Open Banking: Ngân hàng bắt tay Fintech đổi mới công nghệ tài chính
Hiện đã có rất nhiều nhà băng Việt đang ứng dụng công nghệ Open Banking (ngân hàng mở) trong hoạt động của mình. Theo các chuyên gia, ngân hàng mở không chỉ giúp ngân hàng giải quyết được bài toán đa dạng hóa dịch vụ tài chính mà còn tạo sân chơi bình đẳng trong hệ thống các ngân hàng.
Yếu tố quan trọng hướng tới ngân hàng số
Thuật ngữ Open Banking xuất hiện trong Chỉ thị dịch vụ thanh toán sửa đổi (PSD2) của Liên minh châu Âu. Theo PSD2, ngân hàng mở cho phép các bên cung cấp dịch vụ thanh toán thứ ba được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng của khách hàng thông qua các giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) được bảo mật.
Theo ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI), Open Banking sẽ giúp ngân hàng mở rộng được tệp khách hàng, tiếp cận nhóm khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng hay chưa sử dụng các dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, góp phần xây dựng các hệ sinh thái số của riêng ngân hàng, mở rộng hợp tác với các Fintech, Big Tech để đem đến các dịch vụ tài chính tiện lợi hơn cho khách hàng.
Mặt khác, thống kê của Business Insider năm 2020 cho thấy, các hãng công nghệ lớn như Google và Amazon chiếm 50% trên tổng số doanh thu dịch vụ giao dịch tài chính - ngân hàng trên thị trường. Đến năm 2021, tổng ngân sách cho ngành IT ngân hàng được dự đoán là 297 tỷ USD, 35% các ngân hàng truyền thống sẽ bị lấn sân bởi các công ty công nghệ mới nổi từ năm 2020. Đây là một mối đe dọa không nhỏ đối với ngân hàng. Chính vì vậy, xu hướng hợp tác giữa ngân hàng và Fintech, cụ thể là việc phát triển ngân hàng mở là một xu hướng tất yếu.
“Open API là nhân tố không thể thiếu để kết nối và hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ tài chính số, hệ sinh thái số”, ông Vân nhấn mạnh.

Thực tế trên thế giới, các dự án về ngân hàng mở cũng đã được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây và được đón nhận một cách tích cực.
Đơn cử như Hồng Kông đã ban hành cơ chế khuyến khích chia sẻ dữ liệu. Nền tảng Open API đã được xây dựng, áp dụng cho các ngân hàng lớn, cho phép tổng hợp các sản phẩm, dịch vụ từ các ngân hàng khác nhau trong cùng một trang web/ứng dụng để so sánh.
Tại Đức, năm 2010, Dự án ngân hàng mở (Open Bank Project) được phát triển bởi sự hợp tác của các ngân hàng lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước. Nhiệm vụ chính của các dự án là thiết lập các Open API cho các ngân hàng, giúp cho các nhà phát triển và công ty Fintech có thể sử dụng để tạo các ứng dụng tiện ích hơn cho khách hàng từ dữ liệu các ngân hàng chia sẻ với sự chấp nhận của khách hàng.
Tại Việt Nam, theo ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, mặc dù chưa có khuôn khổ pháp lý về ngân hàng mở nhưng thực tế đã có rất nhiều ngân hàng đang ứng dụng công nghệ này. Các nhà băng đã mở nhiều API để kết nối với các công ty trung gian thanh toán, thương mại điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích (điện, nước, hàng không...).
Có thể kể một số cái tên như VietinBank, OCB, Agribank, Bắc Á, BIDV, VPBank, Vietcombank... đều đã có những bước đi tiên phong trong việc mở API. Cụ thể, VietinBank đã có hơn 127 API được cung cấp trên thị trường với hơn 73 đối tác (nền tảng iConnect); OCB đã triển khai hơn 30 API mở; BIDV triển khai nền tảng BIDV Paygate; ứng dụng ngân hàng số Timo kết hợp với VPBank, Bản Việt Bank…
Gần đây nhất, TPBank cũng vừa ra mắt dịch vụ kết nối thanh toán qua Open API, giúp những doanh nghiệp lớn có nhu cầu thực hiện hàng nghìn lệnh chuyển tiền mỗi ngày thực hiện các giao dịch nhanh chóng và đơn giản, gia tăng khả năng quản lý dòng tiền, cũng như tiết kiệm được nguồn nhân lực, thời gian và chi phí tài chính.
Dịch vụ kết nối qua Open API của TPBank còn cho phép doanh nghiệp truy vấn, theo dõi sự thay đổi số dư tài khoản, trạng thái của giao dịch chuyển tiền đi và các thông tin khác theo nhu cầu như: lấy mã định dạng của các ngân hàng, thông tin của ngân hàng chuyển tiền đến, lấy thông tin điện chuyển tiền… bất cứ lúc nào mà không cần phải liên hệ với ngân hàng.
“Trước đây, hầu hết các ngân hàng cung cấp và kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ tài chính trên các kênh phân phối độc quyền của riêng ngân hàng như phòng giao dịch và ngân hàng trực tuyến. Công nghệ Open API của chúng tôi phá vỡ sự hạn chế đó, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng và gia tăng lợi ích nhờ giảm được thời gian giao dịch, kiểm soát dòng tiền, giảm chi phí vận hành”, bà Nguyễn Lan Hương - Phó giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp TPBank chia sẻ và nhấn mạnh Open API đang trở thành xu hướng mới của ngân hàng trong thời đại 4.0.
An toàn, bảo mật là điều kiện tiên quyết
Theo ông Lê Anh Dũng, các API hiện nay được các ngân hàng Việt áp dụng mới chỉ là các kết nối song phương giữa ngân hàng và các đơn vị, chưa có một tiêu chuẩn chung thống nhất. Mặt khác, tuy không thể phủ nhận dữ liệu là “tài nguyên mới” trong bối cảnh kinh tế số, ngân hàng sẽ phát triển thành các tổ chức hoạt động dựa trên dữ liệu. Phát triển ngân hàng mở đem lại nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng vẫn phải đối mặt với một số rủi ro như: Rủi ro lộ, lọt dữ liệu khách hàng; rủi ro tấn công mạng đến từ thời lượng, số lượng kết nối gia tăng giữa ngân hàng và các bên thứ ba; rủi ro lạm dụng, xâm phạm, đánh cắp dữ liệu khách hàng thông qua quá trình thu thập, khai thác dữ liệu của bên thứ ba.
Riêng về phía ngân hàng, sẽ gặp các thách thức về duy trì chất lượng và độ chính xác của dữ liệu; thách thức trong việc phân tích và khai thác tri thức từ dữ liệu; thách thức trong việc làm sạch, chuẩn hóa dữ liệu, loại bỏ dữ liệu rác… và quan trọng là bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn dữ liệu của khách hàng trong môi trường mạng.
Vì vậy, ông Dũng nêu một số kiến nghị như: Chính phủ nghiên cứu, xem xét trình ban hành Luật về bảo vệ dữ liệu người dùng, Luật về bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu người dùng nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, đồng bộ về quản lý dữ liệu toàn nền kinh tế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, qua đó thúc đẩy ngân hàng mở trong ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.
Bộ Thông tin và Truyền thông sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và tạo thuận lợi cho việc thu thập, lưu trữ, chia sẻ, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Phạm vi nghị định cần bao trùm toàn bộ, đầy đủ hoạt động định danh và xác thực điện tử của cá nhân và tổ chức trong mọi giao dịch điện tử.
Về phía NHNN, phát biểu trong hội thảo mới đây về ngân hàng mở, ông Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (NHNN) cho biết, NHNN cũng bước đầu nghiên cứu xây dựng, thử nghiệm và dần hoàn thiện các khung pháp lý để quản lý hoạt động ngân hàng mở.
Trước đó, để xây dựng, thử nghiệm và dần hoàn thiện các khung pháp lý để quản lý hoạt động Open Banking theo tinh thần của Chỉ thị số 16/CT-TTg. Ngày 16/3/2017 Thống đốc NHNN đã có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Fintech, theo đó, nghiên cứu, xây dựng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua giao diện chương trình ứng dụng Open API là một trong số nhiệm vụ trọng tâm của ban.
Theo các chuyên gia, an toàn, bảo mật phải là yếu tố tiên quyết khi phát triển Open Banking, bởi đích đến cuối cùng của mọi sản phẩm, dịch vụ đều là khách hàng. Chỉ khi thực sự an toàn, người dùng mới có thể tin tưởng sử dụng và trải nghiệm các công nghệ mới.
Cần cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo để triển khai các dịch vụ mới
Trong buổi làm việc mới đây với Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng báo cáo trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, sáng tạo và ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng lần thứ tư để cung ứng nhiều dịch vụ ngân hàng số, tiện ích, đảm bảo an ninh, an toàn, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay là thiếu hành lang pháp lý đồng bộ cho vấn đề mới phát sinh như vấn đề cho vay ngang hàng, quản lý tiền điện tử, tiền kỹ thuật số…
Đồng thời, việc triển khai các dịch vụ trên cơ sở đổi mới, sáng tạo có thể phát sinh rủi ro mà thời điểm hiện tại chưa nhận diện được, cần có cơ chế chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo và ứng xử với rủi ro phù hợp để giảm áp lực cho cơ quan và nhân lực thực hiện.
(Theo Thời báo ngân hàng)
- Cùng chuyên mục
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray
Ông Trần Đình Long cho biết Tập đoàn Hòa Phát có dự án mới sản xuất ray đặt tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, tổng mức đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, phấn đấu tháng 5/2027 có sản phẩm đường ray đầu tiên.
Tài chính - 17/04/2025 15:01
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
Quý I/2025, doanh thu Tập đoàn Hòa Phát đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng 3.300 tỷ đồng, tăng 15%. Xét theo quý, đây là kết quả lợi nhuận cao nhất của Tập đoàn tính từ quý III/2022 trở lại.
Tài chính - 17/04/2025 10:37
Novaland muốn phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP
Novaland trình phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP thay các đợt phát hành chưa triển khai trong 3 năm qua. Doanh nghiệp đang tuyển hơn 1.000 nhân sự chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng sắp tới.
Tài chính - 17/04/2025 10:36
SSI Research: Nhóm tài chính sẽ bị các ETF bán mạnh
SSI Research dự báo nhóm tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thuộc VN30 sẽ bị các ETF bán hàng triệu đơn vị, hạn cuối cơ cấu danh mục là 25/4.
Tài chính - 17/04/2025 09:46
Đề xuất ưu đãi vượt trội cho ngân hàng nước ngoài vào Trung tâm tài chính
Để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng, các chuyên gia đề xuất, cần nhiều cơ chế vượt trội liên quan đến hạ tầng tài chính, công nghệ, ưu đãi cho ngân hàng nước ngoài chuyển trụ sở, chi nhánh vào Việt Nam.
Tài chính - 16/04/2025 16:34
Phát Đạt hoàn tất hoán đổi khoản vay 30 triệu USD với đối tác ngoại
Phát Đạt đã chuyển đổi khoản vay 30 triệu USD thành cổ phiếu giúp giảm áp lực nợ đáng kể, bởi nếu không hoàn thành trước 23/4 thì sẽ phải thanh toán khoản vay trước ngày 24/9.
Tài chính - 16/04/2025 14:40
BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp
BVBank sẽ thực hiện chuyển sàn năm nay để đón đầu các triển vọng khởi sắc sắp tới. Đồng thời, ngân hàng chào bán tiếp cổ phiếu cho cổ đông và ESOP để tăng vốn lên 7.676 tỷ đồng.
Tài chính - 16/04/2025 08:23
Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình khẳng định mục tiêu kinh doanh năm 2025 dù khó khăn, song Tập đoàn sẽ cố gắng thực hiện bằng mọi giá.
Tài chính - 15/04/2025 17:40
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
Giá lao dốc sau biến cố thuế quan, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch mua lại cổ phiếu bất chấp việc giảm vốn. Các lãnh đạo cũng dự chi hàng chục tỷ gom cổ phiếu.
Tài chính - 15/04/2025 13:16
Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Dù TTCK trong nước đã có những biến động do sự kiện áp thuế đối ứng, song HĐQT Chứng khoán MB nhìn nhận vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi và thông tin hỗ trợ tích cực như Chính phủ giảm chi phí, thuế, nâng hạng thị trường chứng khoán...
Tài chính - 15/04/2025 12:50
Chuyên gia ACBS: Nhà đầu tư không nên 'lướt sóng' cổ phiếu
Bà Đỗ Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng nhà đầu tư cá nhân không nên tham gia lướt sóng hay sử dụng margin vào lúc này vì rủi ro biến động giá vẫn rất cao.
Tài chính - 15/04/2025 10:47
Sớm áp dụng APA để gỡ điểm nghẽn về xác định giá giao dịch liên kết
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) là một biện pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để giải quyết hữu hiệu vấn đề "chuyển giá".
Tài chính - 15/04/2025 07:41
‘Vững vàng’ như cổ phiếu VIC
Với diễn biến tích cực của VIC, VHM và VRE, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (theo Forbes) hiện đạt 8,4 tỷ USD, đứng thứ 344 top người giàu trên thế giới.
Tài chính - 14/04/2025 15:32
Chủ tịch Hưng Thịnh Incons: ‘Chậm lại là để đi nhanh hơn’
Hưng Thịnh Incons đánh giá ngành xây dựng có triển vọng tích cực năm nay. Doanh nghiệp đã tiến hành tái cấu trúc và kỳ vọng có sự chuyển mình mạnh mẽ.
Tài chính - 14/04/2025 11:10
Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán
Sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo và giải chấp ngắn hạn, niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán khi VN-Index tăng liên tiếp trong 2 phiên 10/4 và 11/4.
Tài chính - 14/04/2025 06:45
Cơ hội vàng để sở hữu ngân hàng 100% vốn ngoại
Suốt 8 năm qua, không có thêm ngân hàng 100% vốn nước ngoài nào được thành lập tại Việt Nam. Do vậy, giấy phép ngân hàng 100% vốn ngoại là cơ hội vàng cho nhà đầu tư.
Tài chính - 13/04/2025 13:05
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Giá chung cư tăng như 'lên đồng', thanh khoản chậm lại
-
4
Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán
-
5
Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago