Người Hoa thâu tóm khách sạn 5-6 sao tại Việt Nam: Người kiếm bộn tiền, kẻ thua lỗ triền miên

Nhàđầutư
Trong khi những khách sạn do người Hoa nắm giữ như The Reverie Saigon của Vạn Thịnh Phát, Sheraton Saigon và Caravelle của Keck Seng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng hàng năm thì cũng có khách sạn dù cung cấp dịch vụ 5 sao, nằm ở vị trí đắc địa vẫn làm ăn thua lỗ triền miên như Intercontinental Hanoi Westlake.
HỒ MAI
28, Tháng 08, 2018 | 09:40

Nhàđầutư
Trong khi những khách sạn do người Hoa nắm giữ như The Reverie Saigon của Vạn Thịnh Phát, Sheraton Saigon và Caravelle của Keck Seng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng hàng năm thì cũng có khách sạn dù cung cấp dịch vụ 5 sao, nằm ở vị trí đắc địa vẫn làm ăn thua lỗ triền miên như Intercontinental Hanoi Westlake.

Các khách sạn 5-6 sao sang trọng bậc nhất do người Hoa nắm giữ từ The Reverie Saigon, Sheraton Saigon, Caravelle, Movenpick Saigon đến Sheraton hay Intercontinental Westlake Hà Nội đều nằm ở những vị trí trung tâm, đắc địa tại Hà Nội, TP.HCM.

Trong đó, đáng kể nhất là khách sạn 6 sao đầu tiên tại Việt Nam - khách sạn The Reverie Saigon do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sở hữu nằm trên hai cung đường sầm uất, sang trọng nhất TP.HCM - Nguyễn Huệ và Đồng Khởi.

Khách sạn 6 sao The Reverie Saigon từng được tạp chí du lịch uy tín hàng đầu thế giới Condé Nast Traveler vinh danh ở vị trí thứ 4 trong danh sách 50 khách sạn tốt nhất thế giới.

Vạn Thịnh Phát được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan (nữ doanh nhân gốc Hoa) cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân kinh doanh bất động sản người Hồng Kông.

The Reverie Saigon

Doanh thu hàng năm của The Reverie Saigon vào khoảng 4,8 triệu USD.

The trang web owler.com, doanh thu hàng năm của The Reverie Saigon vào khoảng 4,8 triệu USD.

Với việc nắm cổ phần tại 2 khách sạn 5 sao Sheraton Saigon (64%) và Caravelle (25%), Việt Nam đang trở thành điểm đầu tư có lợi nhuận cao nhất đối với Tập đoàn Keck Seng Investments của Hồng Kông

Theo số liệu từ Keck Seng, khách sạn Sheraton Saigon Hotel & Towers - nơi mà Keck Seng đang sở hữu 64,12% vốn - đạt doanh thu trên 2.000 tỷ đồng trong năm 2017 và là năm thứ 2 liên tiếp vượt qua cột mốc này. Lợi nhuận của Sheraton Saigon lên 465 tỷ đồng, cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Caravelle

Với việc nắm cổ phần tại 2 khách sạn 5 sao Sheraton Saigon (64%) và Caravelle (25%), Việt Nam đang trở thành điểm đầu tư có lợi nhuận cao nhất đối với Tập đoàn Keck Seng Investments của Hồng Kông.

Caravelle đóng góp cho Keck Seng khoảng 14,9 triệu đô la Hồng Kông trong năm 2017, giảm so với con số 18,1 triệu đô la Hồng Kông năm trước đó.

Năm 2017, Keck Seng thua lỗ lớn tại Mỹ và gần như hòa vốn tại 2 nước Trung Quốc, Canada. 2 khu vực khác đang sinh lời là Macau và Nhật Bản nhưng lợi nhuận tại đây chỉ bằng 1/2 và 1/10 so với Việt Nam.

Tuy nhiên, lợi nhuận không chảy đều vào các khách sạn do các doanh nhân người Hoa nắm giữ tại Việt Nam.

Sở hữu tới hai khách sạn nằm ở vị trí đất "vàng" tại Hồ Tây là Sheraton Hà Nội và Intercontinental Hanoi Westlake Hà Nội, tỷ phú người gốc Trung Quốc Vincent Tan chịu thua lỗ triền miên và âm vốn chủ sở hữu nặng nề.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu VIRAC, Công ty Phát triển Du lịch Hữu hạn Làng Nghi Tàm - pháp nhân được lập ra để sở hữu khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake đã bị âm vốn chủ sở hữu lên đến 875 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2015.

intercontinental-hanoi-4068417518-2x1

Intercontinental Hanoi Westlake Hà Nội thua lỗ triền miên và âm vốn chủ sở hữu nặng nề.

Trong năm 2014 và 2015, Công ty Làng Nghi Tàm đạt doanh thu lần lượt là 345,5 tỷ đồng và 378,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty này cũng lỗ lần lượt là 41,7 tỷ đồng và 26,5 tỷ đồng.

Khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa công ty T.P.C Development Ltd (hiện thuộc sở hữu của Tập đoàn Berjaya của ông Vincent Tan) và Thăng Long GTC - công ty con thuộc Tập đoàn BRG của doanh nhân Nguyễn Thị Nga.

Trong đó Thăng Long GTC góp 25% vốn điều lệ trị giá gần 7 triệu USD bằng quyền sử dụng 7.899 m2 đất và 24.088 m2 mặt nước Hồ Tây trong thời gian 40 năm (kể từ ngày 02/07/1991, trị giá 4.551.448 USD) cùng chi phí đền bù và ghi nhận lợi thế địa điểm bằng 2.260.000 USD nhằm đầu tư khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake.

Năm 2017, Thăng Long GTC phải trích lập dự phòng toàn bộ khoản vốn góp 139 tỷ đồng tại Intercontinental Hanoi Westlake do lỗ lũy kế ăn vào vốn chủ sở hữu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ