Nhà phố cho thuê ảm đạm, thương mại điện tử lên ngôi
Theo Savills Việt Nam, dịch COVID - 19 đã làm thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng và phương thức kinh doanh của các nhà bán lẻ, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển. Các nhà bán lẻ áp dụng công nghệ để cải thiện hiệu suất, nâng cao dịch vụ vủa mình.
Thông tin về thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian qua, Công ty TNHH Savills Việt Nam (Savills Việt Nam) cho rằng, thị trường này bắt đầu có dấu hiệu suy yếu dần kể từ đầu tháng 2 khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát và tiếp sau đó là 2 đợt vào đầu tháng 4 và cuối tháng 7.
Tuy nhiên, theo Savills Việt Nam, thị trường đang cho thấy sự phục hồi trong quý IV và cả trong quý I/2021 nhờ vào dịp lễ hội cuối năm và Tết Nguyên Đán.
"Đơn cử, trong quý III/2020, nguồn cung tại TP.HCM là 1,5 triệu m2, công suất cho thuê trung bình là 94%. Dịch bệnh khiến một số nhà bán lẻ, chủ yếu ở các khu vực ngoài trung tâm phải chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển địa điểm thuê. Giá thuê vẫn ổn định so với cùng kỳ năm trước, do các chủ đầu tư có diện tích đã được lấp đầy, điều chỉnh giá thuê hoặc áp dụng các ưu đãi ngắn hạn như giảm khoảng 2 USD phí dịch vụ hàng tháng hoặc giảm giá thuê 30% cho khách thuê mới trong vài tháng", Savill Việt Nam nhận định.
Nhà phố cho thuê ế ẩm
Theo Savills Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm mua sắm vẫn ở mức cao là 95%, nhờ vào việc cân đối hoạt động kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp, cũng như việc khách hàng vẫn tiếp tục giữ các gian hàng của họ. Các trung tâm mua sắm với đa dạng các loại hình kinh doanh, giải trí và ăn uống thường có tỷ lệ lấp đầy cao hơn.
Thế nhưng, mặt bằng nhà phố cho thuê hết sức ảm đạm, tỷ lệ trả mặt bằng ở khu trung tâm và thu hẹp diện tích là rất lớn.

Mặt bằng nhà phố cho thuê đối diện với nhiều thách thức lớn trong năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Ảnh: Vũ Phương/thanhnien.vn
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam cho rằng, dịch COVD-19 đã tác động trực tiếp lên thị trường cho thuê nhà phố. Các khách thuê là doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị mất doanh thu hơn là các nhà bán lẻ quy mô lớn.
"Đại dịch đã buộc họ phải thay đổi chiến lược kinh doanh. Nhiều chuỗi F&B, cửa hàng thời trang phải đóng cửa những chi nhánh, địa điểm có doanh thu kém, làm tăng diện tích trống chung của cả thị trường. Các địa điểm bán lẻ phụ thuộc vào khách du lịch ở khu trung tâm bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc giãn cách xã hội và việc hạn chế đi lại du lịch. Kể từ đầu tháng 2, nhiều nhà bán lẻ đã không gia hạn hợp đồng thuê. Những người muốn giữ lại các vị trí đắc địa sau đại dịch phải tạm thời đóng cửa hoặc tìm cách giảm giá thuê”, ông Troy Griffiths nhận định.
Bên cạnh đó, số liệu Savills Việt Nam công bố cho thấy, trong quý III/2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 12% trong quý II do những tác động của dịch bệnh.
Đến tháng 9/2020, tổng doanh thu ngành này giảm xuống còn 40 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong khi doanh thu của ngành bán lẻ hàng hóa tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái thì ngành F&B lại giảm tới 39%.
Theo Savills Việt Nam, tác động của đại dịch lên thị trường bán lẻ và sự phục hồi thể hiện rõ theo tháng. Sau làn sóng COVID-19 lần thứ 2, tăng trưởng trong tháng 7 giảm 5% so với tháng trước, tăng lên 2% trong tháng 8 và 11% trong tháng 9.
Xu hướng thương mại điện tử lên ngôi
Về xu hướng bùng nổ thương mại điện tử trong năm 2020, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam cho biết, đại dịch đã buộc người mua sắm và nhà bán lẻ phải thay đổi phương thức kinh doanh và mua sắm, tạo cơ hội cho thương mại điện tử.
"Các nhà bán lẻ truyền thống áp dụng công nghệ để cải thiện hiệu suất, nâng cao dịch vụ. Tập trung nhiều hơn vào các trang web, nền tảng thương mại điện tử và tăng cường tiếp thị trên thiết bị di động, kỹ thuật số đều là những chiến lược tiếp cận mới. Khách hàng đã quen dần với nhiều chương trình khuyến mãi khi mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nơi”, ông Troy Griffiths thông tin.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc, Savills Việt Nam nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2020 đầy biến động. Ảnh: Savills Việt Nam
Trong ngắn hạn, nguồn cung mới hạn chế tại khu vực trung tâm tạo ra thách thức cho những nhà đầu tư vừa gia nhập thị trường. Tuy nhiên, xu hướng các địa điểm bán lẻ ở ngoại ô và các khu phức hợp đang phát triển.
Báo cáo gần đây của Google Temasek dự đoán phân khúc nội địa tăng trưởng 43% theo năm, từ năm 2018 lên 15 tỷ USD vào năm 2025 nhờ vào 66% dân số là người dùng internet thường xuyên và 72% có điện thoại thông minh. Khi thương mại điện tử phát triển, các dịch vụ giao hàng cũng vậy, đặc biệt là F&B. Các siêu thị như Coopmart, Vinmart mở rộng dịch vụ giao hàng tận nhà.
Mặt khác, Savills Việt Nam cho rằng, sự tăng trưởng nói trên còn ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Nghiên cứu của Nielsen từ tháng 7/2020 cho thấy, sau đại dịch, 64% người được hỏi sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao hàng trong khi 63% sẽ tăng cường mua sắm trực tuyến. Khảo sát trên các trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam như: Shopee, Tiki, Lazada và Sendo cho thấy, lượng truy cập vào các website, ứng dụng này là rất lớn. Shopee dẫn đầu với khoảng 27 triệu mỗi tháng tính đến tháng 8/2020.
Hơn 80% nguồn cung bán lẻ ở khu vực ngoài trung tâm
Năm 2021, khu vực ngoài trung tâm sẽ hơn 80% nguồn cung bán lẻ mới. Khi người tiêu dùng đối mặt với việc mất thu nhập, các nhà phát triển đang trì hoãn việc ra mắt các sản phẩm mới. Những đơn vị vẫn tiếp tục triển khai kế hoạch kinh doanh như dự định có thể gặp khó khăn với việc các thương hiệu nước ngoài tạm ngừng gia nhập thị trường và các doanh nghiệp đã thành lập hoãn lại kế hoạch mở rộng.
Khảo sát của Savills Việt Nam vào quý III/2020 cho thấy, nhiều khách thuê ngành F&B và thời trang phải đóng cửa hoặc giảm diện tích thuê. Xu hướng giảm quy mô này có khả năng tiếp tục trong trung hạn. Sự kết hợp giữa các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh sớm, cải cách cơ chế hỗ trợ, quản trị tài chính của Chính phủ và các chương trình kích thích toàn cầu đã làm tăng kỳ vọng phục hồi ở Việt Nam. Theo báo cáo gần đây nhất của ADB, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng GDP cao nhất ở châu Á với 6,8% năm 2021.
“Giá thuê thấp sẽ tạo động lực cho thị trường bán lẻ, trong khi các nhà bán lẻ truyền thống cần phải đổi mới chiến lược để phù hợp với xu thế, nhất là hoạt động trực tuyến nhằm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như F&B, phòng tập, rạp chiếu phim… sẽ phục hồi sau khủng hoảng”, ông Troy Griffiths cho hay.
- Cùng chuyên mục
Bình Định làm cơ quan chủ quản dự án thành phần cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Bình Định là cơ quan chủ quản để triển khai thực hiện dự án thành phần 1, thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài khoảng 22 km.
Đầu tư - 12/05/2025 16:00
Kiến nghị phê duyệt dự án đầu tư có vốn 1,533 tỷ USD tại Khoái Châu, Hưng Yên
Dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân gôn Khoái Châu được triển khai trên địa bàn 7 xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có tổng vốn đầu tư khoảng 39.787 tỷ đồng, tương đương 1,533 tỷ USD
Đầu tư - 12/05/2025 15:59
'Petrolimex sẽ cố gắng triển khai ngay trạm dừng nghỉ khi được bàn giao mặt bằng'
Petrolimex sẽ triển khai sớm dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu khi được địa phương bàn giao mặt bằng theo như thời hạn cuối là tháng 5/2025.
Đầu tư - 12/05/2025 15:31
Bức tranh tươi sáng - Triển vọng đầy hứa hẹn của ngành điện năm 2025
Ngành điện Việt Nam năm 2025 dự báo tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ điện bùng nổ, trong khi nguồn cung chưa theo kịp. Nhiều doanh nghiệp đầu ngành như GEG, PC1, REE, HDG đứng trước cơ hội bứt phá lợi nhuận.
Đầu tư thông minh - 12/05/2025 12:23
TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng
TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.
Công nghệ - 12/05/2025 10:53
Dự án sân bay Long Thành vừa được điều chỉnh những gì?
Bộ Xây dựng đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) với diện tích sử dụng đất khoảng 5.000ha.
Đầu tư - 12/05/2025 10:44
Nghệ An 'thúc' mặt bằng trạm dừng nghỉ 340 tỷ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An yêu cầu trong tháng 5 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Đầu tư - 12/05/2025 09:22
Sáp nhập Bình Định - Gia Lai, bất động sản Quy Nhơn 'tăng nhiệt'
Thông tin về việc sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai đã tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản tại TP. Quy Nhơn, khiến giá đất và lượng giao dịch tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Đầu tư - 12/05/2025 07:32
'Ông lớn' dầu khí Nga cùng PVN xây dựng chuỗi cung ứng khí hóa lỏng tại Việt Nam
Zarubezhneft và PVN cũng đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các dự án năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi và hydrogen xanh.
Đầu tư - 12/05/2025 06:45
Đà Nẵng tìm nhà đầu tư Phòng thí nghiệm vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ
Dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng có vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng. Dự án hướng đến việc nghiên cứu, phát triển vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Đầu tư - 12/05/2025 06:45
Một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vốn góp tại ABC Nghệ An
Sở Nông nghiệp và Môi trưởng tỉnh Nghệ An đề nghị làm rõ việc công ty TEXPLUS LIMITED đăng ký mua phần vốn góp vào CTCP ABC Nghệ An.
Đầu tư - 11/05/2025 16:26
Huế sẽ thu về gần 2.000 tỷ đồng từ đấu giá đất trong năm 2025
TP. Huế sẽ tổ chức đấu giá 92 lô đất, khu đất với tổng diện tích gần 87.400 m2, dự kiến thu về khoảng 1.942 tỷ đồng.
Đầu tư - 11/05/2025 15:17
Đón cơ chế đặc thù, đặc biệt cho đầu tư đường sắt
Nếu được Quốc hội thông qua, bộ cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về đầu tư hạ tầng đường sắt sẽ tạo ra bước tiến thần tốc trong việc triển khai các đại dự án đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị với tổng vốn lên tới hơn 5,5 triệu tỷ đồng.
Đầu tư - 11/05/2025 15:16
Lối mở cho các dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Dung Quất
Hiện nay tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi có 12 dự án chậm tiến độ; trong đó, có 7 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất.
Đầu tư - 11/05/2025 15:16
Chuyện chưa kể về 2 nhà máy sữa, đồ uống đạt trung hoà carbon của Tập đoàn TH
2 nhà máy của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn, Nghệ An là 2 nhà máy đầu tiên được Control Union trao chứng nhận trung hòa carbon tại Việt Nam.
Đầu tư - 11/05/2025 08:42
Nghệ An hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững
Trong định hướng phát triển của tỉnh Nghệ An, khu vực FDI đóng vai trò rất quan trọng, nhất là thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, đóng góp thu ngân sách và giải quyết việc làm. Trong thời tới, tỉnh này sẽ tập trung ưu tiên thu hút FDI theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Đầu tư - 11/05/2025 08:42
- Đọc nhiều
-
1
Đề nghị Bộ Công an tiếp nhận sai phạm tại KCN Thốt Nốt
-
2
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
3
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
-
4
35 dự án ở Quảng Nam nợ hơn 2.000 tỷ tiền sử dụng đất, thuê đất
-
5
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago