Thủ tướng: Có công ăn việc làm thì người dân sẽ yên tâm ở lại quê hương

Nhàđầutư
"Các bộ, ngành xây dựng cơ chế, chính sách trình cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội để giúp đồng bằng sông Cửu Long giải quyết vấn đề về hạ tầng, tạo sinh kế, công văn việc làm cho người dân. Có công ăn việc làm thì người dân sẽ yên tâm ở lại quê hương", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
BẢO LÂM
12, Tháng 11, 2021 | 12:41

Nhàđầutư
"Các bộ, ngành xây dựng cơ chế, chính sách trình cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội để giúp đồng bằng sông Cửu Long giải quyết vấn đề về hạ tầng, tạo sinh kế, công văn việc làm cho người dân. Có công ăn việc làm thì người dân sẽ yên tâm ở lại quê hương", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Sáng 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV.

Tạo kế sinh nhai, công ăn việc làm cho người dân

Chất vấn Thủ tướng về dòng người lao động từ một tỉnh, thành phía Nam về quê khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (đoàn Vĩnh Long) đặt câu hỏi về giải pháp, chính sách của Chính phủ cũng như các địa phương, trong đó có cơ chế liên vùng để giúp người dân an cư lạc nghiệp trên mảnh đất quê hương?

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay hiện tượng dịch chuyển thị trường lao động là hiện tượng bình thường trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, điều không bình thường ở đây là sự quản lý Nhà nước còn bất cập, cho nên, khi có sự dịch chuyển lao động tại các tỉnh phía Nam thì gây áp lực cho các địa phương.

Để giải quyết áp lực này, Thủ tướng nêu rõ, thứ nhất, Trung ương phối hợp với địa phương để nâng cao năng lực y tế. Thứ hai là tăng cường năng lực cung cấp vaccine. Thứ ba là bảo đảm an sinh xã hội. Thứ tư là kêu gọi sự hỗ trợ của các thành phần kinh tế để giúp giảm áp lực cho các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long.

thu-tuong

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh: VGP.

Về các chính sách căn cơ, Thủ tướng cho rằng phải tạo sinh kế, công ăn việc làm mang tính quyết định. Muốn vậy, nước ta phải giải quyết nút thắt về hạ tầng, bao gồm: Hạ tầng đường bộ, giao thông thủy nội địa; hạ tầng chống biến đổi khí hậu và hạ tầng y tế, giáo dục. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120 cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên, để nghị quyết đi vào cuộc sống phải có các cơ chế, chính sách hiệu quả.

"Các bộ, ngành xây dựng cơ chế, chính sách để trình cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội để giúp đồng bằng sông Cửu Long giải quyết vấn đề về 3 hạ tầng này, tạo sinh kế, công văn việc làm cho người dân. Khi có công ăn việc làm thì người dân sẽ yên tâm ở lại quê hương", Thủ tướng trả lời đại biểu.

Cũng trả lời về các chính sách chính sách hỗ trợ thời gian tới với người dân trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường (câu chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, đoàn Quảng Ninh), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay vừa qua, nước ta thực hiện các chính sách hỗ trợ rất tích cực, nhất là sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 30, tạo hành lang pháp lý rất quan trọng để Chính pủ và các cơ quan đề xuất cấp có thẩm quyền và chủ động triển khai các chính sách.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ còn nhiều bất cập như các đại biểu đã đề cập và các Bộ trưởng đã trả lời trong những ngày vừa qua.

"Về thời gian sắp tới, trước hết phải rà soát, đánh giá lại những việc đã triển khai, cái gì chưa được, những việc đã làm được, phân tích các nguyên nhân, trên cơ sở đó, rà soát lại các đối tượng, phạm vi, mức độ hỗ trợ, định ra chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, tránh tiêu cực, lợi dụng chính sách, bỏ sót đối tượng, hoặc các vấn đề bất cập như đã chỉ ra", Thủ tướng nói.

Quy hoạch hạ tầng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Trong khi đó, đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) đặt câu hỏi: Việc đẩy mạnh kết cấu hạ tầng là kỳ vọng và mong muốn của cử tri. Xin Thủ tướng cho biết giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng thời gian tới?

vuong-thi-huong

Đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang). Ảnh: Quốc hội.

Thủ tướng khẳng định phát triển hạ tầng là vấn đề mà trong những ngày vừa qua, trong thảo luận và chất vấn, có rất nhiều đại biểu đề cập. Hạ tầng bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) như: Y tế, giáo dục, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu…

Về giải pháp phát triển hạ tầng, trước hết, chúng ta phải tổng kết, rà soát lại việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, cái gì đã làm được, cái gì chưa làm được, nguyên nhân khách quan, chủ quan ở đâu, trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng phù hợp, nhất là quy hoạch hạ tầng gắn với quy hoạch, phát triển KTXH, chủ trương đường lối chính sách của Đảng tại Đại hội XIII.

Thủ tướng cũng nêu ra các giải pháp. Thứ nhất, phải rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định, quy trình liên quan phát triển hạ tầng, những điểm còn vướng mắc cần bổ sung hoàn thiện để có hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ điều kiện để chúng ta phát triển hạ tầng. Nội dung nào thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương thì chính quyền địa phương phải lo, nội dung nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì Chính phủ phải lo, nội dung nào vượt thẩm quyền của Chính phủ thì Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền, đề xuất Quốc hội xem xét, quyết định, ban hành, từng bước hoàn thiện thể chế phát triển hạ tầng.

Thứ hai, qua phân tích thực trạng đầu tư công, có các nguyên nhân như các đại biểu đã phân tích trong những ngày vừa qua, có nguyên nhân từ Trung ương và từ địa phương. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là từ nguồn nhân lực, do đó, phải tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực trong phát triển hạ tầng.

Thứ ba, là vấn đề huy động nguồn vốn để phát triển hạ tầng gồm cả vốn nhà nước và tư nhân, trong đó nguồn vồn nhà nước làm vốn mồi, kích hoạt, dẫn dắt mọi nguồn vốn.

Thứ tư, phải có công nghệ phát triển hạ tầng đáp ứng yêu cầu, nâng cao chất lượng, giảm giá thành…

Thứ năm, về quản trị trong phát triển hạ tầng phải bảo đảm  quản trị để không lãng phí, chống tiêu cực, công khai minh bạch trong phát triển hạ tầng.

Cùng với đó, còn có các giải pháp khác phối hợp với nhau để phát triển hạ tầng...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24470.00 24480.00 24800.00
EUR 26425.00 26531.00 27697.00
GBP 30900.00 31087.00 32039.00
HKD 3089.00 3101.00 3202.00
CHF 27541.00 274652.00 28529.00
JPY 162.60 163.25 170.97
AUD 16032.00 16096.00 16584.00
SGD 18149.00 18222.00 18767.00
THB 676.00 679.00 708.00
CAD 17986.00 18058.00 18596.00
NZD   14966.00 15459.00
KRW   17.86 19.52
DKK   3552.00 3685.00
SEK   2363.00 2458.00
NOK   2321.00 2415.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ