M&A trong lĩnh vực công nghệ: Bùng nổ và triển vọng

Nhàđầutư
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ, với giá trị giao dịch ước tính đến hết 10 tháng năm 2021 là khoảng 963 triệu USD, tăng gấp hơn ba lần so với cả năm 2020.
LÊ XUÂN ĐỒNG
11, Tháng 01, 2022 | 11:00

Nhàđầutư
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ, với giá trị giao dịch ước tính đến hết 10 tháng năm 2021 là khoảng 963 triệu USD, tăng gấp hơn ba lần so với cả năm 2020.

270453092_784065979654794_3026819861261539908_n

Ông Lê Xuân Đồng. Ảnh: Trọng Hiếu

Sáng 11/1/2022 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn phối hợp cùng NovaGroup tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022".

Nhadautu.vn xin giới thiệu tham luận của ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc Khối Dịch vụ Nghiên cứu Thị trường FiinResearch, CTCP FiinGroup:

Trong thời gian 3 năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến một làn sóng đầu tư mạnh mẽ thông qua các hoạt động M&A vào lĩnh vực công nghệ.

Tính đến hết tháng 10/2021, số lượng các giao dịch M&A trong lĩnh vực công nghệ đã tăng gần gấp đôi và giá trị các thương vụ đã lớn gấp hơn ba lần toàn bộ các giao dịch của cả năm 2020.

Các lĩnh vực công nghệ chính thu hút được lượng lớn vốn đầu tư trong thời gian vừa qua bao gồm: Thương mại điện tử (E-commerce), Fintech, Ed-tech, Logistics và tự động hóa kinh doanh (business automation).

fintech-2

 

Trong lĩnh vực fintech, dữ liệu ("data") được xác định là nguồn dầu mỏ mới ("new oil"); và phân tích dữ liệu ("data analytics") là một nhánh phát triển mới nhưng được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Nhu cầu về các nguồn dữ liệu sạch, đáng tin cậy, phục vụ cho các quyết định kinh doanh và các giao dịch tài chính quan trọng đang ngày càng tăng lên từ phía các doanh nghiệp và các định chế tài chính cả trong và ngoài nước.  

FiinGroup cho rằng các động lực tăng trưởng chính cho lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam và hoạt động M&A trong ngành đến từ các yếu tố chủ yếu gồm:

Xu hướng chuyển đổi số hiện đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực như dịch vụ tài chính (gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán …); bán lẻ, logistics, giáo dục, y tế …

Hoạt động chuyển đổi số giúp cho các doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm của khách hàng, gia tăng được tệp khách hàng mới cũng như tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số làm tăng nhu cầu đối với các nền tảng số, các sản phẩm và dịch vụ số. Đây là môi trường rất tốt cho sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp công nghệ trong các lĩnh vực này cũng như gia tăng nhu cầu huy động vốn thông qua M&A để mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ.

fintech-3

 

Dịch bệnh COVID-19 là chất xúc tác quan trọng đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp. Việc giãn cách xã hội, làm việc từ xa trong bối cảnh dịch bệnh đã thúc đẩy sự phát triển của các giải pháp công nghệ, giúp cho cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể duy trì hoạt động liên tục và tới gần hơn với khách hàng (từ họp hành, hội thảo, đặt hàng, ký hợp đồng, giao hàng ….) cũng như tạo ra các hệ sinh thái số để giúp các doanh nghiệp cùng tham gia, mở rộng tệp khách hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Việt Nam có các yếu tố về nhân khẩu học hấp dẫn cho sự phát triển của nghành công nghệ bao gồm quy mô dân số lớn và đang tăng trưởng, dân số trẻ và đam mê công nghệ, tỷ lệ người dân sử dụng internet và điện thoại di động cao, thu nhập của người dân đang dần cải thiện, nhu cầu tiêu dùng cao, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng …

Các yếu tố nhân khẩu học thuận lợi này sẽ giúp cung cấp một lượng khách hàng dồi dào cho các sản phẩm/dịch vụ số cũng như đảm bảo được nguồn nhân lực tiềm tàng cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ hiện tại và trong tương lai.

Mặc dù chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sự chống chịu tương đối tốt và vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương trong suốt 2 năm vừa qua. Dự kiến trong vòng 3 năm tới, Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi sau đại dịch ở mức khoảng 6-7%/năm.

Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút được lượng vốn đầu tư lớn từ khối các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước để mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa đang gia tăng và đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng tối đa các ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết trong thời gian vừa qua.

Nền kinh tế vững mạnh cộng với sự mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ là lực cầu tốt cho các sản phẩm, dịch vụ số của các doanh nghiệp công nghệ và thúc đẩy việc huy động vốn của các doanh nghiệp này thông qua hoạt động phát hành tăng vốn và/hoặc M&A.

Nhìn về tương lai, FiinGroup tin rằng với sự khuyến khích và hỗ trợ của Chính phủ đối với việc phát triển của các doanh nghiệp công nghệ cũng như hoạt động chuyển số đang diễn ra sâu rộng trong nền kinh tế, với các yếu tố nền tảng vững chắc như đã trình bày trên thì lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Lĩnh vực công nghệ của Việt Nam dự báo sẽ nhận được sự quan tâm, vốn đầu tư lớn cũng như chia sẻ về năng lực quản trị, công nghệ tiên tiến từ các quỹ đầu tư công nghệ, các doanh nghiệp công nghệ quốc tế với số lượng và giá trị các giao dịch dự kiến sẽ tiếp tục lập những kỷ lục mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ