Nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đang rơi vào 'khủng hoảng rác'

Nhàđầutư
Do chưa có nhà máy xử lý rác, nhiều địa phương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phải chọn giải pháp xử lý theo hình thức chôn lấp. Tuy nhiên, biện pháp xử lý rác này gây mùi hôi và nước rỉ làm ô nhiểm nên bị người dân sinh sống gần bãi rác phản ứng.
NINH KHANG
12, Tháng 09, 2023 | 08:23

Nhàđầutư
Do chưa có nhà máy xử lý rác, nhiều địa phương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã phải chọn giải pháp xử lý theo hình thức chôn lấp. Tuy nhiên, biện pháp xử lý rác này gây mùi hôi và nước rỉ làm ô nhiểm nên bị người dân sinh sống gần bãi rác phản ứng.

rac an hiep

Bãi rác An Hiệp, tỉnh Bến Tre đang sử dụng công nghệ chôn lấp. Ảnh NK

"Mất ăn, mất ngủ" vì rác

Hơn 1 tháng nay, người dân sinh sống ở xã An Đức và xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre "mất ăn, mất ngủ" vì mùi hôi, ô nhiễm từ bải rác An Hiệp. Nhiều hộ dân vì quá bức xúc đã có hành động ngăn chặn không cho xe chở rác vào bãi rác này.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, sau phản ứng của người dân các đơn vị chuyên môn đã tích cực xử lý ô nhiễm mùi hôi, nước rỉ từ bãi rác này. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân thì với lượng rác thải khá lớn được tập kết tại đây nhưng chỉ sử dụng hóa chất phun khử mùi thì vẫn không thể hết ô nhiễm.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre Bùi Minh Tuấn cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố môi trường tại bãi rác An Hiệp, địa phương đã tập kết rác đến bãi rác tạm và vận động các hộ dân có điều kiện đất rộng tự xử lý rác tại chỗ, nhưng đến nay các bãi rác tạm cũng hết chỗ chứa nên việc mở lại bãi rác An Hiệp để tiếp nhận, xử lý rác thải của tỉnh là giải pháp duy nhất. Giải pháp khắc phục triệt để "khủng hoảng rác" chỉ có thể chờ khi Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre đang được đầu tư nâng cấp đi vào hoạt động vào năm 2026.

Tương tự như ở tỉnh Bến Tre, người dân sống gần khu vực bãi rác Tân Tạo, ấp Tân Tạo, thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cũng liên tục phản ánh đến cơ quan chức năng về tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác này.

Mới đây, tại hội nghị đối thoại Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu với nông dân trên địa bàn tỉnh vào ngày 29/8, nhiều nông dân ở khu vực gần bãi rác tiếp tục phản ánh tình hình ô nhiễm kéo dài tại bãi rác này đến người đứng đầu chính quyền tỉnh.

Không chỉ những địa phương chưa có nhà máy xử lý rác mới phải "khổ sở" với rác mà ngay như một số địa phương đã có nhà máy xử lý rác rồi nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm.

Điển hình như tỉnh Kiên Giang, vào năm 2011, địa phương đã có nhà máy xử lý rác tại huyện Hòn Đất với công suất xử lý 200 tấn/ngày. Tuy nhiên, chỉ 6 năm sau khi đi vào hoạt động, lượng rác cần xử lý đã tăng gấp 3 lần nhưng nhà máy xử lý thì vẫn không được đầu tư tăng công suất nên đã xảy ra tình trạng ùn ứ rác, gây ô nhiễm tại khu vực nhà máy.

bai-rac cua duong PQ

Đầu tư nhà máy máy xử lý rác là lĩnh vực mà nhiều địa phương tại khu vực ĐBSCL đang "trải thảm" mời gọi đầu tư. Ảnh CTV

Nhiều nhà máy rác tiền tỷ "trùm mền"

Năm 2009, UBND tỉnh Vĩnh Long đã chấp thuận chủ trương cho Công ty cổ phần xây dựng Phương Thảo đầu tư Dự án Nhà máy xử lý rác công nghệ cao tại xã Hòa Phú (huyện Long Hồ) với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. Theo thiết kế, Nhà máy có công suất xử lý 200 - 300 tấn rác/ngày; phương pháp xử lý rác là ủ thành phân Compost (công suất 36.000 tấn phân/năm) phục vụ nông nghiệp.

Ðến năm 2012, Công ty Phương Thảo được điều chỉnh tăng mức đầu tư dự án lên 238 tỷ đồng, thời gian hoàn thành vào đầu năm 2013. Ðể thực hiện dự án này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi (VDB) nhánh Cần Thơ đã cho Công ty Phương Thào vay 200 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, công nghệ.

Năm 2013, dự án này đi vào vận hành thử nghiệm nhưng do biện pháp xử lý nước rỉ từ ủ phân Compost chưa đạt theo quy chuẩn thải ra môi trường nên địa phương đã yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng hoạt động để khắc phục.

Đến tháng 9/2016, Nhà máy tái hoạt động nhưng thay đổi công nghệ sang phương pháp đốt. Nhưng một lần nữa công nghệ đốt rác của đơn vị này cũng không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và phải tiếp tục tạm ngưng để khắc phục.

Hiện nay tỉnh Vĩnh Long đã chính thức ban hành quyết định thu hồi dự án này và đang tìm kiếm nhà đầu tư mới đầu tư nhà máy xử lý rác với công suất lên đến 500 tấn/ngày tại khu đất của dự án nhà máy xử lý rác Phương Thảo vừa bị thu hồi.

Tương tự như vậy, từ năm 2016, tỉnh Kiên Giang đã chấp thuận chủ trương cho Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Toàn Cầu thực hiện dự án Nhà máy xử lý rác Bãi Bổn công suất xử lý 200 tấn/ngày tại xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc (nay là TP. Phú Quốc). Tuy nhiên, doanh nghiệp này không đáp ứng năng lực đầu tư theo công suất cam kết nên tỉnh Kiên Giang đã thu hồi chủ trương thực hiện dự án.

Sau đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư xây dựng Minh Thuận Thành xin chủ trương tiếp tục thực hiện dự án trên cơ sở nhà máy đã bị thu hồi và được UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận chủ trương. Tuy nhiên, sau thời gian vận hành thử nghiệm thì nhà máy của doanh nghiệp này cũng không đủ năng lực xử lý hết được lượng rác phát sinh hàng ngày trên địa bàn nên UBND tỉnh Kiên Giang đã phải thông báo chấm dứt việc vận hành thử nghiệm.

Theo số liệu từ báo cáo định hướng và các giải pháp phát triển công nghiệp và đô thị vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị toàn vùng được thu gom khoảng hơn 4.300 tấn/ngày, đạt khoảng 78% (tăng 3% so với năm 2017). Toàn vùng có khoảng 10 nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung đang hoạt động, tổng công suất thiết kế đáp ứng khoảng 30% lượng chất thải rắn phát sinh (tăng thêm 02 nhà máy so với năm 2017, trong đó, công nghệ đốt chiếm 30%).

Có 2 khu xử lý chất thải rắn cấp vùng được quy hoạch: Khu công nghệ môi trường xanh tại Thủ Thừa, Long An (quy mô 1.760ha); Khu xử lý chất thải nguy hại cho vùng ĐBSCL tại Cà Mau (quy mô 20ha). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều nhà máy xử lý rác trong khu vực hoạt động dưới công suất, kém hiệu quả, việc thu gom, công nghệ xử lý rác nào hiệu quả đang là vấn đề "đau đầu" của cơ quan chức năng các địa phương trong vùng ĐBSCL hiện nay.

Theo nghiên cứu của Công ty TNHH Royal Haskoning DHV và Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ): Với tỷ lệ thu gom đạt 40%, thì tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt toàn vùng ĐBSCL khoảng 14.000 tấn/ngày, tương đương 5 triệu tấn/năm.

Dự báo khi tỷ lệ thu gom được nâng cao, tổng lượng chất thải rắn đô thị đến năm 2030 của vùng ĐBSCL có thể đạt 7 triệu tấn/năm, trong đó có khoảng 300.000 tấn chất thải nguy hại. Do đó yêu cầu xử lý chất thải rắn đang là vấn đề mà các địa phương quan tâm nhất hiện nay.

Với tỷ lệ phân loại rác tại nguồn còn hạn chế như hiện nay thì công nghệ đốt kết hợp thu hồi nhiệt để phát điện là khả thi nhất.

Với suất đầu tư khoảng 1,1 triệu USD/10 tấn rác, diện tích sử dụng khoảng 10 ha cho nhà máy, mỗi tấn rác được đốt thu hồi nhiệt sản xuất được 375kW điện là rất hiệu quả.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ