Đại gia canh giờ ra tay, thị trường M&A có thể vượt mốc 10 tỷ USD
Phần lớn các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A), huy động vốn trong năm nay phải chậm lại vì diễn biến thị trường không tốt. Nếu thị trường đi lên đủ để giới đầu tư tung hàng, thì thị trường M&A nửa cuối năm nay sẽ vượt mốc 10 tỷ USD.

VPBank đã gây chú ý với đợt phát hành riêng lẻ 164,7 triệu cổ phiếu và tăng vốn điều lệ lên 15.706 tỷ đồng trong năm 2017
“Canh giờ đẻ trứng”
Phiên giao dịch buổi chiều ngày cuối tuần (13/7) ở các sàn chứng khoán thế giới mở cửa với sự hứng khởi của bên mua. Nhà đầu tư dường như được giải tỏa về tâm lý khi thị trường tăng mạnh. Chỉ số Nikkei tăng hơn 400 điểm; các chỉ số Kospi, HIS hay ASX 200 cũng tăng điểm, chỉ có Shanghai giảm nhẹ.
Trong phiên giao dịch này, đã có lúc thị trường chứng khoán Việt Nam tăng tới 14 điểm, nhưng lực bán xuất hiện ở cuối phiên khiến VN-Index không đóng cửa ở mức cao nhất. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 11,21 điểm (1,25%) lên 909,72 điểm; HNX-Index tăng 2,08 điểm (2,07%) lên 102,51 điểm; còn Upcom-Index tăng 0,45 điểm, đóng cửa ở mức 49,27 điểm.
Những diễn biến trên thị trường chứng khoán thời gian qua trái ngược với những gì diễn ra trong năm 2017, được cho là năm thăng hoa với việc VN-Index tiến sát mốc 1.000 điểm vào ngày cuối cùng của năm nhờ mức tăng trưởng 48%, cao nhất trong 10 năm và lọt top 3 chỉ số chứng khoán tăng trưởng tốt nhất thế giới.
Sự rớt điểm của VN-Index là lý do chính khiến nhóm tư vấn các thương vụ gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước của Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vẫn ở trạng thái “chuẩn bị tài liệu” từ đầu năm tới nay. “Phần lớn các thương vụ M&A, huy động vốn trong năm nay phải chậm lại vì diễn biến thị trường gần đây không tốt. Phải canh lúc thị trường tốt mới chào thương vụ”, đại diện VCSC cho biết.
Vị này tiết lộ, số thương vụ năm nay cao hơn năm ngoái nhiều, với hơn 10 doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, sản xuất, bất động sản. Dự kiến nếu thị trường đi lên, có thể thu hút vài tỷ USD về cho doanh nghiệp trong nước. Nguồn vốn này chủ yếu đến từ các quỹ đầu tư của Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, châu Âu.
Hẳn thị trường vốn Việt Nam không quên những thương vụ gọi vốn “khủng” có sự “nhúng tay” của VCSC. Mới đây nhất, tháng 4/2018, VCSC cùng với Morgan Stanley và Deutsche Bank AG tham gia tư vấn cho đợt chào bán cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Thương vụ gây sốt trên thị trường, khi Techcombank chào bán thành công 164.076.954 cổ phiếu phổ thông cho các nhà đầu tư tổ chức, huy động được khoảng 21.000 tỷ đồng (gần 922 triệu USD), tương đương mức vốn hóa thị trường đạt 6,5 tỷ USD.
Năm 2017, cũng nhờ VCSC, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) gây chú ý, khi công bố kết quả đợt phát hành riêng lẻ 164,7 triệu cổ phiếu và tăng vốn điều lệ từ 14.059 tỷ đồng lên 15.706 tỷ đồng. Với giá phát hành 39.000 đồng/cổ phiếu, VPBank đã thu về hơn 6.400 tỷ đồng. Đây được coi là đợt huy động vốn thành công của VPBank.
Trước đó, VCSC đã mối lái thành công thương vụ Tập đoàn Casino (Pháp) bán toàn bộ chuỗi bán lẻ Big C tại Việt Nam cho Central Group (Thái Lan), với giá 1,05 tỷ USD. Đây là thương vụ giá trị và tốn nhiều công sức của các tay chơi trên thị trường phân phối, bán lẻ, chuyên gia và giới truyền thông.
Những động thái trên cho thấy, các doanh nghiệp trong nước đã chủ động thực hiện M&A, thậm chí họ còn thực hiện M&A tại nước ngoài vốn là chuyện xưa nay hiếm.
Dòng vốn toàn cầu rục rịch chảy về vùng trũng
Nếu thị trường đi lên đủ để VCSC tung hàng và thu về vài tỷ USD như dự kiến, thì thị trường M&A nửa cuối năm nay sẽ vượt mốc 10 tỷ USD mà giới phân tích kỳ vọng. Trong khi đó, VCSC chỉ là một trong nhiều tay môi giới thương vụ M&A ở Việt Nam. Điều này phần nào cho thấy những tín hiệu tự tin hơn từ giới đầu tư.
Bất chấp các căng thẳng thương mại và địa chính trị, trong nửa đầu năm 2018, tổng giá trị các thương vụ M&A trên toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời đại - 2.500 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái (theo Thompson Reuters). Một loạt thương vụ M&A “bom tấn” trong lĩnh vực truyền thông và viễn thông ở Mỹ và dược phẩm lớn nhất Nhật Bản đã góp phần tạo nên giá trị đó.
Cụ thể, Takeda mua lại hãng dược đối thủ Shire (Ireland) với giá 77 tỷ USD; Hãng viễn thông không dây T-Mobile (Mỹ) thâu tóm đối thủ Sprint trị giá 59 tỷ USD; Tập đoàn viễn thông Comcast (Mỹ) và Hãng truyền thông giải trí Disney đang cạnh tranh để thâu tóm phần lớn tài sản của tập đoàn truyền thông 21st Century Fox của tỷ phú Rupert Murdoch, khiến giá trị của thương vụ này bị đẩy lên hơn 70 tỷ USD.
Giới chuyên môn nhận định, thị trường M&A cực kỳ nhộn nhịp trong nửa đầu năm 2018 và các dấu hiện tại cho thấy, sự sôi động sẽ tiếp tục kéo dài sang nửa cuối của năm nay. Trong đó, các thương vụ M&A có giá trị lớn đang dần trở thành một chuẩn mực bình thường.
Các con số kỷ lục đã được tạo lập khi có 79 thương vụ M&A có giá trị trên 5 tỷ USD, 35 thương vụ M&A có giá trị trên 10 tỷ USD trong nửa đầu năm 2018. Bộ phận M&A của Ngân hàng JPMorgan dự báo, số lượng các thương vụ M&A trên 10 tỷ USD sẽ đạt con số 66 thương vụ trong năm nay.
Các nhà tư vấn thương vụ trên toàn cầu chưa bao giờ bận rộn như lúc này khi chứng kiến “cơn bão hoàn hảo” trên thị trường M&A. Báo cáo của Baker McKenzie kỳ vọng, hoạt động M&A khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng hơn 30%, từ 534 tỷ USD năm ngoái lên mức 710 tỷ USD trong năm nay, trước khi tăng lên mức 750 tỷ USD trong năm 2019.
Trong một thập kỷ qua, thị trường M&A Việt Nam đã trải qua đủ cung bậc cảm xúc, nhiều thương vụ lớn nhỏ và đến lúc có sự chuyển biến về chất. Số thương vụ chuyển nhượng có giá trị lớn xảy ra nhiều hơn, nhất là tại những doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân có thương hiệu.
Đó là thương vụ Sabeco bán 53% cổ phần cho ThaiBev, với giá trị lên tới 4,8 tỷ USD hồi đầu năm nay; thương vụ hợp nhất của 2 công ty ngành đường là Thành Thành Công Tây Ninh và Đường Biên Hòa, với giá trị 484 triệu USD; thương vụ nhà đầu tư Singapore Jardine Cycle & Carriage mua thêm 3,3% cổ phần Vinamilk, với số tiền lên đến 396 triệu USD.
Đó còn là các thương vụ mua bán đình đám trong lĩnh vực bất động sản, nhựa, bán lẻ, tài chính ngân hàng…
Sau những thương vụ đó, giới môi giới châu Á đứng ngồi không yên và không ngại tuyên bố rằng, thị trường Việt Nam “rất hứa hẹn”, khi Việt Nam muốn thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, sau thương vụ Sabeco - ThaiBev, nhiều nhà đầu tư tin hơn vào những quyết định thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước trong năm tới.
Năm 2018, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn tại 121 doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn đang niêm yết cổ phiếu trên sàn, chẳng hạn 3% vốn tại Tập đoàn Bảo Việt, 57% vốn tại Tổng công ty Vinaconex, 25% vốn tại Tổng công ty Thăng Long, 37% vốn tại Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, 6% vốn tại FPT…
Nếu những thương vụ trên diễn ra suôn sẻ, thì sẽ có hàng loạt vụ thoái vốn theo sau. Dĩ nhiên, điều này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam sẽ có nhiều mục tiêu mà nhà đầu tư nước ngoài thèm muốn, nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến các doanh nghiệp có thể tạm hoãn các thương vụ ở hai thị trường này để chuyển qua một số thị trường khác.
Theo ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 quốc gia ASEAN, Nam Á, Việt Nam đang đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và việc nới room cho nhà đầu tư ngoại chính là điểm hấp dẫn nhà đầu tư trong hoạt động M&A. Tiêu dùng và bán lẻ vẫn sẽ là những ngành dẫn đầu về số lượng và giá trị các thương vụ. Bên cạnh đó còn là các ngành như hàng không, viễn thông, năng lượng. Ngược lại, ngành tài chính chưa thể tạo được sự đột phá, vì thiếu vắng các thương vụ lớn.
Trong khi đó, đại diện Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, dư địa để M&A tăng trưởng mạnh ở lĩnh vực sản xuất là rất lớn. M&A năm 2018 có thể thiên về bất động sản, thậm chí chiếm tới 80-90% tổng lượng giao dịch.
Những diễn biến trên xoá tan những hoài nghi về sự u ám của thị trường M&A Việt Nam. Dòng vốn chuyên nghiệp, muốn sinh lời sẽ đổ dồn về thị trường có nền kinh tế tăng trưởng và khối doanh nghiệp tư nhân năng động.
Theo Báo Đầu tư
- Cùng chuyên mục
Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Công nghệ - 28/03/2025 16:44
Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số
TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - 28/03/2025 16:06
Phó Thủ tướng ủng hộ hình thành khu thương mại tự do ở Bình Định
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ủng hộ việc sớm nghiên cứu hình thành khu thương mại tự do ở khu vực cảng Phù Mỹ (Bình Định).
Đầu tư - 28/03/2025 16:05
Doanh nghiệp muốn ưu tiên cải cách thủ tục hành chính thuế
Thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và đáp ứng các quy định pháp luật là một trong ba nhóm vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt, trong đó TTHC thuế là nhóm thủ tục DN mong muốn ưu tiên cải cách nhất….
Đầu tư - 28/03/2025 15:50
Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định
Tỉnh Bình Định đã trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đồng thời trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 12:09
Giải pháp nào để hút được 570 tỷ USD vốn đầu tư hạ tầng đến 2040?
Theo dự báo, Việt Nam cần 570 tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng từ nay cho đến năm 2040. Do đó, Việt Nam đang tìm cách phát triển các cơ chế tài chính mới cũng như huy động các nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Đầu tư - 28/03/2025 11:55
Nhiều dự án bất động sản bỏ hoang ở Đà Nẵng 'tái sinh'
Sau thời gian dài bỏ hoang, nhiều dự án khu đô thị ở Đà Nẵng như: Khu đô thị mới Thuận Phước; Marina Complex, The Legend City DaNang… đã thi công trở lại.
Đầu tư - 28/03/2025 10:29
Thành lập thành viên mới, Viettel nuôi tham vọng xuất khẩu dịch vụ khách hàng
Hoạt động kinh doanh hiệu quả ở 10 quốc gia và với việc thành lập Công ty Dịch vụ Khách hàng, Viettel kỳ vọng dịch vụ khách hàng cũng phải xuất khẩu được.
Đầu tư - 28/03/2025 10:23
Đà Nẵng có thêm dự án căn hộ cao cấp hơn 700 tỷ đồng
Dự án Căn hộ trung tâm thương mại tài chính Đà Nẵng (The APT Tower) do Công ty TNHH An Phước Thạnh làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 08:41
New Việt Thắng tái khởi động dự án 450 tỷ ở Huế
Sau một thời gian ngừng thi công, dự án Khu du lịch sinh thái nhà rường Huế đã được CTCP Đầu tư thương mại du lịch New Việt Thắng tái khởi động.
Đầu tư - 28/03/2025 06:21
Đầu tư vào tài sản số đang 'nóng', cần lưu ý những rủi ro gì?
Đầu tư vào các tài sản số đã trở thành xu hướng trên thế giới và Việt Nam, nhưng cũng đi kèm không ít rủi ro và thách thức mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Đầu tư - 28/03/2025 06:21
Quảng Trị 'thúc' mặt bằng cho Cảng hàng không hơn 5.800 tỷ
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng để nhà đầu tư tổ chức thi công đảm bảo tiến độ dự án cảng hàng không Quảng Trị.
Đầu tư - 27/03/2025 19:02
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khánh thành đường nghìn tỷ nối khu công nghiệp lớn nhất Bình Định
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã cắt băng khánh thành Tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định với tổng vốn đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng.
Đầu tư - 27/03/2025 19:01
InvestingPro hợp tác cùng DFVN mở rộng kênh phân phối chứng chỉ quỹ
Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng danh mục sản phẩm đầu tư tại InvestingPro mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận các sản phẩm quỹ mở do DFVN quản lý.
Đầu tư thông minh - 27/03/2025 17:03
Viện Lowy: Việt Nam không phải là 'cửa sau' của hàng hóa Trung Quốc
Trung Quốc đóng vai trò lớn trong việc Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang Mỹ, nhưng bản thân Việt Nam và các đối tác khác trong chuỗi cung ứng còn ảnh hưởng nhiều hơn.
Đầu tư - 27/03/2025 16:52
Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới
Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.
Công nghệ - 27/03/2025 16:47
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
4
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
-
5
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago