Sắp có cơ chế thử nghiệm P2P và Fintech

Nhàđầutư
Đại diện NHNN cho biết, dự kiến NHNN sẽ trình Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm (sandbox) cho hoạt động P2P và Fintech trong tháng 12/2021.
N.THOAN
10, Tháng 11, 2021 | 16:34

Nhàđầutư
Đại diện NHNN cho biết, dự kiến NHNN sẽ trình Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm (sandbox) cho hoạt động P2P và Fintech trong tháng 12/2021.

VNBA

Hội nghị sơ kết hoạt động 9 tháng 2021 nhóm hội viên tổ chức trung gian thanh toán và Fintech. Ảnh: VNBA

Phát biểu tại hội nghị sơ kết hoạt động 9 tháng 2021 nhóm hội viên tổ chức trung gian thanh toán và Fintech do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức ngày 10/11, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký VNBA cho biết, thống kê cho thấy hiện có khoảng 100 doanh nghiệp Fintech đang hoạt động trong lĩnh vực thanh toán, tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng. 6 tháng đầu năm, dịch vụ trung gian thanh toán đã có những kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, dịch vụ cổng thanh toán điện tử tăng 46,77% về số lượng, 42,60% về giá trị so với cùng kỳ 2020; dịch vụ ví điện tử tăng 85,38% về số lượng, 91,57% về giá trị; dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền tăng 95,66% về số lượng, 16,94% về giá trị.

Trong 6 tháng, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet Banking là gần 325,41 triệu giao dịch, với giá trị giao dịch đạt xấp xỉ 17.067 nghìn tỷ đồng (tăng 62,50% về số lượng và 32,03% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2020); giao dịch tài chính qua kênh Mobile Banking là gần 862 triệu giao dịch, với giá trị giao dịch đạt xấp xỉ 10.515 nghìn tỷ đồng (tăng 82,71% về số lượng và 115,11% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2020).

"Có thể thấy, dịch vụ Ví điện tử, cổng thanh toán trung gian đang trong giai đoạn phát triển. Người dân bước đầu đã chấp nhận và sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến an toàn, đảm bảo của Ví điện tử. Nhu cầu, thói quen tiêu dùng của người dân có sự chuyển hướng từ ngoại tuyến (offline) sang không gian trực tuyến (online); cùng với đó là sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử trong bối cảnh giãn cách xã hội ứng phó dịch COVID-19", ông Hùng nói.

Tuy nhiên, theo Tổng thư ký VNBA, hiện hoạt động trung gian thanh toán vẫn còn gặp khó khăn với các quy định ràng buộc như: khách hàng phải có tài khoản ngân hàng và liên kết ví với thẻ ngân hàng; khung khổ pháp lý còn thiếu và chưa đồng bộ; cơ chế hợp tác, chia sẻ dữ liệu giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán, Fintech... còn chưa rõ ràng, trong tình trạng khép kín.

Theo đó, VNBA đề xuất NHNN cần sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 101/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt để tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng được giao đại lý dịch vụ thanh toán đối với các tổ chức khác, giúp thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện và thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính Phủ đạt hiệu quả; sớm ban hành các hướng dẫn cụ thể, để các các trung gian thanh toán triển khai dịch vụ hỗ trợ thanh toán cho các hàng hóa dịch vụ ở nước ngoài vừa đảm bảo quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước vừa giúp hoạt động của trung gian thanh toán phát triển, phù hợp thông lệ quốc tế.

Cần sớm ban hành quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tránh tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân; bổ sung quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng liên kết trong việc phối hợp với ví điện tử, chia sẻ các thông tin nhận biết khách hàng của ngân hàng để ví điện tử có thể tinh giản được các quy trình thủ tục và thông tin khi mở ví điện tử; sớm xây dựng đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm định danh cá nhân thuận tiện, an toàn và chính xác, trong đó cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khai thác dữ liệu công dân.

Trước các đề xuất VNBA đưa ra, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ thanh toán, NHNN cho biết, thực tế số lượng thanh toán qua các ví điện tử hiện rất lớn và tăng trưởng rất nhanh, lên tới 3 con số trong vài năm trở lại đây.

Theo đó, hiện tổng tài khoản thanh toán trên các ví điện tử là 89,5 triệu tài khoản. Trong đó đã có 28,2 triệu tài khoản kích hoạt và 16,4 triệu tài khoản đang hoạt động (phát sinh giao dịch trong vòng 12 tháng) - quy mô gấp đôi một ngân hàng cỡ lỡn.

Chính vì vậy, theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán, rất cần sự kiểm soát rủi ro trong lĩnh vực trung gian thanh toán, Fintech. "Chúng ta cần nhìn nhận toàn diện rằng, các tổ chức quốc tế cũng đã đưa ra các cảnh báo về việc ví điện tử có dấu hiệu lừa đảo, tài trợ đánh bạc, rửa tiền... Vì vậy, trước tiên các đơn vị trung gian thanh toán cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và rủi ro mà đơn vị trung gian có thể gặp phải. Nên đặt vấn đề rằng, liệu khi xảy ra rủi ro có kiểm soát được không trước khi đòi hỏi các cơ chế mở?", ông Dũng đặt vấn đề.

Về đề xuất nâng giá trị chi tiêu trong ví điện tử lên hơn 100 triệu đồng/tháng/khách hàng (hiện tối đa là 100 triệu đồng), ông Dũng cho rằng, cơ quan quản lý sẽ không mở quy định này vì còn phụ thuộc vào các quy định liên quan tới phòng chống rửa tiền và một số quy định khác.

Về kiến nghị có cơ chế thử nghiệm để cho vay ngang hàng (P2P landing) và Fintech, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, NHNN đã nghiên cứu, lập hồ sơ cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Tuy nhiên Fintech trong ngân hàng là khái niệm rộng, pháp lý các nước cũng chưa rõ ràng. Sandbox là cách kiểm soát trong khuôn khổ, sau đó đánh giá xem có phù hợp không để thiết kế chính sách phù hợp. Tuy nhiên, sandbox không phải cây đũa thần, cũng không phải giấy phép để cung ứng dịch vụ ra thị trường. Cho tới thời điểm hiện tại, NHNN đã đi những bước đầu tiên, thông qua những nội dung cốt lõi và giao cơ quan đầu mối để nghiên cứu trình Chính phủ thử nghiệm. Dự kiến trình Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm P2P, Fintech trong 12/2021.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ