Phát triển xanh tăng tốc bất chấp đại dịch

KIM NGÂN
15:18 29/08/2021

Vượt lên những thách thức từ đại dịch và sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng, nhiều tập đoàn toàn cầu đã công bố kế hoạch lớn cho phát triển xanh, coi đây là chiến lược sống còn.

Thomas Gottstein, Giám đốc điều hành của Credit Suisse, nhận định: “Đại dịch Corona thúc đẩy đáng kể xu hướng đầu tư có trách nhiệm về quản trị, xã hội và môi trường, những tiêu chí của đầu tư bền vững”.

Solar power

Kỹ sư giám sát hoạt động của các tấm điện mặt trời trên mái. Ảnh: Getty Images

Cắt giảm phát thải

Tháng 7, LG Electronics công bố các công ty con trong lĩnh vực sản xuất, hậu cần và các văn phòng ở Mỹ của tập đoàn sẽ chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo 100% từ cuối năm nay. Thời gian cho các nhà máy khác ở ngoài Hàn Quốc là năm 2025. Tập đoàn đặt mục tiêu tỷ lệ chuyển đổi đạt 60% tại Hàn Quốc vào năm 2030 và 90% vào 2040.

Việc chuyển đổi sẽ được thực hiện thông qua nhiều phương pháp như lắp đặt các tấm pin mặt trời hiệu suất cao, mua chứng chỉ năng lượng tái tạo, hay ký kết các hợp đồng mua bán điện. Nhà máy của LG Electronics ở Noida, Ấn Độ đã lắp đặt máy phát điện năng lượng mặt trời 3,2 megawatt, cung cấp 100% năng lượng cho nhà máy này.

LG đang sử dụng các giải pháp công nghệ B2B của riêng mình, như thiết bị làm lạnh hiệu suất cao và hệ thống quản lý năng lượng (EMS), để giảm lượng phát thải.

Trong khi đó, doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất Thái Lan PTT vừa bước chân vào sản xuất protein từ thực vật, nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và thực hiện các mục tiêu trung hòa carbon toàn cầu.

Hiện tại, 95% doanh thu của PTT đến từ lọc hóa dầu, kinh doanh thương mại và bán lẻ các sản phẩm xăng dầu, sản xuất điện. Tập đoàn gần đây có thêm đầu tư ở các mảng kinh doanh mới như ô tô điện và khoa học đời sống.

Buranin Rattanasombat, Phó chủ tịch điều hành, nói với Bloomberg: “Không phải bởi nhu cầu xăng dầu, khí gas sẽ nhanh biến mất. Các nước đặt mục tiêu trung hòa carbon trong vài thập kỷ tới nên cần có các thay đổi để phù hợp”.

Nippon Yusen, hãng vận tải biển hàng đầu Nhật Bản, giữa tháng 6 cho biết sẽ đặt mua 12 tàu vận chuyển ô tô chạy bằng khí hóa lỏng (LNG), trị giá 912 triệu USD. Đơn đặt hàng của Nippon Yusen là đơn hàng lớn nhất ở Nhật Bản đối với loại tàu chạy bằng LNG. Mỗi tàu có sức chứa khoảng 7.000 xe.

Nikkei cho biết các nhà sản xuất ô tô muốn giảm phát thải carbon trong chuỗi cung ứng của họ, và động thái của Nippon Yusen phù hợp với xu hướng này. Lượng khí thải carbon từ những con tàu này ít hơn 25% so với các tàu tương tự chạy bằng xăng.

Trong khi đó, đầu năm nay, Shell đề ra một trong những chiến lược khí hậu tham vọng nhất của ngành dầu khí. Tập đoàn có mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon trong các sản phẩm ít nhất 6% vào năm 2023, 20% năm 2030, 45% năm 2035 và 100% năm 2050 so với 2016. Shell có kế hoạch tăng chi cho năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp, lên tới 25% tổng ngân sách vào năm 2025.

tesla-charging-54

Ô tô điện của hãng xe Tesla. Ảnh: Tesla

Sản xuất pin cho xe điện

Chưa bao giờ xe điện và pin cho xe điện trở thành chủ đề nóng như vậy trong ngành ô tô những ngày này. Các hãng ô tô lớn nhất thế giới đang chuẩn bị ra mắt những dự án pin xe điện quy mô lớn để đảm bảo nguồn cung ứng, đáp ứng xu hướng sử dụng xe “xanh” ngày càng mạnh mẽ trên thế giới.

Nissan đầu tháng 7 công bố kế hoạch xây dựng một “nhà máy khổng lồ” (gigafactory) sản xuất pin cho xe điện trị giá 1,38 tỷ USD tại Sunderland, Anh. Dự án nằm trên lộ trình tiến tới trung hòa carbon của tập đoàn, theo ông Ashwani Gupta, CEO của Nissan.

Cách đó ít hôm, Renault thông báo đã ký hai thỏa thuận hợp tác lớn về thiết kế và sản xuất pin xe điện với các công ty Trung Quốc và Pháp. Dự án hợp tác với Trung Quốc ở Pháp có vốn đầu tư lên tới 2,38 tỷ USD và sẽ đi vào hoạt động năm 2024. Tháng 5, Ford công bố kế hoạch thành lập liên doanh với SK Innovation (Hàn Quốc) để sản xuất pin xe điện tại Mỹ. Liên doanh sẽ bắt đầu sản xuất vào giữa thập kỷ này.

General Motors trước đó công bố nhà máy Ultium thứ hai trị giá 2,3 tỷ USD tại Mỹ để sản xuất pin thông qua liên doanh với LG Chem. Hai công ty đang xây dựng một nhà máy Ultium Cell ở Lordstown, Ohio, dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Volkswagen hồi tháng 3 thông báo tập đoàn dự kiến thành lập các nhà máy pin quy mô lớn ở châu Âu vào cuối thập kỷ này.

Số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy khoảng 3 triệu ô tô điện mới được đăng ký năm 2020, con số kỷ lục và tăng 41% so với 2019.

Năng lượng hydro

Nhiều tập đoàn đang tính đến sản xuất hoặc sử dụng năng lượng hydro. Hydro là nhiên liệu thân thiện với môi trường, có thể thay thế các nhiên liệu hóa thạch. Ví dụ, ô tô chạy bằng hydro chỉ tạo ra nước trong quá trình phát điện. Nhiên liệu hydro có thể được sản xuất như một sản phẩm phụ của các cơ sở công nghiệp, trong đó có các nhà máy hóa dầu.

Lãnh đạo bốn tập đoàn lớn của Hàn Quốc gồm Hyundai Motor, SK Group, POSCO và Hyosung mới đây họp thảo luận việc thành lập vào tháng 9 một cơ quan tư vấn về nhiên liệu hydro, nhấn mạnh cam kết thúc đẩy nguồn năng lượng sạch này. Cơ quan tư vấn sau này sẽ thành Hội đồng năng lượng hydro.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang thúc đẩy việc cung cấp điện từ các nguồn năng lượng sạch và tái tạo, dần loại bỏ các nhà máy nhiệt điện và điện hạt nhân. Nước này tuyên bố phấn đấu đạt mức độ trung hòa carbon vào năm 2050, giảm lượng khí thải carbon xuống mức 0.

SK, Hyundai Motor, POSCO, Hanwha và Hyosung tuyên bố họ có kế hoạch đầu tư 43 nghìn tỷ won (38,6 tỷ USD) xây dựng một loạt cơ sở hạ tầng hydro, để sản xuất và lưu trữ hydro, tới năm 2030.

Trung Quốc cũng đang tăng cường đầu tư cho sản xuất nhiên liệu hydro và cơ sở hạ tầng cho nguồn năng lượng xanh này. Liên minh Hydro Trung Quốc, một tổ chức công nghiệp có chính phủ hỗ trợ, dự báo đến năm 2025, giá trị sản lượng của ngành năng lượng hydro nước này sẽ đạt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (152,6 tỷ USD), và đến năm 2030, nhu cầu hydro của Trung Quốc là 35 triệu tấn, chiếm ít nhất 5% hệ thống năng lượng quốc gia.

Beijing Jingneng Power, nhà sản xuất điện than thuộc sở hữu nhà nước, đang xây dựng một nhà máy hydro xanh trị giá 23 tỷ nhân dân tệ (3,56 tỷ USD) ở Ordos, phía bắc Trung Quốc, chạy bằng năng lượng mặt trời và gió. Công ty Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc có kế hoạch thực hiện dự án hydro xanh chạy bằng năng lượng gió và mặt trời đầu tiên, cũng ở Ordos, vào năm 2022. Kể từ 2019, Trung Quốc có hơn 30 dự án hydro xanh đang được triển khai.

Hơn 30 quốc gia đã phát triển “bản đồ đường hydro”, và 228 dự án hydro quy mô lớn đã được công bố trên toàn chuỗi giá trị, theo một báo cáo của Hội đồng Hydrogen, một sáng kiến toàn cầu do các công ty hàng đầu dẫn dắt, được công bố vào tháng 2.

Hội đồng dự báo hydro có thể đáp ứng 18% tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu, và tạo ra một thị trường trị giá 2,5 nghìn tỷ USD và hơn 30 triệu việc làm vào năm 2050.

Nhật Bản hiện dẫn đầu về công nghệ pin nhiên liệu hydro, trong khi Mỹ đi đầu về nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Mitsubishi Heavy dự báo nhu cầu đối với nhiên liệu hydro và amoniac sẽ tăng trong những năm tới, trở thành loại nhiên liệu mới cho sản xuất nhiệt điện khi thế giới cố gắng giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong đó có than và khí đốt.

Trong số các lĩnh vực kinh doanh mới mà Mitsubishi Heavy đang xem xét có: trí tuệ nhân tạo để quản lý cầu và cung điện; công nghệ thu giữ carbon; sản xuất thép từ nhiên liệu hydro; và các hệ thống giám sát dây chuyền lạnh. Trong số này, công nghệ thu giữ carbon đã thu hút sự quan tâm lớn từ khách hàng, tập đoàn nói với Nikkei Asia.

“Xanh” và tỷ suất sinh lợi

Thomas Gottstein, Giám đốc điều hành của Credit Suisse, đầu tháng 7 cho biết nhu cầu mà tập đoàn dịch vụ tài chính Thụy Sĩ này thấy, cả từ phía khách hàng cá nhân và tổ chức, đối với những sản phẩm đáp ứng các tiêu chí bền vững ngày càng tăng. “Đây rõ ràng là cơ hội để cải thiện tỷ suất sinh lợi”.

“Không có gì mâu thuẫn giữa đầu tư bền vững và tỷ suất sinh lợi bền vững, thực tế hoàn toàn ngược lại. Trong nhiều trường hợp, các khoản đầu tư bền vững thực sự mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn các khoản đầu tư không bền vững”.

Thuật ngữ ESG (environmental, social and governance) là viết tắt của các từ “môi trường, xã hội và quản trị”. Đây là chủ đề nóng trong những năm gần đây. Nhiều tập đoàn cố gắng nâng cao uy tín bằng cách kinh doanh phù hợp với các tiêu chí này, coi đây là chiến lược sống còn cho tăng trưởng và lợi nhuận bền vững.

Tháng 2, Viện Đầu tư Bền vững Morgan Stanley cho biết họ nhận thấy năm 2020, “các quỹ cổ phần bền vững của Mỹ có tỷ suất sinh lợi trung bình cao hơn các quỹ truyền thống 4,3 điểm phần trăm”.

“Các quỹ trái phiếu bền vững của Mỹ có tỷ suất sinh lợi trung bình cao hơn các quỹ truyền thống 0,9 điểm phần trăm”.

Audrey Choi, giám đốc phát triển bền vững của Morgan Stanley và là CEO của viện này nói: “Tỷ suất sinh lợi của các quỹ bền vững trong một năm biến động khác thường chứng minh thêm rằng quan niệm từ lâu ‘đầu tư bền vững đòi hỏi hy sinh về tỷ suất sinh lợi’ là sai”.

Gottstein của Credit Suisse mô tả bền vững và ESG là phong trào “toàn cầu”.

Không chỉ vì mục tiêu phát triển và lợi nhuận bền vững cho nhiều thập kỷ, các tập đoàn buộc phải “xanh” hơn do chịu áp lực lớn từ các chính phủ. Một trong những động thái mới nhất là kế hoạch áp dụng thuế carbon với hàng nhập khẩu từ năm 2023 của Cơ quan hành pháp EU, Ủy ban châu Âu.

Chiến lược xe điện thông minh và bền vững của Ủy ban châu Âu kỳ vọng có ít nhất 30 triệu ô tô không phát thải trên đường vào năm 2030. EU hiện có dân số gần 448 triệu người. Chính quyền Trung Quốc cũng đặt mục tiêu vào năm 2025, 20% ô tô mới được bán là xe năng lượng mới.

  • Cùng chuyên mục
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'

Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'

Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.

Đầu tư - 08/05/2025 15:07

Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc

Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc

Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.

Đầu tư - 08/05/2025 15:07

Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.

Đầu tư - 08/05/2025 10:28

35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất

35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất

Tỉnh Quảng Nam quyết liệt thu hồi nợ hơn 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 35 dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn.

Đầu tư - 08/05/2025 08:41

Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ

Bidiphar lý giải việc chậm tiến độ dự án thuốc vô trùng 840 tỷ

Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng thể tích nhỏ với tổng vốn đầu tư 840 tỷ đồng đang trong quá trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị. Lãnh đạo Bidiphar cho rằng, việc dự án đang chậm là cần thiết để đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát…

Đầu tư - 08/05/2025 06:10

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng

Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.

Đầu tư - 07/05/2025 15:50

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump

Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.

Đầu tư - 07/05/2025 14:38

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD

Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Đầu tư - 07/05/2025 09:36

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng

Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.

Đầu tư - 07/05/2025 08:52

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn

Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.

Đầu tư - 07/05/2025 08:51

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu

Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ

Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.

Đầu tư - 07/05/2025 07:00

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.

Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt

Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.

Công nghệ - 06/05/2025 14:16

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân

Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.

Đầu tư - 06/05/2025 14:10