Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân góp phần hoàn thành mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia
Việc nâng cao hiểu biết và tăng cường sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cho người nông dân nói riêng và người dân nói chung luôn cần sự chung tay, đồng hành của tất cả các bên từ cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội đến các tổ chức tín dụng và các trung gian thanh toán.

Thực tiễn tại nhiều quốc gia đã khẳng định giáo dục tài chính là một trụ cột quan trọng để thúc đẩy tài chính toàn diện. Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 20/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược tài chính toàn diện) đã đặt ra năm mục tiêu cụ thể, trong đó có “nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính”.
Là một đất nước xuất phát từ kinh tế nông nghiệp, với trên 60% dân số nông thôn và gần 30% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lực lượng lao động nông thôn, người nông dân Việt Nam là chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Người nông dân cũng đồng thời là đối tượng thụ hưởng quan trọng của phát triển tài chính toàn diện.
Với đặc thù hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ tài chính của một bộ phận không nhỏ người nông dân còn nhiều hạn chế, chủ yếu do thiếu và yếu kiến thức lẫn thực tiễn sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính thì việc tăng cường giáo dục kiến thức tài chính và quản lý tài chính cá nhân cho người nông dân là giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia.
Thực hiện vai trò xây dựng, triển khai, giám sát thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện, Viện Chiến lược ngân hàng thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đầu mối, phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), các chuyên gia và nhà khoa học biên soạn bộ sách “Quản lý tài chính cá nhân cho nông dân” gồm hai cuốn nhằm mục tiêu đồng hành cùng bà con nông dân và góp phần thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện.
Cuốn sách thứ nhất “Cẩm nang quản lý tài chính cá nhân cho nông dân” có hàm lượng kiến thức chuyên môn sâu, phù hợp với đối tượng sử dụng là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy. Cuốn cẩm nang cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến tài chính cá nhân (kiếm tiền, sử dụng tiền và bảo vệ tiền); các hoạt động quản lý tài chính cá nhân (quản lý thu nhập, chi tiêu, ngân sách, tiết kiệm và đầu tư, vay nợ và rủi ro). Cuốn cẩm nang cũng dành một chương để xây dựng hành trình hai bước gồm thiết lập mục tiêu; lập và thực hiện kế hoạch tài chính cả trong ngắn hạn và dài hạn, được cụ thể hóa cho từng hành trình và dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của mỗi cá nhân.
Cuốn “Sổ tay quản lý tài chính cá nhân cho nông dân” tóm tắt ngắn gọn, súc tích những kiến thức cơ bản cần nhớ khi quản lý tài chính cá nhân từ nội dung cuốn Cẩm nang. Cuốn sổ tay được thiết kế màu sắc, sinh động kèm theo các câu hỏi gợi ý, bài tập tình huống điển hình, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với đối tượng là người nông dân. Không chỉ giới hạn trong phạm vi cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và người nông dân, bộ sách cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô về nhu cầu của khách hàng, là cơ sở hỗ trợ quá trình xây dựng và triển khai các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp quản lý tài chính phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng là người nông dân.
Trong quá trình biên soạn, Viện Chiến lược ngân hàng đã nhận được sự đồng hành và đóng góp giá trị từ Sacombank. Là ngân hàng có hoạt động kinh doanh luôn bám sát các đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện, Sacombank đã luôn chủ động, tích cực phát triển các sản phẩm, dịch vụ quản lý tài chính đáp ứng từ những nhu cầu từ cơ bản đến hiện đại dành cho các khách hàng là người nông dân.
Sacombank đã cung ứng đa dạng, toàn diện các dịch vụ ngân hàng truyền thống, tạo điều kiện cho những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản như mở và quản lý tài khoản thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, thanh toán hóa đơn, nộp phí bảo hiểm và dịch vụ công,… Sacombank cung cấp tài khoản thanh toán trực tuyến nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu giao dịch mọi lúc mọi nơi, liên kết với thẻ ATM cho người hưởng trợ cấp xã hội, người nghèo và những đối tượng yếu thế phù hợp.
Song song với sản phẩm ngân hàng truyền thống, Sacombank đã đẩy mạnh số hóa dịch vụ và triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt giúp khách hàng chủ động quản lý tài chính cá nhân cũng như thực hiện các giao dịch tài chính mọi lúc, mọi nơi thông qua ứng dụng ngân hàng số Sacombank Pay. Các nền tảng ngân hàng số được thiết kế với giao diện thân thiện, thao tác đơn giản, tiện lợi giúp gia tăng trải nghiệm và rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng mà không cần tới trực tiếp quầy giao dịch.
Sacombank đã và đang hợp tác với các đối tác thanh toán, tổ chức, hội đoàn ở vùng nông thôn để quảng bá và tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cơ bản cho khách hàng như tài khoản/thẻ thanh toán, ứng dụng Sacombank Pay, đồng thời tái cơ cấu mạng lưới phòng giao dịch, hệ thống máy rút tiền tự động và các đơn vị chấp nhận thanh toán nhằm tối ưu hóa, phát triển các kênh phân phối để mở rộng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ có chi phí thấp, thuận tiện, an toàn, phù hợp, để sử dụng phù hợp với điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh đó, Sacombank cũng đã nỗ lực tăng cường các biện pháp phòng ngừa và đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và giúp giảm thiểu các rủi ro gian lận khi thanh toán trực tuyến, tăng cường bảo vệ tài chính và quản lý rủi ro cho các khách hàng yếu thế.
Trong việc xây dựng và triển khai các chương trình nâng cao hiểu biết tài chính của người dân, Sacombank cũng là đơn vị tích cực cùng cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có liên quan khác để truyền tải các kiến thức tài chính và quản lý tài chính cá nhân đến khách hàng, đặc biệt là người nông dân.
Có thể nói, việc nâng cao hiểu biết và tăng cường sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cho người nông dân nói riêng và người dân nói chung luôn cần sự chung tay, đồng hành của tất cả các bên từ cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội đến các tổ chức tín dụng và các trung gian thanh toán,…
Sự vào cuộc chủ động, tích cực và có trách nhiệm của các bên sẽ mang lại các kết quả tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 20/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Cùng chuyên mục
Bình quân giá sai cổ phiếu sẽ khiến nhà đầu tư thêm thua lỗ
Theo ông Nguyễn Thế Minh, mỗi cú sốc của thị trường mở ra cơ hội bình quân giá xuống, hạ tỷ trọng margin. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo không nên giải ngân ở những mã yếu kém.
Đầu tư thông minh - 18/04/2025 08:15
Tác động của thuế quan Mỹ tới chính sách tiền tệ của Việt Nam
Nghiên cứu này là một chuyên đề của Series nghiên cứu về tác động của chính sách thuế quan mới của Chính phủ Mỹ tới nền kinh tế Việt Nam, được thực hiện bởi Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng trong tháng 4/2025.
Đầu tư thông minh - 18/04/2025 07:00
Chứng khoán phái sinh: ‘Cuộc chơi’ không dành cho các tay mơ
Từ đầu năm 2024 đến tháng 2/2025, tỷ lệ giao dịch của nhóm nước ngoài và tự doanh chỉ chiếm rất thấp trên thị trường chứng khoán phái sinh, xấp xỉ ngưỡng gần 5% đến 6%. Phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước.
Đầu tư thông minh - 17/04/2025 07:00
InvestingPro và Manulife Investment Management (Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác phân phối chứng chỉ quỹ mở Manulife
Ngày 14/4/2025, ba Quỹ Mở Manulife đã chính thức được giao dịch trên nền tảng InvestingPro do Công ty CP InvestingPro phát triển.
Đầu tư thông minh - 16/04/2025 12:13
Chứng khoán đã tạo đáy ngắn hạn?
Dòng tiền tham gia mạnh mẽ đã giúp chỉ số VN-Index hồi phục hơn 52 điểm từ vùng đáy trong phiên và khép lại phiên giao dịch cuối tuần giảm hơn 19 điểm, đứng tại mức 1.210 điểm.
Đầu tư thông minh - 04/04/2025 17:25
Thuế quan 46%: Trong ‘nguy’ có ‘cơ’
Mức thuế 46% không nên chỉ được nhìn nhận như một rào cản, mà là một lời nhắc quan trọng, buộc Việt Nam phải thay đổi, phải thích nghi, phải chủ động tìm hướng đi mới.
Đầu tư thông minh - 03/04/2025 18:43
Mua cổ phiếu nào trong tháng 4?
Nhà đầu tư được khuyến nghị nên ưu tiên lựa chọn những cổ phiếu đang có định giá hợp lý và tình hình tài chính lành mạnh, lợi nhuận kỳ vọng tăng trưởng cao trong quý I cũng như cả năm 2025.
Đầu tư thông minh - 02/04/2025 15:26
InvestingPro hợp tác cùng DFVN mở rộng kênh phân phối chứng chỉ quỹ
Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng danh mục sản phẩm đầu tư tại InvestingPro mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận các sản phẩm quỹ mở do DFVN quản lý.
Đầu tư thông minh - 27/03/2025 17:03
Đầu tư lĩnh vực nào đón thời kỳ mở rộng dư địa lạm phát?
Nhiều lĩnh vực được kỳ vọng hưởng lợi lớn từ chủ trương hy sinh một phần lạm phát để đảm bảo tăng trưởng kinh tế 8% năm nay, nổi bật là bất động sản và bán lẻ.
Đầu tư thông minh - 23/03/2025 10:34
CEO InvestingPro 'hiến kế' phát triển ngành quỹ
Ông Lý Anh Tuấn – Giám đốc Điều hành CTCP InvestingPro cho rằng ngành quỹ vẫn còn nhiều dư địa để phát triển song cơ chế chính sách hiện nay vẫn còn khó khăn, cần các giải pháp hỗ trợ.
Đầu tư thông minh - 21/03/2025 08:52
Triển vọng và thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025
Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 đứng trước nhiều cơ hội lớn song cũng đối mặt với không ít thách thức. Để tận dụng hiệu quả triển vọng và vượt qua thách thức, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00
Cơ hội vàng cho ngành quản lý quỹ bứt phá
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, ngành quản lý quỹ đã và đang khẳng định vị thế là một trụ cột quan trọng của hệ thống tài chính.
Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00
Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới
Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, do đó chịu tác động từ sự biến động kinh tế, đầu tư, thương mại và thị trường thế giới.
Đầu tư thông minh - 19/03/2025 07:00
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Việt Nam là một quốc gia có độ mở kinh tế lớn nên chịu tác động nhiều từ thương chiến. Dù vậy, đây cũng là cơ hội để chúng ta có thể hài hòa được các xung đột và lợi ích, tận dụng sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc.
Đầu tư thông minh - 18/03/2025 15:19
Phát triển chứng chỉ quỹ mở: Cơ hội và thách thức
Đã hơn 20 năm kể từ khi công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam ra đời, lĩnh vực đầu tư chứng chỉ quỹ mở đang đứng trước những cơ hội lớn nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức cần vượt qua để hướng tới một thị trường minh bạch, bền vững.
Đầu tư thông minh - 18/03/2025 13:06
Chứng chỉ quỹ - lựa chọn tối ưu trong thời kỳ lạm phát
Chứng chỉ quỹ là một giải pháp hiệu quả, và đã được chứng minh ngay cả trong thời kỳ lạm phát cao, do được giám sát và quản lý bởi những chuyên gia, tổ chức uy tín.
Đầu tư thông minh - 18/03/2025 07:00
- Đọc nhiều
-
1
Thanh khoản nhà phố, biệt thự phía Nam rất thấp, có nơi bằng 0
-
2
Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu
-
3
Giá chung cư tăng như 'lên đồng', thanh khoản chậm lại
-
4
Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây
-
5
Đầu tư thế nào trong bối cảnh toàn cầu có nhiều yếu tố bất định?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago