Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

HUY THA
12:04 01/02/2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.

Kinh tế vượt mục tiêu dù gặp nhiều bất lợi khách quan

Đây là trao đổi của PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh với Báo điện tử Chính phủ khi phân tích về những kết quả kinh tế vĩ mô năm 2024 cũng như những mục tiêu đặt ra trong năm 2025 và thời gian tới của đất nước.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: Báo Lao động

Ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng: Năm 2024 có khá nhiều "nốt nhạc trầm", từ bão lũ thiên tai đến những biến động địa chính trị toàn cầu, tác động bất lợi đến kinh tế. Trong bối cảnh ấy, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. GDP đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu của Chính phủ, trong khi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá mức tăng trưởng dao động từ 6,3% đến 7%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 800 tỷ USD, trong đó lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ghi nhận con số hơn 405 tỷ USD, với mức tăng trưởng 14,5%, góp phần đáng kể vào GDP. Lĩnh vực du lịch cũng phục hồi mạnh mẽ với gần 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 40% so với năm 2023. Điều này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng GDP mà còn khẳng định vị thế Việt Nam là điểm đến hấp dẫn sau đại dịch.

Tỷ giá VND/USD ổn định, giúp xuất nhập khẩu và vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng tích cực. Trong quý IV/2024, vốn đầu tư thực hiện tăng hơn 9% so với năm 2023, bất chấp vốn đăng ký giảm nhẹ. Đặc biệt, năng suất lao động lần đầu tiên tăng vượt bậc sau ba năm không đạt mục tiêu, đạt 5,88%, đưa Việt Nam đứng thứ hai ASEAN, chỉ sau Singapore.

Trong bối cảnh nhiều áp lực bủa vây, Chính phủ, các bộ ngành đã khéo léo duy trì ổn định các cân đối vĩ mô với tỷ lệ lạm phát chỉ 3,63%, thấp hơn mục tiêu đề ra, dù đã tăng lương tối thiểu vùng 6% và lương cho cán bộ công chức lên 30%. Điều này cho thấy sự điều hành linh hoạt, hiệu quả từ chính sách tài khóa và tiền tệ.

Lãi suất giảm thêm 0,5% so với cuối năm 2023, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Cùng với đó, các lĩnh vực ưu tiên như nhà ở xã hội, nông nghiệp phát thải thấp và ngành lâm thủy sản đều được chú trọng,

Thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp cũng vận hành ổn định, với nhiều dấu hiệu khởi sắc. Đầu tư công dự kiến đạt mức cao kỷ lục 711.000 tỷ đồng, với tỷ lệ giải ngân dự kiến đạt 95%, phản ánh cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng thông qua đầu tư hạ tầng. Việc giảm vay nợ công và quản lý ngân sách hiệu quả cũng giúp cải thiện sức khỏe tài chính quốc gia.

Đáng chú ý, tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ VI, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi số đối với kinh tế quốc gia. Tổng Bí thư đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để đảm bảo sự phát triển vững mạnh của công nghệ số và doanh nghiệp công nghệ số quốc gia. Tổng Bí thư chỉ ra điểm yếu lớn là năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) hiện vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn lực từ nước ngoài, hạn chế khả năng tự chủ công nghệ của Việt Nam.

Bên cạnh đó, khả năng thu hút nhân tài công nghệ cao cũng chưa đủ mạnh, dẫn đến việc thiếu hụt nguồn lực chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thấp, chỉ tham gia ở mức rất khiêm tốn trong chuỗi cung ứng toàn cầu...

Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh tâm đắc với những phát biểu trên đồng thời cho rằng, Chính phủ đang rất nỗ lực tìm cách thay đổi tình hình, nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị. Thực tế, Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế: Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193; chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194...

Tuy nhiên, để thực bảo đảm sự phát triển vững mạnh, nâng cao vị thế trên chuỗi giá trị toàn cầu đòi hỏi những biện pháp toàn diện, quyết liệt hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, phấn đấu đưa toàn bộ các dịch vụ công lên các nền tảng số, nâng cấp nền kinh tế số, thúc đẩy chuyển đổi số một cách thần tốc, hiệu quả, có tính bứt phá toàn diện hơn, thực hiện "mục tiêu kép" vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Vị chuyên gia bày tỏ đồng tình với việc vừa qua, lãnh đạo Chính phủ dành nhiều tâm sức, tích cực thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, sản xuất chip, AI... vào Việt Nam. Đã có thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Nvidia về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của Nvidia và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

Lãnh đạo Chính phủ cũng đã đề nghị Intel hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ sinh thái số, hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái đầu tư, xây dựng trung tâm nghiên cứu để phát triển lâu dài tại Việt Nam.

Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp này, cần sự chung tay vào cuộc của các bộ ngành, chuyên gia, đồng thời cần có các cơ chế ưu đãi tài chính, hạ tầng, chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực chất lượng cao...

Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, việc áp dụng yêu cầu về chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp FDI là cần thiết, tuy nhiên, trước mắt Việt Nam vẫn cần tiếp tục phát huy những cơ chế, thế mạnh sẵn có thu hút nhiều doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực khoa học công nghệ, chế biến chế tạo để tăng trưởng kinh tế. Các tập đoàn lớn vào Việt Nam thường có rất nhiều doanh nghiệp, các nhà cung cấp có kinh nghiệm "theo chân", doanh nghiệp Việt cạnh tranh không hề đơn giản. Muốn thành công, bản thân nội lực doanh nghiệp trong nước cũng cần phải tăng lên trong việc hấp thu công nghệ.

Cần có cơ chế đột phá, hỗ trợ khuyến khích thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ của những doanh nghiệp nội địa. Từ đó, năng lực về khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt mới phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, dần tham gia ở vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Năm 2025, phát huy động lực tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Bước sang năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8%, thể hiện qua Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Chính phủ cũng đã nhanh chóng ban hành Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025; Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.

Các văn bản này tập trung vào việc cải cách môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế số, AI, và công nghiệp chế biến chế tạo.

Chuyển đổi số được xem là động lực tăng trưởng dài hạn, với các lĩnh vực như điện toán đám mây, sản xuất chip bán dẫn và dữ liệu lớn (big data) đóng vai trò quan trọng. Chính phủ cũng tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục giữ vai trò đầu tàu, thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao năng suất lao động. Việc khuyến khích doanh nghiệp trong nước phát triển các sản phẩm mang thương hiệu Việt được coi là yếu tố then chốt để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Công tác cải cách thể chế đang được triển khai tích cực, các luật mới ban hành sẽ dần có hiệu lực nên cần xây dựng các quy định hướng dẫn để sớm đi vào cuộc sống.

Quá trình cải cách sắp xếp, tinh gọn bộ máy với khối lượng công việc khổng lồ cũng đang triển khai quyết liệt, mang lại nhiều kỳ vọng tích cực. Trong đó, một yêu cầu đặt ra là bảo đảm tính liên tục trong công việc như chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Theo tính toán, thời gian tới khối lượng công việc của Chính phủ rất lớn. Sẽ phải tiếp tục triển khai sửa đổi hàng trăm luật, nghị định để triển khai các chính sách mới thúc đẩy tăng trưởng, đi đôi với duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành giá cả, kiểm soát lạm phát, phát triển các thị trường...

Đáng chú ý, tại các Nghị quyết 01, 02, Chính phủ đã có yêu cầu cụ thể với các bộ, ngành, địa phương, trong đó nhiều việc được "giao khoán" cho người đứng đầu các đơn vị, đồng thời Chính phủ cũng sẽ tổ chức giám sát chặt chẽ việc triển khai các Nghị quyết này.

"Những nỗ lực của Chính phủ trong năm 2024 đã đặt nền tảng vững chắc cho mục tiêu tăng trưởng bền vững năm 2025. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân, Việt Nam không chỉ hướng đến tăng trưởng kinh tế cao mà còn khẳng định vị thế trong khu vực và trên thế giới thông qua đổi mới sáng tạo và hội nhập toàn cầu", chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.


Các tổ chức quốc tế lạc quan vào triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2025. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) duy trì quan điểm tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang phấn đấu đạt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Việc Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 là hoàn toàn hợp lý và sẽ đóng góp vào mục tiêu của Việt Nam vào năm 2030.

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) kỳ vọng mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 là khoảng 6,5%, đưa Việt Nam một lần nữa trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia nhận định, Chính phủ Việt Nam đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trong việc sử dụng linh hoạt các chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi nhu cầu trong nước. Các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là đơn giản hóa và hợp lý hóa các quy định, cũng rất đáng khen ngợi.

Báo cáo từ Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cũng cho thấy, Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) đã tăng vọt từ 46,3 điểm trong quý IV/2023 lên 61,8 điểm trong quý IV/2024, đạt mức cao nhất trong hơn 2 năm qua, phản ánh tinh thần lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu về triển vọng kinh tế của Việt Nam.

Kết quả này minh chứng cho khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của Việt Nam trước những biến động toàn cầu, đồng thời, khẳng định vị thế ngày càng nổi bật của đất nước như một trung tâm thương mại và đầu tư của khu vực.

(Theo Báo Điện tử Chính phủ)

  • Cùng chuyên mục
Đầu tư hơn 6.200 tỷ làm đường hầm ven biển Nha Trang

Đầu tư hơn 6.200 tỷ làm đường hầm ven biển Nha Trang

Dự kiến, dự án Tuyến đường hầm đường Trần Phú (tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa) dài khoảng 4,3km, tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng và được phân kỳ thành hai giai đoạn.

Đầu tư - 29/04/2025 14:17

Đề xuất đầu tư 43.734 tỷ đồng xây cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Đề xuất đầu tư 43.734 tỷ đồng xây cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được đề xuất đầu tư với quy mô 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Đầu tư - 29/04/2025 10:32

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản đang có hợp tác chặt chẽ và cần bổ khuyết chính nguồn nhân lực tài năng, trẻ và đầy khát vọng.

Công nghệ - 29/04/2025 10:21

Huế sẽ dành loạt ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội

Huế sẽ dành loạt ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội

Huế sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội về chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí.

Đầu tư - 29/04/2025 09:56

Khánh thành Bến số 3, cảng quốc tế Lào - Việt tại Hà Tĩnh

Khánh thành Bến số 3, cảng quốc tế Lào - Việt tại Hà Tĩnh

Chiều 28/4, tại Khu kinh tế Vũng Áng, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Lào - Việt tổ chức Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt.

Đầu tư - 28/04/2025 21:09

Cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng đoạn qua Hà Tĩnh chính thức khai thác từ 18h ngày 28/4

Cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng đoạn qua Hà Tĩnh chính thức khai thác từ 18h ngày 28/4

Hai dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh gồm Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hàm Nghi – Vũng Áng và các nút giao đã hoàn thành theo thiết kế, chính thức đưa vào khai thác từ 18h hôm nay 28/4.

Đầu tư - 28/04/2025 20:44

Bất động sản xanh 'có giá' hơn sản phẩm thông thường

Bất động sản xanh 'có giá' hơn sản phẩm thông thường

Việt Nam hiện có 559 công trình với 13,6 triệu m2 diện tích sàn đạt chứng chỉ công trình xanh và 31.384 căn hộ, 3.234 nhà ở riêng lẻ đạt chứng nhận xanh. VARS cho biết, các bất động sản xanh có khả năng giữ giá tốt hơn trên thị trường thứ cấp, trong khi các công trình xanh có thể tăng giá trị tài sản lên 7% trong 5 năm, theo WorldGBC.

Đầu tư - 28/04/2025 16:38

Bình Định bố trí 750 tỷ cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định bố trí 750 tỷ cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Tỉnh Bình Định bố trí 750 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Đầu tư - 28/04/2025 14:59

KCP sẽ 'rót' thêm 60 triệu USD cho điện sinh khối, nhà máy đường ở Phú Yên

KCP sẽ 'rót' thêm 60 triệu USD cho điện sinh khối, nhà máy đường ở Phú Yên

Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam đề xuất nâng công suất Nhà máy đường Sơn Hòa lên 15.000 tấn mía/ngày; đồng thời, triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án Nhà máy điện sinh khối KCP Phú Yên với công suất 45MW, tổng mức đầu tư khoảng 60 triệu USD.

Đầu tư - 28/04/2025 07:05

Vì sao nhiều dự án thuỷ điện ở Kon Tum chậm tiến độ?

Vì sao nhiều dự án thuỷ điện ở Kon Tum chậm tiến độ?

Kon Tum là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về thủy điện với 82 dự án đã và đang được triển khai, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến loạt dự án chậm tiến độ.

Đầu tư - 28/04/2025 07:05

Sân bay Quảng Trị sẽ vận hành vào tháng 7/2026

Sân bay Quảng Trị sẽ vận hành vào tháng 7/2026

Báo cáo với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, liên danh T&T Group – Cienco 4 cho biết sẽ đưa sân bay Quảng Trị vào vận hành, khai thác vào tháng 7/2026.

Đầu tư - 27/04/2025 20:56

Đà Nẵng tìm nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị

Đà Nẵng tìm nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị

TP. Đà Nẵng sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư triển khai nhiều dự án khu đô thị trong giai đoạn 2025-2026.

Đầu tư - 27/04/2025 13:11

Giá chung cư giảm, người mua vẫn 'lắc đầu'

Giá chung cư giảm, người mua vẫn 'lắc đầu'

Sau nhiều năm liên tục tăng giá và "cháy hàng" ở nhiều phân khúc, thị trường chung cư tại Hà Nội bước vào giai đoạn hạ nhiệt rõ rệt. Giá căn hộ chung cư đang giảm, giao dịch chậm lại, có 47% dự án giảm khoảng 1% so với quý trước.

Đầu tư - 27/04/2025 08:27

Loạt dự án địa ốc mở bán quý II tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Loạt dự án địa ốc mở bán quý II tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Ở quý II, thị trường bất động sản TP.HCM hứa hẹn tích cực hơn so với quý I, với nhiều dự án ra mắt, mở bán. Song, phần lớn các dự án này chỉ làm mới giỏ hàng để bán ở giai đoạn tiếp theo hoặc có những dự án đã mở bán từ trước năm 2020 đến nay mới hoàn thiện pháp lý để triển khai.

Đầu tư - 27/04/2025 07:14

Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI

Đà Nẵng 'bắt tay' với hai ông lớn công nghệ về bán dẫn, AI

TP. Đà Nẵng công nhận CTCP FPT và Công ty TNHH Công nghệ Marvell Việt Nam là đối tác chiến lược trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).

Công nghệ - 26/04/2025 17:40

Đèo Cả đảm bảo đà tăng trưởng dài hạn, ổn định

Đèo Cả đảm bảo đà tăng trưởng dài hạn, ổn định

Đây là thông tin được Ban lãnh đạo CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã cổ phiếu: HHV) chia sẻ tại Hội nghị nhà đầu tư cập nhật kết quả SXKD quý 1/2025 và định hướng hành động năm 2025.

Đầu tư - 26/04/2025 11:45