Sắp xếp đơn vị hành chính đến 2030: Giải quyết cán bộ dôi dư, tài sản công
Giai đoạn 2023 - 2025 dự kiến sẽ tiến hành sắp xếp đối với khoảng 33 ĐVHC cấp huyện và 1.327 ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc. Bên cạnh đó, hàng chục nghìn cán bộ, công chức sẽ dôi dư.
Giảm được số lượng chưa từng có
Vấn đề sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và trên thực tế đã và đang được triển khai thận trọng, hiệu quả. Như Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chỉ trong 2 năm (giai đoạn 2019-2021), việc sắp xếp đã giảm được số lượng đơn vị cấp huyện và cấp xã chưa từng có trong lịch sử, để lại nhiều bài học quý và khẳng định còn một số tồn tại tiếp tục phải khắc phục.
Số liệu cho thấy Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 48 nghị quyết để sắp xếp 21 ĐVHC cấp huyện và 1.056 ĐVHC cấp xã tại 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó cả nước đã giảm 8 ĐVHC cấp huyện và 561 ĐVHC cấp xã. Ngoài ra, tính từ 2018 đến nay đã giảm được hơn 52.000 thôn, tổ dân phố.
Việc sắp xếp trên góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (giảm 3.437 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện), tinh giản biên chế (tính đến 31/12/2022 đã giảm 648/706 (91,8%) cán bộ, công chức cấp huyện; 7.741/9.705 (79,8%) cán bộ, công chức cấp xã), giảm chi ngân sách nhà nước hơn 2.000 tỷ đồng, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng, trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Kết quả sắp xếp còn góp phần mở rộng không gian phát triển, tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển bền vững.
Theo nghị quyết mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính tiếp tục được triển khai trong giai đoạn 2023-2030 và chia thành 2 giai đoạn nhỏ là 2023-2025 và 2025-2030.
Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025 hoàn thành sắp xếp đối với ĐVHC cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn ĐVHC và phân loại ĐVHC; ĐVHC cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; ĐVHC cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
Đến năm 2030, hoàn thành sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã còn lại có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; ĐVHC cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định; ĐVHC cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định.
Cho biết việc sắp xếp phải đạt được nhiều mục tiêu như tinh gọn bộ máy; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quả lý Nhà nước; điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị nhấn mạnh hiệu quả không chỉ đo lường đơn thuần bằng việc cắt giảm được bao nhiêu đơn vị hành chính, tinh giản được bao nhiêu biên chế, quan trọng nhất, cuối cùng là hiệu quả thực chất của bộ máy chính quyền và chất lượng các dịch vụ công mà người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội trên các địa bàn được sắp xếp”.
Giải quyết số cán bộ công chức dôi dư và tài sản công
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo số liệu báo cáo của 63 địa phương thì trong giai đoạn 2023 - 2025 dự kiến sẽ tiến hành sắp xếp đối với khoảng 33 ĐVHC cấp huyện và khoảng 1.327 ĐVHC cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp (chưa tính số ĐVHC thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu).
Điều đó đồng nghĩa với việc số cán bộ, công chức dôi dư ở cấp huyện khoảng 2.500 người; cấp xã khoảng 27.900 người và không chuyên trách ở cấp xã khoảng 16.000 người.
Đề cập chính sách đặc thù, bà Phạm Thị Thanh Trà thừa nhận giai đoạn vừa qua có những bất cập liên quan đến việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư, tài sản công và công sở, chính sách đặc thù đối với các đơn vị hành chính sau sắp xếp. Do đó, nghị quyết lần này được tính toán, thiết kế theo hướng giải quyết và tháo gỡ căn bản những khó khăn, bất cập trên.
Nghị quyết nêu rõ, khi xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, UBND cấp tỉnh phải chỉ đạo rà soát, dự kiến phương án bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm, xác định rõ số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế.
Việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, tổ chức mới và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư phải có lộ trình phù hợp với đặc thù của từng địa phương và thời hạn quy định chậm nhất là 5 năm để có số lượng bảo đảm đúng theo quy định
Thời gian qua, Bộ Nội vụ cũng đã tham mưu để sớm ban hành các nghị định có liên quan tổ chức bộ máy; tinh giản biên chế, sắp xếp cán bộ dôi dư.. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu các bộ, ngành chức năng tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định, ban hành các văn bả hướng dẫn kịp thời phục vụ cho việc sắp xếp đơn vị hành chính này.
“Việc sửa đổi, bổ sung sao đấy cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra để phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp” – Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho thấy, vẫn có ý kiến cho rằng, quy định về thời hạn 2 năm phải hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở công của cơ quan, đơn vị là rất khó khả thi.
Do đó, cơ quan này đề nghị xem xét kéo dài hơn thời hạn để địa phương có thêm thời gian tổ chức định giá tài sản và xây dựng phương án sắp xếp phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương; đồng thời, đề nghị Chính phủ cần ban hành quy định, hướng dẫn riêng về sắp xếp, xử lý trụ sở dôi dư do sắp xếp ĐVHC để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện
Bộ Nội vụ cho rằng không để kéo dài vì cơ sở xuống cấp, tuy nhiên, đồng tình với Ủy ban Pháp luật rằng sẽ cân nhắc vấn để có thể kéo dài tối đa không quá 3 năm phải hoàn thành việc sắp xếp đối với trụ sở và tài sản công.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu chế độ, chính sách đặc thù với ĐVHC sau sắp xếp phải đảm bảo tính liên tục, không vì sự sắp xếp mà thay đổi chế độ, chính sách và không vì sự ảnh hưởng của chế độ, chính sách mà làm ảnh hưởng đến công tác sắp xếp ĐVHC; cũng như là ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, nhân dân.
Với mức hỗ trợ 20 tỷ đồng/huyện và 0,5 tỷ đồng/xã thì ngân sách trung ương hỗ trợ một lần khoảng 1.323 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố khi có nhu cầu hỗ trợ từ ngân sách trung ương sẽ lập dự toán và thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức hỗ trợ kèm căn cứ để các địa phương lập dự toán.
(Theo VOV)
- Cùng chuyên mục
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường
HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 23:28
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 23:27
Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Sự kiện - 19/11/2024 20:56
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3
Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 14:22
Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 14:19
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.
Sự kiện - 19/11/2024 11:58
Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.
Sự kiện - 19/11/2024 11:12
Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?
Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.
Sự kiện - 19/11/2024 11:09
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Sự kiện - 19/11/2024 10:49
Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.
Sự kiện - 19/11/2024 10:06
Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Sự kiện - 19/11/2024 06:43
'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 19/11/2024 06:40
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 19 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago