Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh khai gì tại tòa?
Ông Đinh La Thăng khẳng định việc chỉ định thầu NMNĐ Thái Bình 2 cho PVC vì doanh nghiệp này đủ năng lực thì bị cáo Trịnh Xuân Thanh lại cho rằng thời điểm nhận thầu, năng lực tài chính của PVC có vấn đề tương đối và chưa đủ năng lực.
Sáng ngày 9/1, phiên tòa xét xử vụ án tham ô, cố ý làm trái gây thiệt hại 119 tỷ đồng cho Tập đoàn dầu khí PVN tiếp tục với phần thẩm vấn hai bị cáo được quan tâm nhất trong vụ án là bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT PVN và Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Hai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh
Đinh La Thăng khẳng định PVC đủ năng lực
Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện dự án nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa (ảnh: TTXVN)
Khai tại tòa, ông Đinh La Thăng cho biết, việc chỉ định PVC là tổng thầu xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị trong việc xây dựng PVN thành tập đoàn kinh tế mạnh, đạt doanh thu cao. Trong đó, PVC được chỉ đạo xây dựng trở thành đơn vị xây lắp dầu khí mạnh của PVN. Từ đó, bị cáo chỉ đạo cho PVC thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Vẫn theo lời khai của ông Đinh La Thăng, đây là dự án được Thủ tướng chỉ đạo phải khởi công sớm, thực hiện cấp bách. Trong bối cảnh đó, nếu triển khai phương án liên doanh tổng thầu sẽ mất rất nhiều thời gian.
Trong khi đó, nếu thực hiện phương án tổng thầu là nhà thầu trong nước thì sẽ triển khai sớm được. Vì vậy, bị cáo đồng ý cho PVC là tổng thầu thay phương án tổng thầu nước ngoài như dự định ban đầu.
Chủ tọa hỏi căn cứ nào để giao PVC làm tổng thầu? Ông Thăng khẳng định việc chọn lựa đối tác nước ngoài là khó cho Việt Nam. Còn năng lực tài chính và kinh nghiệm thì ông Thăng khẳng định thời điểm đó PVC có đủ.
Việc chuyển tổng thầu cho PVC là căn cứ vào năng lực cũng như tình hình thực tế của PVC khi PVN vừa bán cổ phần của PVC, thu về hơn 2.600 tỷ.
Liên quan đến số tiền hơn 6,6 triệu USD và 1.300 tỷ đã ứng cho PVC thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, ông Thăng khẳng định đã chỉ đạo rõ số tiền này chỉ được sử dụng cho dự án không được dùng vào mục đích khác.
Khi tòa đặt vấn đề hợp đồng 33 chưa đủ điều kiện mà bị cáo đã cho tạm ứng 10% giá trị hợp đồng như vậy có đúng không? Ông Thăng trả lời: "Lúc đó bị cáo chưa biết gì về hợp đồng 33 cả".
Trước câu trả lời trên HĐXX gọi ông Ninh Văn Quỳnh lên cho đối chất. "Hôm qua bị cáo khai quá trình rà soát hợp đồng 33 thấy nhiều thủ tục thiếu sót, việc này bị cáo báo cáo lãnh đạo tập đoàn" - chủ tọa hỏi bị cáo Quỳnh.
"Bị cáo chỉ báo cáo nội dung hợp đồng 33 với anh Thăng còn một số nội dung khiếm khuyết của hợp đồng thì báo cáo trực tiếp với ông Nguyễn Xuân Sơn" - ông Quỳnh khai.
Trịnh Xuân Thanh nói gì việc PVC được chỉ định thầu?
Trong khi ông Đinh La Thăng khẳng định việc chỉ định thầu dự án NMNĐ Thái Bình 2 vì doanh nghiệp này đủ năng lực và kinh nghiệm thì ông Trịnh Xuân Thanh lại khai ngược lại.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh khai, khi PVC đang gặp khó khăn về tài chính, PVN chỉ đạo PVC nhận dự án Thái Bình 2.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại Tòa (ảnh: TTXVN)
Theo Trịnh Xuân Thanh, thời điểm nhận thầu, năng lực tài chính của PVC có vấn đề tương đối, do việc đầu tư vượt vốn điều lệ. Nhưng khi PVC nhận được dự án thì là điều tốt vì có thể giải quyết được công ăn việc làm, tích thêm được kinh nghiệm và chắc chắn thực hiện dự án thì sẽ có lợi nhuận.
"Càng khó khăn mà tìm được việc làm là mừng, dù có thể PVC chưa đủ năng lực" – bị cáo Trịnh Xuân Thanh trả lời.
Cũng theo bị cáo Thanh, các công trình PVN giao cho các đơn vị đều có tiền, được thanh toán rất tốt, thậm chí được thanh toán trước, nên việc nhận thêm dự án là thuận lợi chứ không khó khăn.
Trịnh Xuân Thanh khai, sau khi ký hợp đồng 33 và nhận được tiền tạm ứng, toàn bộ phần chi tiêu tiền tạm ứng này thuộc thẩm quyền của Ban giám đốc. Kế toán trưởng báo cáo Ban giám đốc mà không cần báo cáo HĐQT.
Sau này, vào tháng 9/2011, bị cáo mới phát hiện ra việc chi tiêu sai quy định từ nguồn tiền tạm ứng dự án NMNĐ Thái Bình 2. Lúc này, bị cáo có yêu cầu báo cáo Tập đoàn.
Việc PVC góp vốn vào các dự án khác từ nguồn tạm ứng dự án Thái Bình 2 là sai. Khi đó anh Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng của PVC) rất bức xúc, có lên báo cáo bị cáo. Anh Đạt gần như khóc. Bị cáo đã có chỉ thị rất nhiều văn bản, yêu cầu không được triển khai dùng tiền từ nguồn vốn tạm ứng dự án.
PVC mất cân đối dòng tiền nhưng vẫn tiếp tục góp vốn vào các dự án khác bởi Tổng công ty mẹ lúc nào cũng vay được tiền.
Về lời khai này của Trịnh Xuân Thanh, bị cáo Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng của PVC) cho rằng, không có nguyên tắc nào mà ngân hàng lại cho vay để đi đầu tư góp vốn. Lúc đó không có cách nào khác là phải lấy tiền từ dự án Thái Bình 2 đem đi đầu tư.
- Cùng chuyên mục
Cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan sắp hầu tòa
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cùng 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và nhiều địa phương liên quan.
Pháp luật - 11/06/2025 08:16
Nộp 2.472 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho chồng, vợ ông Trịnh Văn Quyết từng giàu thế nào?
Vợ ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 1.400 tỷ, cùng gia đình khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án liên quan ông Quyết. Thời hoàng kim của FLC, bà từng sở hữu khối tài sản lớn.
Pháp luật - 10/06/2025 08:25
Đà Nẵng phạt 1 resort ven biển hơn 224 triệu đồng vì vi phạm môi trường
CTCP Thương mại và Du lịch San Hô Đà Nẵng - chủ đầu tư khu du lịch Temple Resort Danang bị phạt 224,5 triệu đồng vì vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.
Pháp luật - 09/06/2025 14:37
Bộ Công an đề nghị Samsung hợp tác về phát triển công nghiệp an ninh
Samsung được đề nghị hỗ trợ Bộ Công an trong việc triển khai công nghệ cao vào công tác quản lý và giám sát an ninh quốc gia.
Pháp luật - 09/06/2025 10:01
Triệt phá đường dây liên quan đến rửa tiền lên đến 1.200 tỷ đồng
Nhóm đối tượng là nhà phát hành game sử dụng rất nhiều tài khoản ngân hàng thương mại trong nước khác nhau để nhận tiền từ nhóm vận hành cổng trung gian thanh toán trái phép. Đồng thời, nhóm vận hành cổng trung gian thanh toán trái phép sử dụng tiền phạm tội mà có mua tiền điện tử USDT (sử dụng ví lạnh) để tích trữ hoặc "chuyển giá trị" bằng việc mua nhà, xe ô tô hạng sang…
Pháp luật - 08/06/2025 16:49
Cảnh giác với bill chuyển khoản thành công
Đi liền với việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là việc gia tăng các vụ lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng, trong đó có hành vi giả mạo chuyển khoản thành công nhằm chiếm đoạt tiền của người khác.
Pháp luật - 08/06/2025 13:59
Đồng Nai khởi tố vụ lừa đảo hơn 10.000 tỷ đồng từ tiền ảo 'Matrix Chaine'
5 đối tượng trong đường dây lừa đảo tiền ảo "Matrix Chaine" vừa bị khởi tố, bắt tạm giam sau khi chiếm đoạt hơn 10.000 tỷ đồng của hàng chục nghìn người tham gia.
Pháp luật - 08/06/2025 08:58
Bắt Giám đốc công ty bất động sản ở Lâm Đồng do biến đất công thành đất tư
Hô biến đất công thành đất tư, ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Công ty Bất động sản Thanh Bình (Lâm Đồng) bị bắt.
Pháp luật - 07/06/2025 09:14
Cục Thuế: Hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt
Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn khẳng định, hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt, phần lớn các hộ kinh doanh vẫn chấp hành tốt quy định.
Pháp luật - 06/06/2025 10:49
Xử phạt gần 360 triệu đồng đối với hành vi bán Rolex, Hermes nhái tại Saigon Square
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, từ năm 2024 đến nay, đã xử lý 38 vụ vi phạm buôn bán hàng giả hàng nhái các nhãn hiệu lớn tại Saigon Square, tịch thu 1.291 đơn vị sản phẩm với tổng trị giá hàng hóa hơn 250 triệu đồng, xử phạt 359 triệu đồng.
Pháp luật - 05/06/2025 16:42
Huế dừng đấu giá 2 mỏ khoáng sản
Do có thông tin một số tổ chức đăng ký tham gia đấu giá có dấu hiệu vi phạm, Huế đã dừng tổ chức đấu giá 2 mỏ khoáng sản trước 1 ngày diễn ra phiên đấu giá.
Pháp luật - 05/06/2025 15:24
Hộ kinh doanh không nhận tiền mặt để “né” thuế: Coi chừng bị truy cứu hình sự!
Việc từ chối nhận tiền mặt khi thanh toán nhằm “né” thuế không làm giảm nghĩa vụ thuế, mà có thể trở thành dấu hiệu nghi ngờ cho hành vi che giấu doanh thu, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp luật - 05/06/2025 07:42
Bộ Công an: Có cán bộ bao che, tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái
"Bộ Công an sẽ làm rõ, xử lý hành vi tiếp tay cho tội phạm sản xuất hàng giả, hàng nhái... của một số cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước", Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.
Pháp luật - 04/06/2025 17:53
'Ưu tiên bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng hơn kinh tế'
"Quy định ở Nghị quyết 173 đã xác định ưu tiên bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhiều hơn các yếu tố về mặt kinh tế", bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho hay.
Pháp luật - 04/06/2025 10:57
Tổng Giám đốc Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố
Ông Bùi Thanh Bình, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Nhận hối lộ".
Pháp luật - 04/06/2025 06:45
Tuấn 'thần đèn' khai gì tại cơ quan công an?
Tại Cơ quan Công an, Nguyễn Anh Tuấn có biệt danh là Tuấn 'thần đèn' khai nhận chưa hiểu biết về pháp luật nên khai thác cát vượt công suất cho phép.
Pháp luật - 03/06/2025 11:12
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago