Phát triển kinh tế Nghệ An theo hướng bền vững

Nhàđầutư
Trong những năm qua, kinh tế Nghệ An đã đạt được nhiều khởi sắc, tăng trưởng luôn ở mức cao. Tuy nhiên, so với thực tiễn và tiềm năng vẫn còn một số hạn chế nhất định trong quá trình phát triển kinh tế toàn tỉnh.
SỸ TÂN
07, Tháng 09, 2020 | 07:02

Nhàđầutư
Trong những năm qua, kinh tế Nghệ An đã đạt được nhiều khởi sắc, tăng trưởng luôn ở mức cao. Tuy nhiên, so với thực tiễn và tiềm năng vẫn còn một số hạn chế nhất định trong quá trình phát triển kinh tế toàn tỉnh.

Thực trạng phát triển kinh tế Nghệ An

Nghệ An là trung tâm của khu vực Bắc Trung bộ. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nghệ An đã có bước phát triển tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 7,84%. GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2020 ước đạt 44,34 triệu đồng. Cơ cấu ngành nông nghiệp đạt kết quả bước đầu, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 4,47%/năm.

‘Qua thực tiễn, Nghệ An đã thấy được hướng đi, thấy được chúng ta cần làm gì”.

        Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển, là động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 12,8%, trong đó, ngành công nghiệp tăng bình quân 14,74%, xây dựng tăng bình quân 10,57%.  Dịch vụ phát triển nhanh, đồng đều, đa dạng, rộng khắp trên các lĩnh vực, vùng miền với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.  Kinh tế biển và vùng ven biển phát triển nhanh, khá toàn diện. Hiệu quả đầu tư được cải thiện, nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế.  

Đặc biệt, môi trường đầu tư của Nghệ An thời gian qua không ngừng được cải thiện. Trong ba năm gần nhất, Nghệ An luôn là tỉnh dẫn đầu khu vực Bắc Trung bộ về chỉ số PCI. Đây là minh chứng cho những nỗ lực của các cấp chính quyền trong công tác cải cách hành chính, thu hút đầu tư.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại báo cáo đánh giá thực trạng phát triển kinh tế giai đoạn 2015 - 2020, Nghệ An đã mạnh dạn nêu lên nhưng tồn tại, yếu kém cần khăc phục, như: thực hiện cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực chuyển biến còn chậm; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của tỉnh.

Cùng với đó, thu hút đầu tư nước ngoài của Nghệ An chưa tạo ra sự liên doanh liên kết, tác động lan tỏa giúp doanh nghiệp trong tỉnh phát triển, vẫn còn một số dự án đầu tư tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, các doanh nghiệp và các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong tỉnh còn yếu so với các tỉnh khác, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế…

1598835084299_DJI_0210

Nghệ An đang từng bước khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế - chính trị của Bắc Trụng bộ

Chiến lược phát triển kinh tế bền vững        

Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, phấn đấu đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trên toàn quốc, đồng thời trở khẳng định vị thế đầu tàu của Bắc Trung bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tại dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, Nghệ An đã đề ra các chỉ tiêu cũng như giải pháp đến năm 2025. 

Theo đó, Nghệ An phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 9,5 - 10,5%. GRDP bình quân đầu người năm 2025 đạt khoảng 83 triệu đồng (tương đương khoảng 3.500 USD).  Cơ cấu GRDP: Nông, lâm, ngư nghiệp 17% - 18%; công nghiệp và xây dựng 39% - 40%; dịch vụ 43% - 44%. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 1,765 tỷ USD. Thu ngân sách đến năm 2025 đạt 26.000 - 30.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 500 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 36%.

PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế cho Thủ tướng đánh giá, trong 5 năm qua, Nghệ An giải quyết tốt những vấn đề có tính nền tảng, tạo điều kiện cho phép để bứt phá. Vì vậy, Nghệ An cần nhận diện được thời đại, bối cảnh chung của cả nước và bối cảnh riêng của Nghệ An để định vị và phát triển.

Đối với các đột phá phát triển, bên cạnh các đột phá về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực, cần có thêm đột phá là tập trung để TP. Vinh thành một đô thị khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tạo ra được lực lượng doanh nghiệp mạnh cho tỉnh. 

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Ðức Trung cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, như: Tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhằm định hướng thu hút đầu tư. Cùng với đó, đổi mới tư duy, quan điểm về xúc tiến và thu hút đầu tư, coi nhà đầu tư là đối tượng phục vụ. Ðồng thời, thiết lập và duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh, các ngành với các nhà đầu tư. Lập tổ công tác liên ngành để thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài

Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghê An lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 -2025 nêu rõ, để hoàn thành được mục tiêu đề ra, việc xác định, tạo lập và thực thi chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động là giải pháp quan trọng hàng đầu trong nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Nghệ An.

Mặt khác phải nghiên cứu nội hàm, phương thức vận hành của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, làm rõ những cơ hội, thách thức và điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật.

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, thời gian tới, Nghệ An cần tích cực thu hút đầu tư và đặt vấn đề này là trọng tâm. Bên cạnh đó, về đột phá trọng tâm vẫn là cải cách hành chính; giải quyết nút thắt về hạ tầng, đặc biệt là cảng biển; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống chính trị cơ sở.

Để có thể phát triển kinh tế theo hướng bền vững, Nghệ An phải xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc về các thiết kế tài chính, công khai minh bạch thông tin, thúc đẩy mối liên kết giữa khu kinh tế công và tư, nhằm hướng tới xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh.

Cùng với đó, đề ra các chính sách tốt hơn cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, giúp họ tận dụng tốt hơn cơ hội và vượt qua những thách thức, trở ngại từ hội nhập quốc tế và trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.    

Tin rằng, với những thành tựu đã đạt được, cùng với sư quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Trung ương và các Bộ, ngành, thời gian tới Nghệ An sẽ trở thành một tỉnh khá như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng kỳ vọng. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ