DNP Water lý giải đây là một hoạt động cụ thể trong chiến lược chung, chỉ tập trung vào các đơn vị thành viên có quyền chi phối và thoái vốn khỏi các khoản đầu tư liên kết đã có hiệu quả tốt. Cũng trong quý cuối năm 2024, Saigon Water rót thêm tiền vào Công ty cổ phần nước Sài Gòn – An Khê (SAW) khi đơn vị này muốn tăng vốn từ 40 tỷ đồng lên 90 tỷ đồng để duy trì tỷ lệ sở hữu 49%. Đồng thời, cổ đông khác của Sài Gòn – An Khê là Công ty TNHH Kỹ nghệ Thái An và cá nhân Đinh Thái Phiên từ chối mua cổ phần chào bán, Saigon Water mua toàn bộ 5 triệu cổ phiếu SAW phát hành thêm để nâng sở hữu lên 77,33% vốn, SAW thành công ty con, chi phí bỏ ra 10 tỷ đồng.

Nhà máy nước Sài Gòn – An Khê đi vào hoạt động từ tháng 8/2018 với tổng đầu tư 160 tỷ đồng, công suất thiết kế 9.500 m3/ngày đêm. Báo cáo của Saigon Water cho thấy, tính đến tháng 10/2024, SAW có tổng tài sản 126,3 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu bị âm 17 tỷ đồng.

Ngoài ra, công ty đang theo đuổi như dự án Sông Tiền 1 có công suất 2 giai đoạn 600.000m3 – xây hạ tầng cấp nước thô cho 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Long An. Dự án nằm trong quy hoạch được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn 2050 từ tháng 3/2021. Sau đó, tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho DNP Water, công ty dự kiến sẽ khởi công xây dựng đầu năm 2025 nhưng đến nay chưa có thông tin thêm. Doanh nghiệp cho biết số tiền thu được từ bán nhà máy nước Tân Hiệp và B.O.O Nước Thủ Đức sẽ được ưu tiên tham gia xây dựng dự án lớn này.

Kế hoạch lỗ trở lại trong 2025

Theo Báo cáo thường niên, doanh nghiệp dự kiến tình hình kinh doanh năm nay tiếp tục cải thiện so với năm 2024 khi doanh thu hoạt động ở các đơn vị thành viên đều tăng. Song, do công ty đã thoái vốn khỏi nhà máy nước Tân Hiệp và ghi nhận lợi nhuận tài chính đáng kể vào năm trước nên việc thiếu hụt nguồn thu từ đơn vị này sẽ khiến lợi nhuận 2025 của Saigon Water giảm mạnh.

Doanh nghiệp dự kiến tổng doanh thu năm nay đạt 347 tỷ đồng, giảm 62,6% so với thực hiện 2024. Nếu loại bỏ doanh thu tài chính từ bán vốn Tân Hiệp thì doanh thu có thể tăng 30%. Dù vậy, công ty ước tính vẫn còn lỗ 23 tỷ đồng năm nay.

Trong quý đầu năm, doanh nghiệp báo cáo doanh thu tăng 9% lên 70 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm, chi phí tài chính lớn dẫn đến khoản lỗ ròng 50 tỷ đồng, cấp nhiều lần mức lỗ 4 tỷ cùng kỳ năm trước.

Lãnh đạo Saigon Water lý giải biên lợi nhuận gộp giảm do hợp nhất với Công ty cổ phần nước Sài Gòn – An Khê (chuyển từ công ty liên kết sang công ty con vào quý cuối năm 2024). Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh, liên kết giảm từ 6,5 tỷ về 0 do đã thoái vốn khỏi Tân Hiệp. Còn chi phí tài chính tăng mạnh do thoái vốn khoản đầu tư dài hạn.

Về mặt sức khỏe tài chính, nhờ thoái vốn Tân Hiệp và B.O.O Nước Thủ Đức ghi nhận lãi lớn, vốn chủ sở hữu của công ty nâng lên 1.428 tỷ đồng, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức 0,9 lần và tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 0,52 lần tại cuối quý I.

Phần lớn nguồn tiền thu được từ thoái vốn đang được Saigon Water sử dụng để cho vay ngắn hạn (770 tỷ đồng). Bên cạnh đối tượng cũ Sài Gòn – Pleiku (119 tỷ) thì xuất hiện đối tác vay mới như Công ty cổ phần Đầu tư T&D Việt Nam (50 tỷ), VII Land (71 tỷ), Đầu tư và Phát triển Ana (220 tỷ), Thương mại dịch vụ và sản xuất Bình An An (160 tỷ) và Kinh doanh Bảo Phúc (150 tỷ). Lãi suất áp dụng 8,5% - 11%, đáo hạn trong tháng 6 và 12 năm nay.

Về nợ vay, ngoài các khoản vay ngân hàng lãi suất từ 5,7% đến 8,12%/năm thì doanh nghiệp còn vay tổ chức khác. Đó là khoản vay 233 tỷ với Công ty cổ phần Đầu tư ngành nước DNP công ty mẹ, lãi suất lên đến 10,5%/năm, Công ty cổ phần Kỹ thuật Eviro 3,8 tỷ lãi 11%/năm. Các khoản vay ngân hàng của Saigon Water chủ yếu để phục vụ dự án Củ Chi và đầu tư hệ thống cấp nước trên địa bàn thị xã An Khê, vùng phụ cận – Giai Lai. Các khoản vay khác để bổ sung vốn lưu động.

  • Cùng chuyên mục
Vốn ngoại dịch chuyển vào châu Á

Vốn ngoại dịch chuyển vào châu Á

Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS), dòng chảy vốn đầu tư toàn cầu đang có sự dịch chuyển mạnh vào thị trường châu Á, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.

Tài chính - 28/05/2025 09:08

Đẩy nhanh xử lý tài sản, giảm áp lực thu hồi nợ xấu

Đẩy nhanh xử lý tài sản, giảm áp lực thu hồi nợ xấu

Xử lý nợ xấu không chỉ là thu hồi nợ mà còn là cơ hội phục hồi thị trường, do đó cần xem xét ban hành cơ chế đặc thù để xử lý nợ xấu một cách quyết liệt, đồng bộ, minh bạch và hạn chế tranh chấp trong phát mãi tài sản.

Tài chính - 28/05/2025 09:01

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân tại các ngân hàng thương mại Việt nam

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân tại các ngân hàng thương mại Việt nam

Mặc dù các ngân hàng đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi, song khu vực doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn do hạn chế về tài sản đảm bảo, năng lực quản trị và minh bạch tài chính.

Tài chính - 28/05/2025 08:01

HHS bắt đầu thu tiền từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ

HHS bắt đầu thu tiền từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ

HHS chào bán 64 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho công ty mẹ là Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy. Thời hạn nộp tiền từ 27/5 đến 10/6.

Tài chính - 27/05/2025 20:03

Phó Chủ tịch Hanoisme: Nghị quyết 68 sẽ tạo ra xung lực mới cho doanh nghiệp

Phó Chủ tịch Hanoisme: Nghị quyết 68 sẽ tạo ra xung lực mới cho doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (Hanoisme) nhận định rằng Nghị quyết 68 sẽ tạo ra một không gian mới, những xung lực mới, thị trường mới để hỗ trợ, đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển.

Tài chính - 27/05/2025 20:02

Nhà ở xã hội: Những vấn đề còn trăn trở và kiến nghị

Nhà ở xã hội: Những vấn đề còn trăn trở và kiến nghị

Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính đã có bài viết chia sẻ những điểm nghẽn và kiến nghị trong việc phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Tài chính - 27/05/2025 14:16

Thành lập và vận hành Quỹ Nhà ở quốc gia: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị với Việt Nam

Thành lập và vận hành Quỹ Nhà ở quốc gia: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị với Việt Nam

Dưới đây là kinh nghiệm của một số nước và bài học với Việt Nam trong thành lập, vận hành Quỹ Nhà ở quốc gia.

Tài chính - 27/05/2025 14:14

Những điểm mới tại Dự thảo Nghị quyết Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Những điểm mới tại Dự thảo Nghị quyết Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, việc giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Tài chính - 27/05/2025 14:00

Phát triển nhà ở xã hội: Một số điểm nghẽn và đề xuất giải pháp

Phát triển nhà ở xã hội: Một số điểm nghẽn và đề xuất giải pháp

Năm 2025 mở ra một giai đoạn phát triển mới của Việt Nam trong 20 năm tới (2025 – 2045) với mục tiêu trở thành quốc gia thịnh vượng. Trong tiến trình đó, thị trường bất động sản (BĐS) đóng vai trò quan trọng, phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội. Đòi hỏi các cấp các ngành tập trung tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn của thị trường BĐS nói chung, trong đó có phân khúc nhà ở xã hội.

Tài chính - 27/05/2025 14:00

VN-Index 'ngược dòng' ngoạn mục, chốt phiên tăng hơn 18 điểm

VN-Index 'ngược dòng' ngoạn mục, chốt phiên tăng hơn 18 điểm

Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, thủy sản, dệt may trở thành điểm sáng đáng chú ý trong phiên 26/5 khi có nhiều cổ phiếu tăng hết biên độ.

Tài chính - 26/05/2025 16:27

Thúc đẩy nhà ở xã hội: Bài học quốc tế và giải pháp chính sách về nguồn vốn

Thúc đẩy nhà ở xã hội: Bài học quốc tế và giải pháp chính sách về nguồn vốn

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các mô hình phát triển nhà ở xã hội thành công thường có chiến lược dài hạn, cơ quan điều phối hiệu quả, và nguồn vốn đa dạng.

Tài chính - 26/05/2025 07:39

‘Cởi trói’ chính sách, doanh nghiệp bứt tốc làm nhà ở xã hội

‘Cởi trói’ chính sách, doanh nghiệp bứt tốc làm nhà ở xã hội

Từ "cú huých" chính sách, nhiều doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư nhà ở xã hội với mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn đến năm 2030.

Tài chính - 26/05/2025 07:00