Phát triển ngân hàng số còn tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Nhàđầutư
Đối với lĩnh vực ngân hàng, xét ở góc độ tích cực thì dịch COVID-19 lại đang thúc đẩy triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử, tuy nhiên đi kèm theo đó là không ít nguy cơ tiềm ẩn.
THANH HƯƠNG
22, Tháng 05, 2020 | 09:20

Nhàđầutư
Đối với lĩnh vực ngân hàng, xét ở góc độ tích cực thì dịch COVID-19 lại đang thúc đẩy triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử, tuy nhiên đi kèm theo đó là không ít nguy cơ tiềm ẩn.

toancanh2

Các đại biểu tham dự tọa đàm trực tuyến: Ngân hàng số và thanh toán điện tử- gợi mở từ khủng hoảng COVID - 19. Ảnh Enternews

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức tọa đàm trực tuyến “Ngân hàng số và thanh toán điện tử gợi mở từ khủng hoảng COVID-19”.

Phát biểu khai mạc tại buổi toạ đàm, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia ít ỏi trên thế giới đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh COVID-19. Trên thực tế, dịch bệnh gây ra nhiều tác động vô cùng nguy hại cho nền kinh tế và xã hội nhưng ở chiều ngược lại đây cũng chính là động lực thúc đẩy sự thay đổi trong đời sống và nền kinh tế, tạo ra cơ hội thúc đẩy nhanh hơn Chính phủ điện tử và nền kinh tế số, trong đó có ngân hàng số và thanh toán điện tử.

Ông Lộc cho biết, Việt Nam có hạ tầng số phát triển khá mạnh so với các nền kinh tế trong khu vực và đây là lợi thế để đất nước có thể chuyển nền kinh tế số sang không gian số, thúc đẩy số hóa trong các doanh nghiệp.

Cụ thể, theo ông Lộc, Việt Nam hiện đã có 70 tổ chức tín dụng và các đơn vị trung gian thanh toán như ví điện tử đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet đã đạt trên 7 triệu tỷ đồng và 300.000 tỷ đồng giao dịch qua điện thoại di động. Những con số này bước đầu có ý nghĩa.

Tuy nhiên, TS Vũ Tiến Lộc nhận định, mặc dù có những tiến bộ nhất định về xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán số nhưng vẫn còn trở ngại về mặt pháp lý, thủ tục giấy tờ trong hệ thống các văn bản hiện hành, khiến thanh toán số chưa thể mở rộng nhanh và dễ dàng tới nhóm khách hàng ưa tiện lợi.

Ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN cũng cho rằng, dù nhìn từ đại dịch COVID -19 và một số định hướng phát triển ngân hàng số, việc thanh toán điện tử có rất nhiều cơ hội với những tiện lợi cụ thể song vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn.

Ông Dũng đưa ra dẫn chứng, ví dụ như với dịch vụ Mobile Money, giao dịch sẽ khó bảo đảm nếu việc xác thực khách hàng không chính xác do như tình trạng SIM rác và việc mua bán SIM kích hoạt sẵn vẫn còn khá phổ biến như hiện nay. Do đó, ông Dũng cho rằng, phải siết chặt việc sở hữu SIM điện thoại tương tự như vấn đề mở thẻ ngân hàng. Một người có thể được sở hữu nhiều SIM, nhưng phải chính chủ và khi không có nhu cầu sử dụng nữa phải báo cho các nhà mạng để hủy bỏ.

Chính vì vây, ông Dũng kiến nghị, phải định danh được khách hàng, nếu không trả lời được khách hàng là ai thì tất cả nguy cơ có thể xảy ra. Đồng thời phải bảo vệ dữ liệu về người dùng, định danh số.

Còn theo ông Phạm Quang Đệ - Giám đốc Công nghệ Ngân hàng số - Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Việt Nam có 95,5 triệu dân nhưng 65,8% người dân sống tại nông thôn và chỉ có 31% dân số sở hữu tài khoản ngân hàng, 68% điện thoại người dân sử dụng là điện thoại thông minh, có kết nối internet. Nhưng trên thực tế, hiện nay trong lĩnh vực TMĐT, thanh toán dùng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Và các hình thức thanh toán tồn tại một số điểm yếu nhất định, như thẻ: phải có thẻ vật lý và trang bị POS; Ngân hàng: Mới có 30% dân số tiếp cận dịch vụ này; Ví điện tử: Bắt buộc phải liên kết với tài khoản ngân hàng, có tài khoản ngân hàng mới tạo được ví điện tử, đây là rào cản tương đối lớn; Mobile money: Khó khăn về quản lý dòng tiền và phương tiện thanh toán.

Đồng tình với ý kiến trên, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, hạ tầng công nghệ của chúng ta còn yếu, hoạt động lừa đảo, gian lận vẫn đang hoành hành mà chúng ta chưa kiểm soát được, do đó, trong xu hướng phát triển ngân hàng số, không nên vội vã để có thể phát triển vững chắc.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ