Quảng Nam thu hút nhiều doanh nghiệp FDI tham gia trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Nhàđầutư
Thời gian qua, công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Nam đã thu hút nhiều dự án đầu tư mới với vốn đầu tư lớn đi vào hoạt động, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất phụ tùng và các bộ phận phụ trợ phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp hỗ trợ ngành may...
THÀNH VÂN
17, Tháng 11, 2022 | 10:03

Nhàđầutư
Thời gian qua, công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Nam đã thu hút nhiều dự án đầu tư mới với vốn đầu tư lớn đi vào hoạt động, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất phụ tùng và các bộ phận phụ trợ phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp hỗ trợ ngành may...

Thu hút nhiều doanh nghiệp FDI

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Kết quả đã huy động được quy mô khá lớn vốn đầu tư phát triển, đạt 217.000 tỷ đồng (khoảng 10 tỷ USD) trong giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng bình quân 12%/năm. Hiện Quảng Nam có 2 Khu kinh tế, 14 khu công nghiệp và 92 cụm công nghiệp đã được quy hoạch với tổng diện tích 83.000ha.

Ông Nguyễn Thanh Quang, Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Nam cho biết, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều dự án đầu tư mới với vốn đầu tư lớn đi vào hoạt động, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất phụ tùng và các bộ phận phụ trợ phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô; nguyên vật liệu và phụ liệu, hóa chất phục vụ sản xuất ngành may mặc; linh kiện điện tử phục vụ ngành điện - điện tử.

Theo ông Quang, về công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may thời gian gần đây đã có sự phát triển rõ rệt, thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Năm 2019, ước tính có khoảng 25 dự án hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 9.700 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 13.000 lao động, trong đó có 16 doanh nghiệp FDI.

Các dự án chủ yếu tập trung trong các khu, cụm công nghiệp với các sản phẩm hỗ trợ ngành dệt may như: vải, sợi, hoàn thiện sản phẩm dệt (bao gồm tẩy, nhuộm vải dệt), hồ vải, chỉ, khuy nút, dây kéo, nhãn mác, in các loại hoa văn lên vải, bao bì giấy, nhựa cho ngành may và kim dệt may. Đến nay, đã hình thành khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tại khu công nghiệp Tam Thăng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp ngành dệt may. 

nganh-may

Quảng Nam đã hình thành khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tại khu công nghiệp Tam Thăng. Ảnh: Thành Vân.

Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, trên địa bàn tỉnh có khoảng 26 dự án hoạt động tập trung trong các khu công nghiệp (13 doanh nghiệp FDI; 13 doanh nghiệp trong nước). Tổng vốn đầu tư đăng ký theo dự án là hơn 4.800 tỷ đồng, giải quyết cho hơn 5.000 lao động.

Ông Quang cho rằng, công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất lắp ráp ô tô với thế mạnh là Tập đoàn THACO, đây là điểm sáng và tiềm năng lớn trong phát triển công nghiệp của tỉnh nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Hiện nay, THACO đã có 7 nhà máy lắp ráp ô tô (xe tải, bus, xe du lịch, sơmi romooc, xe chuyên dụng), trong đó có 2 nhà máy có quy mô lớn nhất Đông Nam Á là nhà máy Bus Thaco và  nhà máy Thaco Mazda.

Cùng với các nhà máy lắp ráp ô tô, được biết, THACO đã đầu tư xây dựng 19 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng trên diện tích đất 120ha, với tổng vốn đầu tư là 12.000 tỷ đồng. Những nhà máy này sản xuất 6 nhóm sản phẩm chính, bao gồm: khuôn mẫu và gia công cơ khí; sơ mi rơ moóc và cấu kiện nặng; linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy; linh kiện công nghiệp, dân dụng; thiết bị cho ngành ô tô, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng; dịch vụ thiết kế và phát triển sản phẩm.

Ngoài Tập đoàn THACO, những năm gần đây tỉnh cũng đã thu hút thêm nhiều doanh nghiệp FDI tham gia đầu tư trong lĩnh vực này như: Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô CTR Vina với vốn đầu tư 27 triệu USD (Hàn Quốc); Nhà máy phụ trợ ô tô bằng đùn chất dẻo với vốn đầu tư 10,3 triệu USD (Hàn Quốc); Nhà máy sản xuất vải túi khí của Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam với vốn đầu tư 35 triệu USD (Hàn Quốc); Nhà máy sản xuất mô tơ phanh bơm chân không bằng điện tử của xe ô tô với vốn đầu tư 5 triệu USD (Hàn Quốc)…..

"Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất lắp ráp ô tô đã có bước phát triển. Việc hình thành khu công nghiệp cơ khí ô tô tại Khu kinh tế mở Chu Lai là điểm nhấn về công nghiệp sản xuất ô tô không những của tỉnh Quảng Nam mà còn của quốc gia", ông Quang thông tin. 

Empty

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Nam đã thu hút nhiều dự án đầu tư mới với vốn đầu tư lớn đi vào hoạt động. Ảnh: Thành Vân.

Hình thành Trung tâm công nghiệp phụ trợ

Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Quy mô doanh nghiệp nhỏ, năng lực sản xuất, vốn, công nghệ còn rất nhiều hạn chế.

Đặc biệt, sự liên kết hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa phương, các doanh nghiệp địa phương với nhau còn hạn chế, do đó các doanh nghiệp địa phương chưa tham gia vào các khâu, phân khúc của chuỗi giá trị ngành của tập đoàn. 

Theo ông Nguyễn Hồng Quang, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương và đa phương, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)… đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Do vậy, để đón đầu cơ hội và đương đầu thách thức, sản xuất công nghiệp cần có bước tiến về chiều sâu với hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.  

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, thực hiện kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, trong đó giao cho tỉnh Quảng Nam xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai. Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận ý kiến góp ý của Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT, hoàn chỉnh đề cương Đề án và thực hiện các bước tiếp theo.

"Để phát triển ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam, phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai trở thành một trong những hạt nhân, trung tâm phát triển lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là Trung tâm công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô thì việc thành lập Trung tâm công nghiệp cơ khí và công nghiệp phụ trợ tại Chu Lai là cần thiết", ông Nguyễn Hồng Quang thông tin.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ