Quỹ ngoại ưa chuộng công ty công nghệ Việt Nam

Nhàđầutư
Doanh nghiệp công nghệ thường được ưa chuộng bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm, bởi các công ty này tăng trưởng rất nhanh trong thời gian rất ngắn.
HỒ PHI ÂN
11, Tháng 01, 2022 | 13:00

Nhàđầutư
Doanh nghiệp công nghệ thường được ưa chuộng bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm, bởi các công ty này tăng trưởng rất nhanh trong thời gian rất ngắn.

271390990_630952291485360_5768562399967020924_n

Ông Hồ Phi Ân. Ảnh: Trọng Hiếu

Sáng 11/1/2022 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn kết hợp cùng Nova Group tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022”.

Nhadautu.vn xin giới thiệu tham luận của ông Hồ Phi Ân - CEO EI Industrial:

6 năm trước, khi vừa tốt nghiệp MBA của đại học Leipzig Đức với chuyên ngành quản trị và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tôi đã bước chân vào ngành công nghiệp Việt Nam với vai trò là Giám đốc Khu vực Việt Nam và Philippines của 1 tập đoàn công nghệ kho tự động đến từ Ý.

Tôi bước chân vào ngành công nghiệp với một ý niệm rất phổ biến thời gian đó và hầu hết được trích dẫn rất nhiều tờ báo lớn “Việt Nam không làm nổi con ốc”. Không chỉ ở Việt Nam, khi làm việc với nhiều đồng nghiệp ở các nước khác, nhiều câu hỏi đặt ra là “Nền công nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé, lạc hậu và thâm dụng lao động cao, làm sao để có thể phát triển thị trường của một trong những công nghệ kho đắt đỏ hàng đầu thế giới”.

Và sau ngần ấy năm miệt mài trong ngành này, tôi nhận thấy sự bùng nổ của ngành công nghiệp tại Việt Nam những năm gần đây và đó là một trong những lý do thúc đẩy tôi khởi nghiệp với nền tảng thương mại điện tử công nghiệp B2B phát triển nhanh nhất tại Việt Nam hiện nay EI Industrial với sứ mệnh số hóa chuỗi cung ứng công nghiệp Việt Nam.

Tôi xin không đề cập tới những con số thống kê đầy ấn tượng về ngành công nghiệp Việt Nam những năm gần đây vì các con số được thống kê và trích dẫn bởi hàng loạt các tờ báo lớn nhỏ khác nhau. Sự bùng nổ về công nghiệp sản xuất ở Việt Nam là điều mà cả Thế Giới công nhận. Tôi muốn cụ thể bằng việc EI Industrial bắt tay vào chuyển đổi số cho ngành công nghiệp như thế nào.

Chuỗi cung ứng sản xuất bao gồm các thành phần sau: Thu mua hay còn gọi là “procurement”, sản xuất, kho, logistics, tài chính và kênh phân phối. Để cho toàn bộ chuỗi cung ứng vận hành, việc đầu tiên đó là công việc của thu mua. Ở trong ngành công nghiệp sản xuất nói chung, bộ phận thua mua được chia làm 3 mảng chính. Capex hay còn gọi là mua máy móc, tài sản cố định thông thường chiếm 10% tổng chi phí hàng năm được phân bổ dưới dạng khấu hao.

Nguyên vật liệu thô – “direct material” - là nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm hoặc bán thành phẩm - thông thường chiếm 30-35% tổng chi phí. Và một thành phần rất quan trọng nhưng ít khi người ngoài ngành biết đó là MRO (Maintenance - Repair - Operation) hay còn gọi là “indirect material”. Tiếng việt nghĩa là vật tư gián tiếp, vật tư phụ hay bình dân hơn nữa gọi là điện nước, tức những vật tư phục vụ cho việc bảo trì, bảo dướng, sửa chữa, vận hành cả nhà máy.

Chi phí này chiếm 2,5%-5% tùy vào ngành. Tuy đây là chi phí nhỏ nhất nhưng lại là phần vô cùng đau đầu của các doanh nghiệp vì bộ phận mua hàng phải quản lý hàng trăm nhà cung cấp, hàng ngàn mã vật tư khác nhau vì không ai có thể cung cấp đầy đủ cho nhu cầu thu mua của nhà máy. Chi phí nhân sự và thời gian cho nghiệp vụ này rất lớn, tần suất liên tục hàng trăm đơn hàng mỗi tháng, mỗi đơn hàng vài chục cho tới vài trăm mã hàng.

Và hầu hết tất cả các giao dịch này đều thủ công từ lúc tìm kiếm sản phẩm cho tới liên hệ nhà cung cấp, đàm phán thương lượng, duyệt nội bộ, làm thủ tục mua hàng, nhận hàng, thanh toán, cấp hàng cho bộ phận sử dụng…tất cả đều thủ công ở phần lớn các doanh nghiệp.

Với hơn 120.000 doanh nghiệp sản xuất, 10% là các doanh nghiệp lớn có trình độ công nghệ cao. Trong khi đó, việc dụng công nghệ vào thu mua của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trình độ công nghệ thấp hơn thì còn ở giai đoạn sơ khai.

Vì vậy, EI Industrial xây dựng nền tảng thương mại điện từ B2B tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất với giai đoạn 1 tập trung giải quyết vấn đề thu mua cho vật tư MRO, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian tìm kiếm nhà cung cấp và mua hàng. Hiện nay, giải pháp này được đón nhận nồng nhiệt ở hàng trăm khách hàng sản xuất lớn như Toshiba, Heineken, Colgate, Oishi…

Giai đoạn 2 vào năm 2022, chúng tôi mở rộng tới các ngành hàng về máy móc, nguyên vật liệu cũng như ra mắt phần mềm quản lý thu mua e-procurement tích hợp chức năng đấu thầu online e-bidding để giúp cho doanh nghiệp số hóa quy trình mua hàng của mình, có thể đấu nối với hệ thống ERP để số hóa trọn vẹn chuỗi cung ứng của mình.

Ngoài ra, chúng tôi cũng có những bước đầu hợp tác với một số ngân hàng và tổ chức tài chính lớn đơn cử là ngân hàng Vietinbank với việc kí kết hợp tác chiến lược toàn diện với họ nhằm đặt những nền móng đầu tiên để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp SMEs khi mua và bán hàng trên nền tảng TMĐT của chúng tôi. Đây là những bước đi ban đầu cũng như kế hoạch chiến lược của chúng tôi để tăng tốc bùng nổ tầm nhìn từ 2022 đến 2025.

Các doanh nghiệp công nghệ thường được ưa chuộng bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm. Bởi các công ty này tăng trưởng rất nhanh trong thời gian rất ngắn. Ngày xưa có thể mất 10 năm để trở thành công ty tỷ USD, nhưng hiện nay chỉ mất khoảng 5 năm, thậm chí là ngắn hơn cũng có.

Hoặc, những công ty mang hơi hướng truyền thống mà áp dụng công nghệ trong việc vận hành thì thường tìm đến những quỹ đầu tư vốn cổ phần. Họ sẽ đầu tư vào đó để lấy cổ phần rất là lớn. Thông thường, những công ty này đã có mặt trên thị trường một khoảng thời gian nhất định, đã sinh lời, có thị phần và có tên tuổi.

Một loại mô hình nữa là khởi nghiệp từ bán buôn, bán lẻ, thời trang… thì gọi vốn từ gia đình, bạn bè hoặc vốn vay.

Nhìn chung, đối với doanh nghiệp như EI Industrial phần lớn sẽ gọi vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài. Những nhà đầu tư nước ngoài họ mạnh hơn và định giá công ty sẽ cao hơn, giá trị đầu tư thường cao hơn vốn đầu tư mạo hiểm trong nước bởi còn khá là mới.

Đối với việc thị trường M&A và thị trường rót vốn các doanh nghiệp công nghệ hiện nay của Việt Nam. Tôi nhận thấy các quỹ đầu tư nước ngoài tích cực rót vào các công ty công nghệ ở Việt Nam, đâu đó chỉ sau Indonesia. Chắc chắn, Việt Nam là ngôi sao đang lên và sắp tới sẽ vượt qua các nước khác.

Lý do đầu tiên là Việt Nam có lợi thế lớn về CNTT khi mà thế hệ kỹ sư gần đây rất xuất sắc. Nhiều công ty ở trong khu vực Đông Nam Á vẫn thuê các kỹ sư của Việt Nam. Tiếp theo, trải qua đợt dịch COVID-19, cả thế giới cũng có thể thấy sức mạnh kinh tế của Việt Nam cũng như việc đoàn kết của toàn dân để vượt qua giai đoạn khó khăn. Kinh tế số cũng tăng trưởng, trong đó có thương mại điện tử, số hóa và bây giờ xu hướng của các doanh nghiệp là chuyển đổi số từ vận hành, sản xuất kinh doanh cho đến mọi mặt. Nếu không chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể bị tụt hậu.

Và dưới góc nhìn của mình, tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam cũng đang đi tìm cơ hội M&A và rót vốn đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ.

Năm qua có thương vụ M&A lớn ở Việt Nam đó là FPT mua lại Base.vn, mặc dù số tiền không tiết lộ nhưng tôi nghĩ con số bỏ ra không hề nhỏ.

Cuộc cạnh tranh nào cũng có những ưu và nhược điểm khác nhau. Đối với các doanh nghiệp trong nước, lợi thế là ở “sân nhà” thì hiểu “sân nhà”. Nhưng có những cái bất lợi, đó là khó cạnh trạnh với các doanh nghiệp nước nhà bởi sự dồi dào về nguồn vốn. Việc định giá các doanh nghiệp trong nước thường sẽ thấp hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp được định giá cũng có xu hướng ưu tiên những doanh nghiệp định giá cao hơn.

Từ đây, cũng có một vài xu hướng như là cùng M&A mang tính chiến lược của các doanh nghiệp trong nước. Đơn cử, VinaGame đầu tư 22,5 triệu USD vào Telio để giúp phát triển Zalo Pay.

Một trong những bất lợi đối với doanh nghiệp trong nước là rất ít những doanh nghiệp đa quốc gia từ đó sẽ khó vươn tầm ra quốc tế.

Đôi khi, các doanh nghiệp trong nước muốn mua lại doanh nghiệp công nghệ thì phải thay đổi công nghệ để bắt kịp xu hướng, chứ không thể làm ngược lại là đi từ tiên tiến về lỗi thời, lạc hậu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ