Quốc hội quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương

Nhàđầutư
Nghị quyết mới xác định, lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội. Tuy nhiên, sẽ tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
THẮNG QUANG
13, Tháng 11, 2021 | 10:56

Nhàđầutư
Nghị quyết mới xác định, lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội. Tuy nhiên, sẽ tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

Sáng 13/11, trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 2, với 465/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,19% tổng số đại biểu tham gia), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022.

Mức bộ chi ngân sách năm 2022 là 372.900 tỷ

Nghị quyết nêu rõ dự toán tổng số thu NSNN năm 2022 là 1.411.700 tỷ đồng. Tổng số chi NSNN là 1.784.600 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 372.900 tỷ đồng tương đương 4% tổng sản phẩm trong nước (GDP); tổng mức vay của NSNN là 572.686 tỷ đồng.

Về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995. Trước đó, tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội đã quyết nghị việc tập trung nguồn lực để cải cách tiền lương từ 1/7/2022.

Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đã quyết định bổ sung 40,322 tỷ đồng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2021 từ nguồn viện trợ nước ngoài không hoàn lại của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); đồng thời bổ sung 40,322 tỷ đồng dự toán chi thường xuyên năm 2021 từ nguồn viện trợ này cho ngân sách tỉnh Quảng Nam để thực hiện Dự án Phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Hội An.

cai-cach-tien-luon

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022. Ảnh: Quốc hội.

Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2022 cũng nêu rõ, tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp.

Quốc hội cũng đồng ý cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch COVID-19 trong năm 2021 và năm 2022.

Trường hợp được phép là đã sử dụng hết nguồn ngân sách địa phương, nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống dịch COVID-19 và cam kết bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Nghị quyết còn cho 16.000 tỷ đồng từ nguồn kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2021 sang kế hoạch năm 2022 để phân bổ và giao kế hoạch đầu tư cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong đó, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 6.000 tỷ đồng; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 6.000 tỷ đồng; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 4.000 tỷ đồng.

Nghị quyết còn yêu cầu Chính phủ khẩn trương rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều chỉnh cắt, giảm, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2021 giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương điều chỉnh kế hoạch đầu tư công từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân cao theo quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 67 của Luật Đầu tư công, thúc đẩy tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Vì sao chưa cải cách tiền lương?

Trước khi nghị quyết này được thông qua, giải trình, làm rõ một số ý kiến của đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và để thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

nguyen-phu-cuong

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường. Ảnh: Quốc hội.

"Tuy nhiên, cải cách tiền lương là chủ trương lớn, mang tính đột phá, đã được quy định trong Nghị quyết 27 của Bộ chính trị. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn lực, sớm trình Quốc hội quyết định việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm thích hợp", ông Nguyễn Phú Cường cho hay.

Cũng theo Chủ nhiệm Cường, thời gian qua, dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ tới tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp, mới đi làm, người hoạt động chuyên trách xã, phường.

Tuy nhiên hiện nay thu NSNN khó khăn, chi NSNN tăng cao, đặc biệt là chi cho phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế đang là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Vì vậy, trước mắt trong năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép chưa nâng lương cho người có thu nhập thấp, mới đi làm, người hoạt động chuyên trách xã, phường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, cân đối nguồn lực, sớm thực hiện cải cách tiền lương, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương, nhất là đối tượng có mức lương thấp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24605.00 24925.00
EUR 26271.00 26377.00 27542.00
GBP 30600.00 30785.00 31733.00
HKD 3104.00 3116.00 3217.00
CHF 26884.00 26992.00 27832.00
JPY 159.53 160.17 167.59
AUD 15865.00 15929.00 16416.00
SGD 18063.00 18136.00 18675.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17891.00 17963.00 18494.00
NZD 0000000 14617.00 15106.00
KRW 0000000 17.67 19.28
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ