Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Điều hành chính sách tiền tệ cần chú ý tới 'lạm phát nhập khẩu'

Nhàđầutư
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, nhiệm vụ chính của chính sách tiền tệ là lưu thông mạch máu nền kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn hệ thống. Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục, 'lạm phát nhập khẩu' sẽ là rủi ro cho điều hành tiền tệ thời gian tới.
ĐÌNH VŨ
12, Tháng 11, 2021 | 11:15

Nhàđầutư
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định, nhiệm vụ chính của chính sách tiền tệ là lưu thông mạch máu nền kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn hệ thống. Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục, 'lạm phát nhập khẩu' sẽ là rủi ro cho điều hành tiền tệ thời gian tới.

nguyen-thi-hong

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn. Ảnh: Quốc hội.

Trả lời chất vấn tại nghị trường Quốc hội sáng 12/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới đời sống doanh nghiệp và người dân. Ý thức được điều đó, ngay trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 1,5-2%.

Ngoài điều hành lãi suất, NHNN cũng đã kêu gọi các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm lãi suất cho các khoản vay cũ và mới. Kết quả, lãi suất trên thị trường đã giảm trung bình 1,66% so với trước đại dịch, với tổng mức giảm khoảng 30.000 tỷ đồng; thực hiện giảm phí hơn 2.000 tỷ đồng.

Thống đốc nhấn mạnh, 2 nhiệm vụ chính của điều hành chính sách tiền tệ là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế; hai là mạch máu nền kinh tế, đảm bảo an toàn, sẵn sàng chi trả cho người dân khi có nhu cầu. 

"Kinh tế thế giới đang dần phục hồi, giá cả hàng hoá đang trên xu hướng tăng. Giá xăng dầu thế giới đã tăng 55,2% so với cuối năm 2020. Một số nước phát triển lạm phát đã tăng cao nhất trong lịch sử (Mỹ lạm phát đã tăng 5,3% trong tháng 9). Với độ mở của kinh tế Việt Nam lớn (tổng kiêm ngạch xuất nhập khẩu lên tới 200% GDP) dẫn tới rủi ro "lạm phát nhập khẩu". Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã dừng nới lỏng chính sách tiền tệ với 65 lượt tăng lãi suất trên toàn thế giới", Thống đốc nói.

Với thị trường trong nước, nợ xấu của các TCTD đang gia tăng. Các ngân hàng đã giảm lãi suất từ chính nguồn lực của mình, trong khi nợ xấu gia tăng các TCTD cũng sẽ phải tự dùng nguồn lực để xử lý.

"Vì vậy, nếu để nguồn lực suy giảm thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng xử lý nợ xấu của các nhà băng. Không có những tính toán cẩn thận dễ dẫn tới những rủi ro lạm phát như năm 2009-2011", Thống đốc chia sẻ.

Theo đó, đại diện NHNN cho rằng, dư địa giảm lãi suất trong thời gian tới không còn nhiều, năm 2021, mục tiêu lạm phát dưới 4% có thể đạt được nhưng tới năm 2022 rủi ro lạm phát là rất lớn. NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo toàn bộ hệ thống tiết giảm chi phí hoạt động để giảm lãi suất nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn của từng tổ chức tín dụng, sau đó là cả hệ thống.

"NHNN sẽ phối hợp với các bộ ngành để có gói hỗ trợ lãi suất với liều lượng hợp lý để vừa đảm bảo cần đối kinh tế vĩ mô, vừa an toàn hoạt động hệ thống, tránh lạm phát tăng cao", Thống đốc nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ