Nếu thôi quốc tịch Việt Nam, khối bất động sản tỷ USD của bà Trương Mỹ Lan sẽ ra sao?

ĐÌNH VŨ
12:50 27/10/2017

Trao đổi với PV Nhadautu.vn về việc nữ tỷ phú Trương Mỹ Lan cùng 9 người trong gia đình từng xin rút quốc tịch Việt Nam, chuyên gia tài chính Việt kiều Nguyễn Trí Hiếu nói đây là "chuyện lạ hiếm thấy".

truong-my-lan

Trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Thuỷ Tiên

Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên khác trong gia đình đã rút hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam và được trả hồ sơ vào tháng 6/2015.

Trước đó, giữa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hoà đồng loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Bà Trương Mỹ Lan được biết đến là chủ của Vạn Thịnh Phát, một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, sở hữu nhiều bất động sản có giá trị lớn, chiếm 1/3 diện tích khu đất “vàng” đắt đỏ nhất TP.HCM. Điều này rất đáng lưu ý, bởi nếu thôi quốc tịch Việt Nam, đồng nghĩa với việc không còn là công dân Việt Nam, bà Lan sẽ như một người nước ngoài ở Việt Nam và sẽ phải tuân theo những quy định về sở hữu tài sản bất động sản Việt Nam dành cho người nước ngoài.

Trao đổi về trường hợp của bà Trương Mỹ Lan, vị chuyên gia tài chính - ngân hàng Việt kiều, hiện đang sinh sống ở Việt Nam, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đây là trường hợp khó lý giải và cũng là "xưa nay hiếm".

Lấy ví dụ từ chính bản thân, vị chuyên gia cho biết: "Chẳng dại gì mà lại từ bỏ quốc tịch Việt Nam - nơi mình sinh ra". Và ông cũng chưa bao giờ có ý định từ bỏ quốc tịch Việt Nam.

Lý giải về việc có trường hợp muốn từ bỏ quốc tịch Việt Nam, vị chuyên gia cho rằng có thể do quốc gia họ chuẩn bị xin nhập tích yêu cầu công dân chỉ được mang một quốc tịch duy nhất là của họ. Và ở những quốc gia này trước khi nhập tịch họ yêu cầu người nhập tịch phải tuyên thệ chỉ có một quốc tịch của quốc gia đó.

Vị chuyên gia cho rằng có thể do người xin rút "có điều gì khó nói".

Riêng về quyền sở hữu tài sản giữa công dân Việt Nam tại Việt Nam và người không mang quốc tịch Việt Nam khác gì nhau, vị chuyên gia này cho biết có sự khác nhau khá lớn. Cụ thể, có những tài sản khi không còn là công dân Việt Nam sẽ không còn được sở hữu nữa. Bởi theo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, người nước ngoài có thể sở hữu nhà đất ở Việt Nam, nhưng trừ những khu vực đất được coi là thuộc an ninh quốc phòng. Vì thế, ngay cả khi đã sở hữu số bất động sản đó từ trước rồi nhưng nếu khi không còn là công dân Việt Nam thì người đó buộc phải từ bỏ số bất động đó. Cùng với đó, quy định về sở hữu và sử dụng đất của người nước ngoài tại Việt Nam cũng còn khá ngặt nghèo về các điều kiện phải đáp ứng.

Theo luật sư Trương Thanh Đức cho biết, việc thôi quốc tịch ở Việt Nam cần có sự cho phép của Chủ tịch nước và được đăng tải trên công báo. Tuy nhiên, hiện nay thường Việt Kiều sẽ sở hữu ít nhất 2 quốc tịch là Việt Nam và một nước nào đó chứ chưa thấy trường hợp nào từ bỏ quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch khác.

Nếu rút quốc tịch Việt Nam, có nghĩa là người đó sẽ như một công dân nước ngoài khi ở Việt Nam, chịu những quy định về đầu tư, mua bán như người nước ngoài, như doanh nghiệp FDI vào Việt Nam và khi vào Việt Nam phải khai báo nhập cảnh.

Tuy nhiên, nếu trường hợp cụ thể là đã có sẵn nhiều tài sản bất động sản trong nước thì chưa thấy quy định về việc ứng xử thế nào với tài sản đó khi chuyển từ công dân Việt Nam sang công dân nước ngoài - ông Đức chia sẻ.

  • Cùng chuyên mục
Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước

Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.

Sự kiện - 10/06/2025 10:13

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản

Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.

Sự kiện - 10/06/2025 08:25

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Sự kiện - 09/06/2025 14:36

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54