Tài sản công nhà, đất sở hữu Nhà nước: Làm sao để không thất thoát
Chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hàng nghìn mét vuông nhà, đất công bị bỏ hoang hoặc không thu hồi được các khoản nợ cho thuê trước đây, đã gây ra thất thoát một lượng lớn nguồn thu cho ngân sách.
"Vấn nạn" lãng phí nhà, đất công
Hiện nay, trên địa bàn cả nước tình trạng lãng phí nhà, đất công đang trở thành một "vấn nạn", bởi rất nhiều địa chỉ nhà, đất công tọa lạc ở những vị trí đắc địa, được ví là "đất vàng", đặc biệt là ở các đô thị lớn nhà Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh, theo số liệu báo cáo từ Sở Tài chính TP, đơn vị này đang quản lý trên 12.000 địa chỉ nhà, đất công; tuy nhiên lại có đến hơn 1.000 địa chỉ đang bị bỏ trống hoặc sử dụng chưa hiệu quả.
Tương tự, tại địa bàn Thủ đô Hà Nội hiện cũng đang có hơn 10.700 cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước; tổng số nhà, đất dôi dư do các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính của TP quản lý, sử dụng thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định là 6.764 cơ sở (trong đó, khối sở, ban, ngành là 1.202 cơ sở; khối quận, huyện, thị xã là 4.520 cơ sở; khối DN Nhà nước là 1.042 cơ sở, đã được phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý là 6.018 cơ sở, chiếm tỷ lệ khoảng 90%). Nhưng tính đến thời điểm đầu tháng 6/2024 (thời điểm Sở Xây dựng Hà Nội tổng hợp báo cáo UBND TP - PV), tổng số nợ còn phải thu của quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn là 884,6 tỷ đồng (có 95,2 tỷ đồng còn phải thu của các hợp đồng bán nhà tái định cư trả chậm), còn lại 789,4 tỷ đồng được chia làm 3 loại: nợ luân chuyển có khả năng thu hồi, nợ khó thu và nợ xấu khó đòi, khả năng thu hồi thấp.
"Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở đang tích cực triển khai Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công. Sở đã tham mưu UBND TP ban hành văn bản chấp thuận chủ trương, quyết định thu hồi, cưỡng chế; đồng thời phân cấp, ủy quyền quản lý, sử dụng, thống kê, phân loại nợ đọng nghĩa vụ tài chính. Vì vậy, từ năm 2023 đến nay, TP ban hành quyết định thu hồi 113 địa điểm và đã thu hồi được 56 địa điểm, hiện nay, TP đang tiếp tục rà soát để thực hiện việc thu hồi, tiếp nhận, từng bước để các cơ sở nhà, đất công sử dụng không đúng quy định vào khai thác, quản lý hiệu quả", Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho hay.
Cần sớm có hướng dẫn cụ thể
Nói về những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà, đất công, luật sư Trịnh Hữu Đức, Hội Luật gia Việt Nam cho rằng có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về chủ quan là do một số cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng thiếu nhân sự chuyên trách về quản lý tài sản công, trong khi những cán bộ phụ trách đương nhiệm nhiều người trình độ, kiến thức còn hạn chế. Về khách quan thì do vướng mắc về cơ chế, chính sách dẫn đến việc các cơ quan chủ quản mất đi tính chủ động, dẫn đến việc đưa ra những giải pháp chưa thực sự hiệu quả.
"Luật Quản lý, sử dụng tài sản công không có quy định về việc UBND cấp tỉnh được ban hành mức giá cho thuê tối thiểu đối với nhà, đất công phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, nên UBND cấp tỉnh không có căn cứ để ban hành biểu giá cho thuê nhà, đất công sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh. Vì vậy để triển khai thực hiện các quy định theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP về quản lý nhà, đất công có hiệu quả, bảo đảm tính công khai, minh bạch và giá cho thuê phù hợp với giá thị trường, tránh lãng phí nguồn lực tài sản công là rất khó khăn và vẫn đang phải chờ Chính phủ có Nghị định hướng dẫn chi tiết", luật sư Trịnh Hữu Đức dẫn chứng.
Cũng liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội Nguyễn Thế Điệp cho rằng, công tác quản lý nhà, đất công tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều bất cập, làm giảm hiệu quả sử dụng và tiềm ẩn nhiều rủi ro thất thoát tài sản công. Các bất cập này có thể được chia thành các nhóm chính sau: Thứ nhất, thiếu minh bạch và công khai thông tin do chúng ta chưa có một cơ sở dữ liệu đồng bộ, đầy đủ về tài sản nhà, đất công, dẫn đến việc quản lý không hiệu quả, khó kiểm soát; tài sản công và các giao dịch liên quan không được công khai rộng rãi, dẫn đến tình trạng lạm dụng, tham nhũng, thất thoát; quá trình quản lý, sử dụng thiếu sự giám sát từ các cơ quan độc lập, dẫn đến việc dễ dàng xảy ra sai phạm.
Thứ hai, công tác quản lý, sử dụng và phân bổ tài sản thiếu nhất quán, thiếu sự đồng bộ giữa các cấp quản lý, gây ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt quỹ đất ở nhiều khu vực; quá trình cấp phép sử dụng đất công hoặc giao đất cho tổ chức, cá nhân đôi khi thiếu rõ ràng về các tiêu chí lựa chọn và đấu thầu, dễ dẫn đến tình trạng phân bổ không công bằng hoặc lợi ích nhóm.
Thứ ba, quản lý không hiệu quả dẫn đến thất thoát tài sản, một phần lớn quỹ đất công bị bỏ hoang, không được khai thác hoặc sử dụng không đúng mục đích. Trong khi một số tài sản công bị chuyển nhượng, cho thuê trái phép hoặc sử dụng vào các mục đích không đúng quy định, gây lãng phí lớn.
Thứ tư, là thiếu cơ chế xử lý, giám sát hiệu quả, những hình thức xử lý hành chính đối với các vi phạm liên quan đến nhà, đất công chưa đủ nghiêm khắc, thiếu tính răn đe, nên việc thu hồi tài sản bị chiếm dụng hoặc sử dụng sai mục đích thường gặp nhiều vướng mắc về pháp lý và thủ tục hành chính, kéo dài quá trình xử lý. Trong khi cơ quan giám sát nội bộ (như thanh tra, kiểm tra) đôi khi thiếu độc lập, không đủ nguồn lực để thực hiện.
Bên cạnh đó, là tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm khi một số cán bộ, công chức có thể tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp, nhận hối lộ hoặc tiếp tay cho các hành vi chiếm dụng đất công, dẫn đến thất thoát tài sản; việc giao đất, cho thuê hoặc chuyển nhượng tài sản công đôi khi chỉ phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ người có quyền lực, không bảo đảm công bằng và lợi ích chung của xã hội.
"Để khắc phục những bất cập trong quản lý nhà, đất công thì cần phải nhanh chóng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu minh bạch, với hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất về nhà, đất công, công khai thông tin để người dân có thể giám sát; Nhà nước đưa ra những chính sách, quy định rõ ràng, thống nhất, giảm thiểu các kẽ hở trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng; tăng cường công tác giám sát độc lập và minh bạch để kiểm tra, thanh tra các hoạt động liên quan để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và Nhân dân; thực hiện đấu giá, cho thuê công khai và đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa quy trình thủ tục giảm thiểu tham nhũng, lợi ích nhóm... để bảo đảm tài sản công được sử dụng đúng mục đích", ông Nguyễn Thế Điệp kiến nghị.
Việc giải quyết vướng mắc về nhà, đất công không chỉ là trách nhiệm của địa phương mà có trách nhiệm của rất nhiều bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, khi có vướng mắc địa phương gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành thì câu trả lời là “cứ thực hiện theo quy định của pháp luật”, thì vướng mắc không thể giải quyết, điều đó cũng gây bức xúc và thất vọng đối với nhiều địa phương.
Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội
(Theo Kinh tế & Đô thị)
- Cùng chuyên mục
SAM Holdings đề xuất ‘siêu’ dự án hơn 100.000 tỷ đồng tại Quảng Trị
SAM Holdings đề xuất thực hiện dự án Quần thể khu dân cư, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và vui chơi giải trí cao cấp với tổng mức đầu tư 102.865 tỷ đồng tại Quảng Trị.
Đầu tư - 22/01/2025 09:10
Chứng khoán lình xình kéo dài, nhà đầu tư kiên nhẫn sẽ có ‘quà’?
Chứng khoán ghi nhận phục hồi trong nửa cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12, sau đó quay lại trạng thái lình xình. Diễn biến này thử thách lòng kiên nhẫn của nhà đầu tư.
Đầu tư - 22/01/2025 09:09
Hà Tĩnh kiến nghị thành lập Khu Thương mại tự do Vũng Áng
Chính phủ đề nghị tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu sự cần thiết việc thành lập Khu Thương mại tự do Vũng Áng gắn với cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương.
Đầu tư - 21/01/2025 19:31
Việt, Pháp thí điểm hợp tác khai thác, chế biến sâu khoáng sản chiến lược
Thời gian qua, phía Pháp đã chủ động liên hệ, triển khai hợp tác với đối tác Việt Nam về công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản và kim loại chiến lược.
Đầu tư - 21/01/2025 19:31
Chủ tịch Bình Định kiểm tra 2 dự án 'khủng' của FPT trong đêm
Tại buổi kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định kì vọng 2 dự án trọng điểm của FPT sẽ phát triển ngành công nghệ thông tin, hiện thực hóa mục tiêu đưa Bình Định trở thành trung tâm nghiên cứu và ứng dụng AI hàng đầu Việt Nam.
Đầu tư - 21/01/2025 13:10
Liên minh công nghệ Việt – Séc đề xuất loạt dự án tại Quảng Trị
UBND tỉnh Quảng Trị vừa có buổi làm việc với đại diện Liên minh Công nghệ Việt – Séc và Liên hiệp Khoáng sản Séc CDT nghe các đơn vị này báo cáo đề xuất xây dựng các dự án trên địa bàn.
Đầu tư - 21/01/2025 13:09
'Thúc' tiến độ các dự án trọng điểm tại khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị
Dù được gia hạn thi công nhưng các dự án tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị vẫn chậm so với kế hoạch, tỉnh Quảng Trị đề nghị các nhà đầu tư tập trung nhân lực, thiết bị đẩy nhanh các dự án đúng với tiến độ đề ra.
Đầu tư - 21/01/2025 09:40
Khánh Hòa kỳ vọng động lực bứt phá từ dòng vốn FDI
Năm 2024 được đánh giá là năm khởi sắc nhất trong công tác xúc tiến đầu tư của Khánh Hòa. Đặc biệt, địa phương đa dạng hóa các hoạt động thu hút FDI với nhiều dự án động lực sắp được triển khai, kỳ vọng tạo sức bật cho năm 2025.
Đầu tư - 21/01/2025 07:36
Ninh Thuận sẽ có trung tâm sản xuất chip bán dẫn khi có nhà máy điện hạt nhân
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam, cho biết tỉnh sẽ thành lập bốn trung tâm lớn, trong đó có trung tâm sản xuất chip bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) khi có nhà máy điện hạt nhân.
Đầu tư - 21/01/2025 07:35
Czech chào mời cung cấp công nghệ điện hạt nhân cho Việt Nam
Đây là khẳng định của Thủ tướng Cộng hoà Czech Petr Fiala tại cuộc gặp gỡ báo chí cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính để thông báo kết quả hội đàm ngày 20/1.
Đầu tư - 21/01/2025 07:34
Nhiều quy định mới về PPP có hiệu lực: Mở rộng không gian thu hút đầu tư tư nhân
Từ ngày 15/1/2024, nhiều quy định mới về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) tại Luật số 57/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật PPP, Luật Đấu thầu có hiệu lực thi hành. Những sửa đổi, bổ sung này được kỳ vọng sẽ mở rộng không gian, tăng sức hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư tư nhân vào các công trình, dự án thuộc khu vực công.
Đầu tư - 20/01/2025 16:20
Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân góp phần hoàn thành mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia
Việc nâng cao hiểu biết và tăng cường sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cho người nông dân nói riêng và người dân nói chung luôn cần sự chung tay, đồng hành của tất cả các bên từ cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội đến các tổ chức tín dụng và các trung gian thanh toán.
Đầu tư thông minh - 20/01/2025 15:30
VARS: Bất động sản Việt Nam sắp bứt phá, tăng trưởng rực rỡ
VARS cho biết, thị trường bất động sản trong năm 2025 sẽ tiếp tục khắc phục các khó khăn còn dang dở, sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, mở ra cơ hội để BĐS Việt Nam tiếp tục bứt phá và khai thác tiềm năng tăng trưởng rực rỡ.
Đầu tư - 20/01/2025 14:54
Doanh nghiệp cần trợ lực để đóng góp vào tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (DN) đang chậm lại, năm 2024 chứng kiến số DN thành lập mới giảm, số DN tạm ngừng kinh doanh tăng mạnh… DN đang cần trợ lực để bứt phá, đóng góp vào tỷ lệ tăng trưởng GDP 8% của năm 2025
Đầu tư - 20/01/2025 06:30
'Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu ô tô của Skoda trong khu vực'
Thủ tướng đề nghị Skoda đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển xe điện và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chuyển giao công nghệ cho phía Việt Nam.
Đầu tư - 19/01/2025 19:26
Thủ tướng đề nghị chủ sở hữu Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 mở rộng đầu tư
Lãnh đạo Tập đoàn đầu tư toàn cầu Sev.en Global Investments cho biết Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 là khoản đầu tư lớn nhất của Czech tại Việt Nam.
Đầu tư - 19/01/2025 18:20
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 2 month ago