Nhìn lại những thương vụ M&A - những 'cuộc hôn nhân sớm nở tối tàn'

Nhàđầutư
Bên cạnh những thương vụ M&A thành công, không ít thương vụ thất bại do không lường trước được hậu quả của M&A, dẫn đến đổ vỡ những cam kết ban đầu.
HỒ MAI
09, Tháng 08, 2018 | 18:19

Nhàđầutư
Bên cạnh những thương vụ M&A thành công, không ít thương vụ thất bại do không lường trước được hậu quả của M&A, dẫn đến đổ vỡ những cam kết ban đầu.

Thị trường M&A tại Việt Nam đã và đang diễn ra một số thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đình đám, diễn ra êm thấm và kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích lớn cho các bên. 

Thương vụ M&A đình đám giữa Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) vừa diễn ra ngày 8/8 được đánh giá là "cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối". Thaco đã bỏ ra hơn 7.800 tỷ đồng để sở hữu 35% Công ty Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HNG) và 51% HAGL Myamar. Đây là một thương vụ M&A mà cả hai bên đều tin rằng mình sẽ có lợi.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia tại Diễn đàn M&A vừa diễn ra tại TP.HCM, thực tế các hoạt động M&A hiệu quả thành công lại không được cao.

Ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam dẫn một khảo sát cho biết, trong vòng 1 thập kỷ qua, chỉ có 2/5 thương vụ M&A tại Việt Nam thành công, một tỉ lệ được cho là khá thấp. Nguyên nhân chính là do quá trình hậu M&A (sau bản cam kết hợp đồng) việc hợp tác với nhau như thế nào, mang lại giá trị gia tăng gì cho cả hai vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.

Gần đây, thị trường M&A Việt Nam đã chứng kiến sự đổ bể trong thương vụ hợp tác giữa Công ty Cổ phần Ba Huân và quỹ đầu tư VinaCapital.

Chiều tối ngày 7/8, VinaCapital đã chính thức phát đi thông báo quyết định dừng đầu tư vào Công ty Cổ phần Ba Huân sau khi Ba Huân gửi đơn lên Chính phủ và Thủ tướng nhờ can thiệp để hủy thương vụ đầu tư trị giá 32,5 triệu USD này sau 6 tháng ngắn ngủi.

Thương vụ kết thúc được VinaCapital giải thích do “một số hiểu lầm giữa đôi bên”. Phía Ba Huân cho rằng thay vì mục tiêu hợp tác và phát triển, VinaCapital lại muốn chiếm quyền quản lý và điều hành toàn bộ công ty, chiếm đoạt thương hiệu Ba Huân. Dù đã đề nghị chấm dứt hợp tác nhưng Ba Huân cho biết phía VinaCapital "có hành động trì hoãn, gây khó khăn", như yêu cầu phải thanh toán khoản phí phát sinh dựa trên mức lãi suất 22% cho các khoản đầu tư mua cổ phần phát hành thêm trong khi thực tế khoản tiền trên vẫn đang được giữ lại tài khoản do VinaCapital kiểm soát…

Trong khi đó, VinaCapital khẳng định không có ý định chiếm quyền điều hành hay thâu tóm Ba Huân và việc này cũng không nằm trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn từ trước đến nay. "Nếu chúng tôi cảm thấy Ba Huân không thiện chí thì việc hợp tác cũng đâu có kết quả gì", đại diện VinaCapital nói với Nhadautu.vn.

Cũng liên quan đến VinaCapital là trường hợp của bệnh viện Hoàn Mỹ. Hoàn Mỹ đã bán mình cho Fortis chỉ sau hơn một năm nhận vốn từ VinaCapital và Deustche Bank. Bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng, nhà sáng lập bệnh viện, phải ngậm ngùi khi chia tay đứa con do mình sinh ra và nuôi dưỡng. Ông cũng thừa nhận rằng đã không nghiên cứu kỹ lưỡng khi nhận vốn từ quỹ đầu tư khiến hai bên có những mâu thuẫn không thể hàn gắn trong quá trình quản trị và điều hành.

The KAfe cũng là một thương vụ thất bại, cả cho người sáng lập lẫn quỹ đầu tư.The KAfe - chuỗi cửa hàng chuyên phục vụ đồ ăn Á-Âu - đã phải đóng cửa toàn bộ các cửa hàng trong hệ thống sau khi CEO bị buộc phải dời công ty chỉ sau một năm nhận vốn mà không đáp ứng được các điều kiện trong thoả thuận đầu tư.

Bên cạnh những thương vụ thành công, không ít thương vụ thất bại do không lường trước được hậu quả của M&A, cũng như không quản lý được doanh nghiệp mục tiêu, dẫn đến buộc phải thoái vốn để trở lại ngành nghề cốt lõi, hoặc lấy tiền trả nợ. Các nhà phân tích của Diễn đàn M&A khuyến nghị, cần cân nhắc những rủi ro trong thực hiện chiến lược M&A, mà thương vụ MobiFone - AVG là bài học nhãn tiền.

Tháng 3/2018, Tổng công ty Viễn thông Di động (MobiFone) đã quyết định hủy bỏ hợp đồng mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG)  

Theo đó, MobiFoneAVG thống nhất hủy việc chuyển nhượng 344,66 triệu cổ phần, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo thỏa thuận. Tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng này là 8.889,8 tỷ đồng.

Cũng có không ít thương vụ M&A được công bố rầm rộ, nhưng vì nhiều lý do, sau quá trình tìm hiểu đã đổ vỡ giữa chừng.

Thị trường từng kỳ vọng thương vụ giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) sẽ "đơm hoa kết trái", thế nhưng, cuộc hôn nhân này đã bất thành, khi đại hội cổ đông thường niên của Saigonbank trong quý II/2015 đã không thông qua chủ trương sáp nhập.

Nguyên nhân được giới đầu tư “rỉ tai” nhau là do cổ đông lớn của Saigonbank không đồng ý sáp nhập, dù lãnh đạo Saigonbank hiện nay đều đến từ Vietcombank. Chưa kể, thời điểm đó Vietcombank hiện cũng là cổ đông lớn của Saigonbank với tỷ lệ nắm giữ là 8,2%. Vietcombank sau đó đã bán 4,3% vốn tại Saigonbank.

Đại diện góp vốn Thành ủy UBND TP.HCM là ông Phạm Văn Thông - nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy, Chủ tịch HĐQT Saigonbank vừa bị kỷ luật, Saigonbank trong tháng 6/2018 đã bổ nhiệm tân Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.  

Lỡ chuyến đò thương vụ sáp nhập với Vietcombank, trên thị trường lại xuất hiện thông tin Saigonbank sẽ sáp nhập vào một ngân hàng lớn khác. Đầu năm nay cũng có thông tin nhóm cổ đông Văn phòng Thành uỷ TP.HCM sẽ thoái hết vốn tại ngân hàng này.

Một loạt thương vụ khác như Nam Á Bank và Eximbank sẽ về chung 1 nhà; DongA Bank và ABBank... cũng được giới đầu tư tài chính quan tâm nhưng chẳng đi đến hồi kết. Phần lớn các thương vụ M&A ngân hàng không thành công được cho rằng do lo lắng gánh nợ xấu từ các ngân hàng “dưới cơ” sẽ dẫn đến nguy cơ thua lỗ, thậm chí phải bán lại với mức giá 0 đồng như VNCB, OceanBank...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ