'Nhỏ nhưng có võ'

Nhàđầutư
Thực tiễn kinh doanh cho thấy, cơ hội luôn mở ra với tất cả nhà đầu tư. Càng cạnh tranh gay gắt, càng thôi thúc trí đổi mới, sáng tạo. Tích tiểu thành đại, không ít nhà đầu khởi nghiệp bé hạt tiêu mà rồi kiến tạo nên cơ nghiệp. Nhân dịp xuân mới, Nhadautu.vn xin giới thiệu loạt bài: 'Nhỏ nhưng có võ'.
MINH TRANG
06, Tháng 02, 2019 | 15:06

Nhàđầutư
Thực tiễn kinh doanh cho thấy, cơ hội luôn mở ra với tất cả nhà đầu tư. Càng cạnh tranh gay gắt, càng thôi thúc trí đổi mới, sáng tạo. Tích tiểu thành đại, không ít nhà đầu khởi nghiệp bé hạt tiêu mà rồi kiến tạo nên cơ nghiệp. Nhân dịp xuân mới, Nhadautu.vn xin giới thiệu loạt bài: 'Nhỏ nhưng có võ'.

nam-a-bank

Năm 2018, NamABank lãi kỷ lục trong lịch sử 26 năm hoạt động

Bài 1: Những ngân hàng 'nhỏ nhưng có võ'

"Làng" buôn tiền ngày càng chứng kiến mức độ cạnh tranh khốc liệt. Dù vậy, những nhà băng nhỏ, với tiềm lực thua kém các ngân hàng lớn, vẫn tìm được lối đi cho riêng mình.

2018 tiếp tục là một năm khởi sắc với cả hệ thống ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng GDP kỷ lục 10 năm qua là lực đẩy quan trọng giúp nhu cầu đối với ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức cao.

Mức lãi 10.000 tỷ đồng lần đầu xuất hiện, với không phải chỉ một, mà tới hai ngân hàng, một đại diện cho khối quốc doanh (Vietcombank - 18.300 tỷ đồng), và cái tên còn lại cho khối tư nhân (Techcombank - 10.600 tỷ đồng).

Cùng với đó, mức lãi dăm - bảy nghìn tỷ đồng đã không còn quá xa lạ với giới ngân hàng.

Nhưng đó là kết quả của các ngân hàng cỡ trung bình khá trở lên. Đối với các ngân hàng nhỏ, câu chuyện không mang nhiều gam màu hồng như vậy.

Ở bất cứ loại hình kinh doanh nào, vốn càng mạnh lợi thế càng lớn. Với ngành ngân hàng, áp lực vốn còn cao hơn gấp nhiều lần với những ràng buộc khắt khe về các chỉ tiêu tài chính của cơ quan quản lý nhà nước. Chẳng hạn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tài sản cố định trên vốn tự có, giới hạn tỷ lệ cho vay khách hàng, rồi các tiêu chuẩn cao hơn như Basel II, tất cả đều yêu cầu chặt chẽ về nguồn vốn.

Trong bối cảnh như vậy, không bất ngờ khi giới phân tích từng lo ngại thị phần cho nhóm các ngân hàng nhỏ sẽ ngày càng teo tóp và dần bị các "ông lớn" bóp ngẹt.

Nhận định này trên thực tế không phải không có cơ sở. Trong bối cảnh các ngân hàng đua nhau báo lãi khủng, thì Saigonbank - một nhà băng với phần vốn chi phối của các cổ đông gốc gác nhà nước - bất ngờ báo lỗ 52 tỷ đồng quý cuối năm 2018, kéo lãi sau thuế cả năm về còn vỏn vẹn 41,6 tỷ đồng, giảm tới 24% so với năm 2017 và cách xa kế hoạch cả năm (lãi trước thuế 150 tỷ đồng); nợ xấu trong năm có thời điểm chạm đỉnh 6,4%. Tổng tài sản giảm gần 1.000 tỷ đồng, các chỉ tiêu huy động và cho vay đều suy giảm.

Không quá bết bát như Saigonbank, song nhiều ngân hàng kết thúc năm vừa qua báo lãi vỏn vẹn vài chục tỷ đồng, như NCB (lãi sau thuế 39,2 tỷ đồng), Baovietbank (80,1 tỷ đồng), VietCapital Bank (94 tỷ đồng).

Tuy nhiên, vẫn còn đó những ngân hàng quy mô nhỏ, với vốn điều lệ từ 3-6.000 tỷ đồng, vẫn biết tìm lối đi riêng để tối đa hoá hiệu quả hoạt động. Năm 2018, NamABank lãi trước thuế 740 tỷ đồng, là mức kỷ lục trong lịch sử 26 năm hoạt động của Ngân hàng. Ngoài lĩnh vực kinh doanh cốt lõi "buôn tiền", NamABank định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ. Đáng chú ý, nhà băng này chọn thị trường ngách là các dự án phát triển bền vững, hướng tới cho vay các dự án sử dụng năng lượng tái tạo hoặc giảm thiếu khí thải CO2.

Dịch vụ cùng các lĩnh vực kinh doanh khác như ngoại hối, chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh cũng được các ngân hàng nhỏ khác chú trọng hơn trong thời gian qua, và mang về những kết quả rõ nét. BacABank năm 2018 lãi sau thuế 680 tỷ đồng, tăng 13% so với năm ngoái, một vài cái tên khác cũng ghi nhận sự tăng trưởng ổn định như KienLongBank (lãi 240 tỷ đồng), PGBank (163 tỷ đồng), VietABank (147 tỷ đồng).

Đặc biệt phải kể đến trường hợp của OCB, khi lợi nhuận của ngân hàng này tăng theo cấp số nhân trong 4 năm trở lại đây, kết thúc năm 2018 lãi sau thuế 1.761 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2017 và gấp gần 9 lần năm 2015. Cuối năm 2018, OCB chính thức được Ngân hàng Nhà nước công nhận đạt chuẩn Basel II, là đơn vị thứ 3 trong toàn hệ thống áp dụng và triển khai thành công chuẩn này, sau Vietcombank và VIB.

Dưới thời của Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn (từ năm 2012) cùng cơ cấu cổ đông đa dạng, nội có, ngoại có, nhà nước có, tư nhân có, OCB ngày càng mang hình bóng của một chú "ngựa ô", sẵn sàng chen chân vào nhóm các nhà băng top đầu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ