Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'

LIÊN THƯỢNG
15:07 08/05/2025

Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.

Một nhà hàng hải sản nổi tiếng ở TP.HCM phải đóng cửa vì giá mặt bằng. Ảnh: Liên Thượng.

Đằng sau việc đập đi xây lại của Starbuck Reserve

Năm 2024, Starbuck quyết định rời bỏ mặt bằng Hàn Thuyên, nơi toạ lạc của cửa hàng Starbuck Reserve với giá thuê 750 triệu đồng/tháng để đi tìm địa điểm mới. Chưa đầy năm sau, cửa hàng này được thương hiệu cà phê quốc tế khai trương tại Bitexco, nơi có mức giá được cho là không thấp hơn 980 triệu đồng/tháng.

Thời điểm rời khỏi mặt bằng "đẹp như mơ" Hàn Thuyên, Starbuck không tiết lộ lý do cụ thể, chỉ cho biết, đã "cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố". Tuy nhiên, giá mặt bằng tăng bất chấp (từ 700 triệu đồng lên 750 triệu đồng/tháng), là một trong những yếu tố được giới quan sát chỉ ra khi nói về trường hợp Starbuck từ bỏ mặt bằng trung tâm quận 1.

Nên biết, Reserve là nơi giới thiệu những hương vị cà phê cao cấp được pha chế bởi những coffee master (bậc thầy cà phê). Starbucks Reserve Hàn Thuyên, đã hoạt động được 7 năm là một địa điểm luôn thu hút khách du lịch cũng như giới sành cà phê nhờ những loại cà phê đặc biệt của hãng. Nghĩa là, không dễ dàng gì để hãng cà phê nổi tiếng này "đập đi xây lại" cửa hàng được cho là sang trọng, độc đáo nhất của mình.

Chưa kể, từ bỏ mặt bằng 750 triệu đồng/tháng lên mặt bằng cả tỷ đồng/tháng, không đơn thuần chỉ là giá cả. Phía sau sự tháo chạy của loạt thương hiệu F&B nổi tiếng, cùng các nhà hàng nổi danh khỏi mặt bằng trung tâm TP.HCM là cả một câu chuyện dài.

Mặt bằng Hàn Thuyên đang được Adore Coffee thuê, sau 9 tháng bỏ trống. Ảnh: AC

Mặt bằng trung tâm giá "cắt cổ"

Tháng 4/2025, một loạt nhà hàng nổi tiếng đông khách ở khu trung tâm quận 1, quận 3, trên những con đường sầm uất nhất, đồng loạt treo bảng "chào tạm biệt". Từ Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, đến Pasteur, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần..., rất nhiều nhà hàng đóng cửa và nhiều mặt bằng tìm chủ mới.

Trên thực tế, tình trạng này đã diễn ra suốt một thời gian dài, kể từ sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, gần đây, làn sóng này ngày một gia tăng.

Tìm hiểu của phóng viên Nhadautu.vn cho thấy, mức giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở trung tâm neo cao khiến nhiều nhà hàng đang kinh doanh tốt cũng lâm vào tình trạng "hụt hơi", thậm chí, có tình trạng chủ mặt bằng vì cho rằng người thuê đang "ăn nên làm ra" nên tăng giá mặt bằng bất chấp thoả thuận.

Ông Bùi Sơn, Giám đốc vận hành một quán thương hiệu cà phê ở TP.HCM cho biết, trong cơ cấu chi phí, giá mặt bằng không nên chiếm quá 30% chi phí vận hành.

"Để hoà vốn nhanh, thông thường chi phí mặt bằng trung bình chỉ nên chiếm khoảng 30% tổng chi phí xây dựng vận hành quán. Tuy nhiên, hiện tại, giá cả mặt bằng tại hai thành phố lớn rất cao, thậm chí có thể ngốn đến 50% tổng chi phí quán. Một số con đường trung tâm, giá mặt bằng có thể lên hơn 200 triệu đồng/tháng, ở khu sầm uất thì giá trên 500, thậm chí 700 triệu là bình thường. Thử tính xem, với giá mặt bằng như thế, phải bán sản phẩm như thế nào để có thể hoàn vốn, chứ chưa tính chuyện có lời?", ông Sơn cho biết.

Theo ông Sơn, có thực trạng nhiều quán cà phê, nhà hàng nổi tiếng đang kinh doanh tốt buộc phải đóng cửa vì chủ mặt bằng đột ngột tăng giá, không theo thoả thuận, chỉ vì thấy kinh doanh tốt.

"Thông thường, để tối ưu chi phí, chủ mặt bằng và người thuê mặt bằng sẽ ký hợp đồng theo giai đoạn dài, 5 - 10 năm, với cố định một mức giá hoặc thoả thuận tăng giá sau mỗi 2 năm chẳng hạn. Hoặc là có ký hợp đồng gia hạn theo từng năm để phòng hờ việc kinh doanh không như ý của người thuê. Cái này tuỳ theo thoả thuận củ hai bên. Nhưng làm ăn không được thì không nói, nếu làm ăn tốt trong khoảng thời gian dài, sẽ có thể dẫn đến tình trạng chủ lấy lại mặt bằng hoặc tăng giá bất chấp mà người thuê không trở tay kịp, vì mọi thứ đang ổn định. Giá chỉ cần tăng 10% đã là một vấn đề, đừng nói đến tăng 20, 30%. Nên nhiều quán ăn, nhà hàng chấp nhận bỏ mặt bằng dù lượng khách ổn định, cũng phải", ông Sơn phân tích.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hưng, một chuyên gia môi giới cho thuê mặt bằng ở TP.HCM cho biết, thực tế, giá cho thuê mặt bằng ở TP.HCM hiện tại, thấp hơn nhiều so với đỉnh cao 2019, thời điểm trước dịch bệnh COVID-19.

"Theo tôi, từ góc độ người thuê thì họ đang kinh doanh ổn định, tự nhiên bị đôn chi phí mặt bằng thì phải tính toán lại. Quán có một lượng khách cố định, mang đến khoản doanh thu cố định, mức lợi nhuận sẽ được đảm bảo. Giờ đây, tăng giá mặt bằng, chưa kể giá cả, chi phí các khoản khác cũng tăng, buộc họ sẽ phải tính toán lại về giá bán hàng, làm gì để hút khách. Mà tăng giá thì chắc chắn sẽ mất một lượng khách, nhất là trong bối cảnh tiêu dùng thắt chặt như hiện tại.

Không dễ để đánh đổi. Trong khi, từ góc độ chủ mặt bằng, họ chỉ cần thấy làm ăn thuận lợi thì nghĩ rằng mình đã cho thuê giá hợp lý, đã đến lúc nên tăng giá. Đó cũng là tâm lý dễ hiểu. Tuy nhiên, diễn biến thực tế thị trường thì không như vậy. Làm sao để cả hai bên, người thuê và người cho thuê đều hiểu và thông cảm cho nhau, lúc đó giá cả mới thoả thuận được. Tuy nhiên, quá trình kinh doanh còn nhiều biến số nữa", ông Hưng phân tích.

Trung tâm thương mại có hưởng lợi?

Câu chuyện Starbuck từ bỏ mặt bằng trung tâm giá 750 triệu đồng/tháng để vào trung tâm thương mại (TTTM) giá cao hơn, theo ông Hưng, là điều có thể lý giải được.

"Thứ nhất, TTTM được vận hành bởi một công ty, đội ngũ chuyên nghiệp, hợp đồng minh bạch, giá cả rõ ràng, được thẩm định, lượng khách hàng ổn định... trong khi giá mặt bằng phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người chủ, thường không được thẩm định trước. Thứ hai, TTTM là nơi mang tới giá trị thương hiệu cao, nơi mà các thương hiệu quốc tế tìm kiếm và các thương hiệu quốc nội cần nơi này để làm "bệ phóng" nhận diện", ông Hưng nhận định.

Điều này tương đồng với những lý giải của bà Cao Thị Thanh Hương, Quản lý cấp cao bộ phận nghiên cứu Savills TP.HCM về TTTM và mặt bằng bán lẻ mà Nhadautu.vn đã thông tin trước đó.

Phân tích rõ hơn, bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, các thương hiệu bán lẻ từ xa xỉ đến đại chúng đều đang tăng cường đầu tư vào các cửa hàng vật lý ở những vị trí chiến lược nhằm trưng bày sản phẩm và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

"Mặc dù thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đa kênh, nhưng cửa hàng truyền thống mới thật sự là điểm chạm để kết nối đến khách hàng. Chính vì vậy, tỷ lệ trống của các mặt bằng chủ chốt vẫn cực kỳ thấp, điều này lý giải cho việc bất chấp mức giá thuê cao mà các nhà bán lẻ vẫn sẵn sàng kí hợp đồng thuê để duy trì cửa hàng", bà Trang nhận định.

Theo chuyên gia C&W, nhiều thương hiệu quốc tế tìm kiếm "cộng đồng" nhờ vào các TTTM, nơi toạ lạc của các thương hiệu tương đồng, giúp họ dễ dàng tìm kiếm đúng khách hàng mục tiêu và khẳng định vị thế. Đó là lý do chính TTTM vẫn được ưa chuộng.

Trở lại câu chuyện mặt bằng "ế", ông Hưng cho rằng, dù có giảm giá, nhiều mặt bằng vẫn buộc phải chấp nhận cảnh trống không, tìm khách bởi không dễ để kinh doanh trong bối cảnh hành vi tiêu dùng thay đổi và xu hướng thắt chặt chi tiêu. Trong khi đó, ngoại trừ các chuỗi lớn, gần như không chủ thương hiệu nào "dám" mạnh tay chi tiền thuê mặt bằng mở rộng kinh doanh thời điểm này. Điều này, buộc các chủ mặt bằng phải thay đổi, hoặc, chấp nhận câu chuyện bỏ trống mặt bằng, hụt nguồn thu.

"Theo tôi, các chủ mặt bằng chỉ cần thay đổi, hiểu được hành vi tiêu dùng, thẩm định giá trị, sẽ có khách. Bởi, một số kiểu nhà hàng, như quán nhậu, hải sản, không thể vào TTTM được. Quan trọng là, làm sao tìm được tiếng nói chung", ông Hưng đánh giá.

  • Cùng chuyên mục
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc

Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc

Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.

Đầu tư - 08/05/2025 15:07

Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.

Đầu tư - 08/05/2025 10:28

35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất

35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất

Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.

Đầu tư - 08/05/2025 08:41

Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ

Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ

Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…

Đầu tư - 08/05/2025 06:10

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Đầu tư - 07/05/2025 09:36

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

Đầu tư - 07/05/2025 08:52

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Đầu tư - 07/05/2025 08:51

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.

Đầu tư - 07/05/2025 07:00

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Đầu tư - 06/05/2025 11:58