Những kỳ vọng bỏ lỡ với ngân hàng của ông Phạm Công Danh

Nhàđầutư
Mô hình liên kết 4 nhà trong ngành xây dựng của ông Phạm Công Danh được đánh giá cao, song nay chìm vào quên lãng.
XUÂN TIÊN
10, Tháng 01, 2018 | 15:56

Nhàđầutư
Mô hình liên kết 4 nhà trong ngành xây dựng của ông Phạm Công Danh được đánh giá cao, song nay chìm vào quên lãng.

pham-cong-danh-nhadautu.vn

 Ông Phạm Công Danh

Không ồn ào như vụ án Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thanh đang được xét xử tại Hà Nội, phiên toà luận tội Phạm Công Danh cùng đồng phạm đang diễn ra tại TP. HCM âm thầm hơn, song gợi đến cho tác giả nhiều suy nghĩ về Ngân hàng Xây dựng (VNCB) - nhà băng một thời được ngành xây dựng kỳ vọng sẽ trở thành bàn đạp huy động vốn, tạo đà phát triển cho ngành.

Ở Việt Nam, thành lập, góp vốn vào ngân hàng, công ty tài chính, một thời là 'mốt' của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước. 

Ngành dầu khí, xăng dầu có Oceanbank, PVCombank, PGBank, GPBank; ngành điện lực có EVN góp vốn vào An Bình Bank; ngành xi măng có Công ty tài chính Xi măng; các Tổng công ty Sông Đà, Vinaconex, Lilama, TKV cũng có những công ty tài chính riêng sau khi 'vỡ mộng' với dự án Ngân hàng Năng lượng Việt Nam...

Mục đích của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế khi góp vốn ngoài ngành vào ngân hàng, công ty tài chính là để chủ động trong việc cung ứng nguồn vốn phục vụ cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

'Giấc mơ' 50.000 tỷ của ngành xây dựng

Đáng chú ý, không chỉ các tổng công ty, tập đoàn nhà nước mà ngay cả bộ ngành chủ quản cũng muốn có ngân hàng 'ruột'. Đây là trường hợp của Bộ Xây dựng và Ngân hàng Xây dựng (VNCB).

Không lâu sau khi mua lại Ngân hàng Đại Tín (Trustbank) từ bà Hứa Thị Phấn, ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh) vào giữa năm 2013 đã đổi tên Trustbank thành Ngân hàng Xây dựng (VNCB), chuyển hướng tập trung hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng đặc thù đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xây dựng nhà ở xã hội, nhà trả chậm...

Đồng thời, ông Phạm Công Danh đưa ra ý tưởng chuỗi liên kết 4 nhà, trong đó VNCB là ngân hàng tổ chức người bán, kết nối cùng các ngân hàng cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp. Tập đoàn Thiên Thanh là tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng, chủ trì xây dựng sàn kinh danh vật liệu xây dựng đầu tiên trên cả nước nhằm kết nối các đối tượng có nhu cầu và các chủ đầu tư, nhà thầu trên phạm vi cả nước.

Mục tiêu của chương trình nhằm hiện thực hóa và vận hành thông suốt chuỗi liên kết xây dựng 4 nhà, xây dựng sàn kinh doanh vật liệu xây dựng chuyên nghiệp nhằm tối ưu và hiệu quả cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường xây dựng, an toàn tín dụng cho các ngân hàng liên minh cấp vốn, khơi thông hàng hóa vật liệu xây dựng thông qua các hình thức trả chậm và đối trừ, giảm lưu thông tiền mặt góp phần giảm lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng mới khi còn có các khoản vay cũ.

Tổng quy mô của chương trình này được VNCB giới thiệu lên tới 50.000 tỷ đồng. Ý tưởng của ông Phạm Công Danh cùng VNCB được đánh giá khá cao vào thời điểm đó.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng ông Nguyễn Trần Nam từng bày tỏ: “Phương thức triển khai chương trình tín dụng 50 nghìn tỷ đồng cho thấy, nhà nước không mất gì, không phải bù lãi suất mà thậm chí, nếu làm tốt thì sẽ giúp ngành ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt trong khi nợ xấu không phát sinh. Đây là điều tốt. Vấn đề là nằm ở khâu thực hiện”. 

Tại một hội nghị ngành xây dựng diễn ra giữa tháng 4/2014, cựu Tổng giám đốc VNCB Phan Thành Mai cho biết đã có 3,7 nghìn tỷ đồng trong gói tín dụng 50 nghìn tỷ đồng kể trên được giải ngân. 

Không chỉ Bộ Xây dựng, lãnh đạo TP. Hà Nội có mặt tại hội nghị ngày 17/4/2014 cũng đánh giá chương trình tín dụng 50 nghìn tỷ đồng ngành xây dựng đã đưa ra một cấu trúc an toàn để tăng trưởng tín dụng từ nhiều ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. 

Ông Nguyễn Viết Mạnh, nguyên Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định: Ngân hàng Nhà nước sẽ đóng vai trò định hướng khuyến khích yêu cầu các ngân hàng thực hiện đúng cam kết. Trong trường hợp cho vay chuỗi liên kết vận hành tốt, có lợi cho thị trường có thể luật hóa thay vì tự nguyện như hiện nay.

Tuy nhiên, mô hình liên kết 4 nhà của ông Phạm Công Danh cùng VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh không có cơ hội để triển khai lâu dài, khi ông Danh cùng ông Phan Thành Mai và nhiều lãnh đạo khác của VNCB lẫn Tập đoàn Thiên Thanh bị khởi tố, bắt giam vào cuối tháng 7/2014 với hành vi 'rút ruột', gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.

Mô hình liên kết 4 nhà trong ngành xây dựng, dù được đánh giá cao song nay rơi vào trạng thái bị quên lãng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ