Người Hoa nắm giữ nhiều khách sạn 5-6 sao sang trọng bậc nhất tại Việt Nam

Nhàđầutư
Các khách sạn 5-6 sao sang trọng bậc nhất do người Hoa nắm giữ từ The Reverie Saigon, Sheraton Saigon, Caravelle, Movenpick Saigon đến Sheraton và Intercontinetal Hà Nội đều nằm ở những vị trí trung tâm, đắc địa tại Hà Nội, TP.HCM.
ANH MAI
27, Tháng 08, 2018 | 17:31

Nhàđầutư
Các khách sạn 5-6 sao sang trọng bậc nhất do người Hoa nắm giữ từ The Reverie Saigon, Sheraton Saigon, Caravelle, Movenpick Saigon đến Sheraton và Intercontinetal Hà Nội đều nằm ở những vị trí trung tâm, đắc địa tại Hà Nội, TP.HCM.

Khách sạn 6 sao The Reverie Saigon - Vạn Thịnh Phát

Đại gia sở hữu tòa nhà 2,6 nghìn tỷ Times Square chứa khách sạn 6 sao The Reverie Saigon là một gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam - gia tộc bà Trương Mỹ Lan (nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa) sở hữu Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

The Reverie Saigon là khách sạn 6 sao đầu tiên tại Việt Nam với nội thất được thiết kế vô cùng sang trọng, lộng lẫy. Khách sạn này nằm trên hai cung đường sầm uất, sang trọng nhất TP.HCM - Nguyễn Huệ và Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM.

Khách sạn 6 sao The Reverie Saigon từng được tạp chí du lịch uy tín hàng đầu thế giới Condé Nast Traveler vinh danh ở vị trí thứ 4 trong danh sách 50 khách sạn tốt nhất thế giới.

img20171028101408243

The Reverie Saigon là khách sạn 6 sao duy nhất tại TP.HCM.

Vạn Thịnh Phát được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Là một trong những đại gia kín tiếng với truyền thông, gia tộc bà Trương Mỹ Lan luôn khiến nhiều người tò mò về mức độ giàu có với nhiều dự án trị hàng hàng tỷ USD như Sherwood Residence, An Đông plaza, Times Square, Nexxus, dự án 6 tỷ USD khu công viên, nhà ở Mũi Đèn Đỏ Quận 7, TP.HCM…

truong my lan

Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và chồng là ông Eric Chu Nap Kee - một nhà đầu tư đầy tiềm lực đến từ Hồng Kông.

Vạn Thịnh Phát cũng cũng thâu tóm hàng loạt dự án "khủng", đặc biệt các dự án chỉ được mua về “để đó” như: lô đất vàng rộng 2.159 ha tại huyện Cần Giuộc (Long An); căn biệt thự cổ 3 mặt tiền đường Võ Văn Tần – Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu (quận 3, TP.HCM) rộng gần 3.000 m2; khu đất 4 mặt tiền Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực vẫn đang "đắp chiếu" ngay trung tâm Quận , TP.HCM...

Sheraton Saigon và Caravelle - Tập đoàn Keck Seng Investments 

Tại Việt Nam, Tập đoàn Keck Seng Investments của Hồng Kông hiện đang có cổ phần tại 2 khách sạn 5 sao ở TP.HCM là Sheraton Saigon (64%) và Caravelle (25%).

Theo số liệu từ Keck Seng, với khách sạn Sheraton Saigon Hotel & Towers - nơi mà Keck Seng đang sở hữu 64,12% vốn - đạt doanh thu trên 2.000 tỷ đồng trong năm 2017 và là năm thứ 2 liên tiếp vượt qua cột mốc này. Lợi nhuận của Sheraton Saigon lên 465 tỷ đồng, cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Khách sạn Sheraton Saigon được thành lập vào tháng 5/2003, nằm ngay trung tâm Quận 1,  TP.HCM trên con đường đắc địa Đồng Khởi, gần các trung tâm mua sắm và địa điểm du lịch hấp dẫn.

Sheraton Saigon

Sheraton Saigon nằm ngay trung tâm Quận 1, TP.HCM trên con đường đắc địa Đồng Khởi.

Trong khi đó, Caravelle là khách sạn 5 sao nổi bật của TP.HCM từ năm 1959. Caravelle tọa lạc ngay tại trung tâm thương mại, mua sắm và giải trí sầm uất tại Quận 1 của thành phố và chỉ cách sân bây Tân Sơn Nhất 8km.

Caravelle đóng góp cho Keck Seng khoảng 14,9 triệu đô la Hồng Kông trong năm 2017, giảm so với con số 18,1 triệu đô la Hồng Kông năm trước đó.

Caravelle

Caravelle tọa lạc ngay tại trung tâm thương mại, mua sắm và giải trí sầm uất tại Quận 1 của thành phố và chỉ cách sân bây Tân Sơn Nhất 8km.

Keck Seng là Tập đoàn của Hồng Kông, chuyên đầu tư và phát triển các dự án bất động sản. Ngoài ra, Keck Seng còn rót vốn vào các khách sạn, các câu lạc bộ, các công ty quản lý tòa nhà, các quỹ đầu tư tài chính...

Với việc nắm cổ phần tại 2 khách sạn 5 sao Sheraton Saigon và Caravelle, Việt Nam đang trở thành điểm đầu tư có lợi nhuận cao nhất đối với Keck Seng. Năm 2017, Keck Seng thua lỗ lớn tại Mỹ và gần như hòa vốn tại 2 nước Trung Quốc, Canada. 2 khu vực khác đang sinh lời là Macau và Nhật Bản nhưng lợi nhuận tại đây chỉ bằng 1/2 và 1/10 so với Việt Nam.

Movenpick Saigon - Tung Shing Geoup

Một trong những thương vụ “chuyển nhượng” đình đám nửa đầu năm 2014 là việc một tập đoàn đến từ Hồng Kông, Tung Shing group đã chi hơn 16 triệu USD để sở hữu 53% cổ phần tại khách sạn 5 sao Movenpick Saigon.

Khách sạn Movenpick Saigon là dự án bất động sản liên doanh giữa một công ty nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài ban đầu có tên Desk Strong Ltd.

Đầu năm 2008, VinaCapital thông qua một pháp nhân tại Hồng Kông (Top Star International Ltd) đã thay thế nhà đầu tư cũ trong hợp đồng liên doanh. 

Theo đó, vốn điều lệ của liên doanh là 16,7 triệu USD trong đó Top Star góp 70% bằng tiền mặt, phía trong nước góp 30% chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Movenpick Saigon

Movenpick Saigon nằm trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP.HCM.

Dự án này hoạt động từ năm 1994 với tên Omni Saigon, sau khi mua lại VinaCapital đã chọn Movenpick Hotels & Resorts Management AG là nhà điều hành mới và đổi tên như hiện nay.

Movenpick Saigon là khách sạn 5 sao gồm 178 phòng, có vị trí tương đối thuận lợi, nằm trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP.HCM.

Đến đầu năm 2014, VinaCapital đã chuyển nhượng 53% cổ phần tại khách sạn 5 sao Movenpick Saigon cho đối tác là Tung Shing Group.

Tung Shing Group,  do Tiến Sĩ Chan Tung sáng lập vào năm 1975 tại Hồng Kông, đã hoạt động tại Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90, bắt đầu trong lĩnh vực dệt may. Tiến sỹ Chan cũng là chủ tịch danh dự của Hiệp hội Các doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam (HKBAV).

Ngoài sở hữu khách sạn Hanoi Lakeside (Ngọc Khánh, Ba Đình), năm 2014, Tung Shing còn mua lại khách sạn Halong Pearl (Phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, Quảng Ninh) và khách sạn Hanoi Lakeside (23 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội).

Sheraton và Intercontinetal Hà Nội

Khách sạn Intercontinetal Hà Nội khánh thành vào đầu tháng 12/2007 sau một thời kỳ dài xây dựng và đổi chủ. Ban đầu, khách sạn này do một nhà đầu tư đến từ Singapore có tên S. Lien Holdings làm chủ thầu vào năm 1991.

Intercontinetal

75% vốn của Intercontinental Hà Nội do Berjaya Corporation Berhad của tỷ phú gốc Hoa Vincent Tan nắm giữ.

Năm 1998, công trình hoàn thiện phần thô nhưng do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế Châu Á, đã bị bỏ hoang tới 7 năm. S. Lien  Holdings sau đó phá sản. Năm 2005, Tradewinds Berhad Malaysia đến tiếp quản và nhận liên doanh với Công ty Thăng Long GTC. Tổng vốn đầu tư tiếp theo cho Intercontinental Hà Nội trị giá 123 triệu USD, dự kiến hoàn vốn khi đó là 10 năm.

Hiện tại, khách sạn Intercontinental do Tập đoàn Berjaya Corporation Berhad (Malaysia) và Công ty TNHH Nhà nước MTV Thăng Long GTC tại Việt Nam sở hữu. 75% vốn của Intercontinental Hà Nội do Berjaya Corporation Berhad nắm giữ.

vincenttan

 Vincent Tan - nhà sáng lập tập đoàn Berjaya là doanh nhân gốc Trung Quốc.

Người sáng lập tập đoàn Berjaya là ông Vincent Tan, sinh năm 1952, người gốc Trung Quốc.

Không chỉ Intercontinental Hà Nội, khách sạn 5 sao Sheraton Hà Nội - một trong những khách sạn nổi tiếng và xa xỉ nhất Hà Thành - cũng nằm trong “bộ sưu tập” của doanh nhân gốc Hoa Vincent Tan.

Sheraton

Khách sạn 5 sao Sheraton Hà Nội là một trong những khách sạn nổi tiếng và xa xỉ nhất Hà Thành

Năm 2007, Faber Group đã đàm phán với Berjaya để bán Sheraton. Theo Conglomera, bản hợp đồng này có giá trị 68,2 triệu USD.

Hiện Berjaya của ông Vincent Tan sở hữu 70% cổ phần khách sạn Sheraton Hà Nội.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24470.00 24480.00 24800.00
EUR 26425.00 26531.00 27697.00
GBP 30900.00 31087.00 32039.00
HKD 3089.00 3101.00 3202.00
CHF 27541.00 274652.00 28529.00
JPY 162.60 163.25 170.97
AUD 16032.00 16096.00 16584.00
SGD 18149.00 18222.00 18767.00
THB 676.00 679.00 708.00
CAD 17986.00 18058.00 18596.00
NZD   14966.00 15459.00
KRW   17.86 19.52
DKK   3552.00 3685.00
SEK   2363.00 2458.00
NOK   2321.00 2415.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ