PAN Group dành 1.000 tỉ đồng để M&A trong nông nghiệp và thực phẩm

Trong năm 2018, Tập đoàn PAN (PAN Group) sẽ chi ít nhất 1.000 tỉ đồng để thực hiện mua bán sáp nhập (M&A) nhằm hoàn chỉnh hệ sinh thái, chuỗi giá trị của mình torng lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
MINH TÂM
23, Tháng 04, 2018 | 07:42

Trong năm 2018, Tập đoàn PAN (PAN Group) sẽ chi ít nhất 1.000 tỉ đồng để thực hiện mua bán sáp nhập (M&A) nhằm hoàn chỉnh hệ sinh thái, chuỗi giá trị của mình torng lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.

pan-group

Hoa cẩm chướng trưng tại đại hội đồng cổ đông hôm 21-4 do PAN - Saladbowl, một công ty con của PAN Group hợp tác với đối tác Nhật trồng tại Đà Lạt hiện chỉ xuất khẩu, chưa bán ở thị trường nội địa. Ảnh: Minh Tâm 

Đây là con số được ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch PAN Group khẳng định với TBKTSG Online bên lề đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 vừa diễn ra chiều 21-4.

Ông Hưng khẳng định, việc M&A những công ty tốt trên thị trường tiếp tục là chiến lược mà PAN Group thực hiện trong năm 2018. Tên tuổi các công ty đang được PAN Group nhắm đến không được ông Hưng tiết lộ với lý do sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch, giá cổ phiếu… Nhưng, về nguyên tắc đó sẽ là những công ty liên quan đến sản xuất hoặc có hệ thống phân phối để lấp vào các chỗ trống trong chuỗi giá trị từ giống đến bàn ăn của người tiêu dùng mà PAN Group đang theo đuổi.

Theo ông Hưng, M&A là cách để PAN Group tạo nền tảng về con người vận hành, hút được những người đứng đầu có cùng mô hình kinh doanh và cùng nhau thực hiện “giấc mơ chung”. Khi mua một doanh nghiệp, PAN Group sẽ hỗ trợ các công ty thành viên các mặt về truyền thông, marketing hay pháp lý, những phần mà trước đó, doanh nghiệp không đủ nguồn lực để quan tâm vì phải chú tâm vào sản xuất. 

“Cho đến lúc này, không phải là 90% mà 100% các thương vụ mua bán của chúng tôi thành công. Và điểm khác biệt của chúng tôi chính là con người, nguồn nhân lực”, ông Hưng nói.

Trước đó, trong phần thảo luận với cổ đông, ông Hưng cho biết, PAN là một tập đoàn về nông nghiệp và thực phẩm. Bản thân PAN Group không sợ cạnh tranh bởi đi theo hướng đầu tư từ gốc (sản xuất giống chất lượng cao), phát triển vùng nguyên liệu, kiểm soát tốt, chú trọng vào chất lượng, không chạy theo sản lượng và cuối cùng là bán những thứ người ta khao khát, bán “những câu chuyện” để có biên lợi nhuận cao nhất.

Hiện tại, một số phẩm của PAN Group như hoa cẩm chướng (được công ty con PAN-Saladbowl trồng tại Đà Lạt) đang xuất khẩu sang Nhật Bản. Sản phẩm này chưa thể phục vụ thị trường nội địa. Điều này, suy cho cùng cũng là một điều buồn vì những gì tốt nhất, doanh nghiệp đang phải mang đến những thị trường có thu nhập cao, người tiêu dùng chi trả tốt để bán vì có biên lợi nhuận cao hơn nội địa. 

Nhưng, trong tương lai, thị trường nội địa hơn 90 triệu dân mới là quan trọng nhất. “Bây giờ thì thị trường nội địa đành phải chờ”, ông Hưng nói. 

Với thị trường nội địa, hiện PAN Group đã cung cấp các sản phẩm của các công ty thành viên như bánh kẹo Bibica); nước mắm 584; gạo…

Chia sẻ cụ thể về việc tương lai sẽ tập trung vào thị trường nội địa với TBKTSG Online, ông Hưng cho rằng, Pan Group sẽ khai thác mạnh thị trường trong nước khi cả hai yếu tố liên quan qua lại với nhau là sản xuất của PAN và nhu cầu của người tiêu dùng, đầu ra cho sản phẩm phát triển đồng thời. Điều này, cần thời gian nhất định.

Theo báo cáo trình bày tại đại hội cổ đông, năm 2017, PAN Group đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 4.075 tỉ đồng và 503 tỉ đồng, tăng lần lượt 48% và 50% so với cùng kỳ năm 2016. PAN tập trung phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng có hàm lượng công nghệ cao, chống chịu tốt với biến đổi khí hậu. 

Cũng trong năm 2017, bên cạnh hoạt động tái cấu trúc lại các mảng kinh doanh cốt lõi, hoàn thiện hệ thống nền tảng nông nghiệp và thực phẩm, PAN tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động M&A thông qua việc mua lại và gia tăng sở hữu tại các công ty thực phẩm có nền tảng kinh doanh tốt và bền vững. Đồng thời, Tập đoàn thực hiện đầu tư, phát triển các dự án sản xuất kinh doanh mới trên cơ sở tận dụng tối đa các cơ hội phát triển kinh doanh và các nguồn lực sẵn có. 

PAN Group đặt mục tiêu trở thành tập đoàn hàng đầu về nông nghiệp và thực phẩm, đạt doanh số 20.000 tỉ đồng, lợi nhuận trên 2.000 tỉ, vốn hoá 1 tỉ đô la Mỹ trước năm 2022.

Theo TBKTSG

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ