Nghệ An: Quy hoạch dự án “treo” đất nông nghiệp

Nhàđầutư
Trong quy hoạch thành phố Vinh giai đoạn 2015 – 2030, tầm nhìn 2050, trên địa bàn một xã Hưng Hòa, TP.Vinh, một loạt các dự án được chấp nhận chủ trương đầu tư, có dự án đã cấp đất, có dự án thì đã cấp giấy chứng nhận đầu tư… nhưng tất cả lại đang trên giấy.
SỸ TÂN
11, Tháng 12, 2018 | 08:18

Nhàđầutư
Trong quy hoạch thành phố Vinh giai đoạn 2015 – 2030, tầm nhìn 2050, trên địa bàn một xã Hưng Hòa, TP.Vinh, một loạt các dự án được chấp nhận chủ trương đầu tư, có dự án đã cấp đất, có dự án thì đã cấp giấy chứng nhận đầu tư… nhưng tất cả lại đang trên giấy.

Dự án trên giấy

Đầu tiên phải nhắc đến là Dự án khu đô thị và nhà ở xã hội tại xã Hưng Hòa (TP.Vinh). Tại Quyết định số 4626 ngày 7/10/2010 được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An lúc đó là ông Hồ Đức Phớc ký phê duyệt tỷ lệ 1/500. Dự án này  được quy hoạch trên diện tích 1.563.398,0m2, do Tổng công ty hợp tác kinh tế Việt Lào, có trụ sở ở Nghệ An làm chủ đầu tư.

20181008_143703

Quy hoạch chi tiết Khu đô thị hỗn hợp sinh thái ven sông Lam tại xã Hưng Hòa (TP.Vinh) để bãi đất trống, người dân tận dụng làm đầm nuôi tôm ngắn hạn

Các hạng mục đầu tư gồm: Khu biệt thự, nhà ở xã hội, tổ hợp chung cư cao cấp; khu đất công trình dịch vụ, khách sạn, thương mại; Khu công cộng gồm quảng trường trung tâm, trường học, y tế; Khu công viên cây xanh và mặt nước và Khu xử lý nước thải.

Trong Quyết định phê duyệt Dự án, tại mục 9  điều 1 có nêu rõ: Sau 18 thánh kể từ ngày được phê duyệt nếu chủ đầu tư không triển khai xây dựng thì UBND tỉnh sẽ hủy bỏ quy hoạch (hoặc thu hồi đất) của Công ty để giao cho chủ đầu tư khác sử dụng.

Hay như ngày 25/10/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký quyết định số 2128 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu đô thị hỗn hợp sinh thái ven sông Lam tại xã Hưng Hòa (TP.Vinh) và xã Nghi Thái (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Chủ đầu tư là Cty TNHH Hà Thành – Thanh Hóa, khu đô thị nằm trên diện tích lập quy hoạch là 103,3707 ha.

Được đánh giá là một trong những khu đô thị tạo điểm nhấn quan trọng phía đông thành phố Vinh theo quy hoạch đến năm 2020. Khu đô thị hỗn hợp sinh thái ven sông Lam được xây dựng với các hạng mục gồm: khu chung cư cao tầng, biệt thự; khu dịch vụ thương mại, khách sạn nhà hàng; khu công viên quảng trường, trường học, y tế, văn hóa; khu sinh thái cây xanh, thể dục thể thao…

Tuy nhiên đến nay đã 8 năm trôi qua, khu vực này chỉ là những bãi đất trống, với nhiều ao hồ được người dân nuôi trồng thủy sản ngắn hạn vì không được đầu tư xây dựng do vướng quy hoạch.

Tại mục 3 –điều 2 của Quyết định phê duyệt dự án cũng nêu rõ: Sau thời gian 12 tháng kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt (hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nếu chủ đầu tư không triển khai xây dựng hoặc xây dựng không đúng tiến độ cam kết thì UBND tỉnh sẽ hủy bỏ quy hoạch (hoặc thu hồi đất) của công ty để giao cho chủ đầu tư khác sử dụng.

Chung cảnh ngộ, tại xã Nghi Thái (Nghi Lộc) có 25ha diện tích nằm trong khu quy hoạch của Khu đô thị hỗn hợp sinh thái ven sông Lam đã tiến hành thu hồi đền bù cho dân nhưng không triển khai.

Treo đến bao giờ?

Ông Lê Văn Thương – Chủ tịch UBND xã Hưng Hòa cho biết, ngoài hai dự án lớn nói trên chưa triển khai thì trên địa bàn còn nhiều dự án khác cũng “án binh bất động” trong một thời gian dài. Trong đó như: Dự án Trường cao đẳng Hàng Hải trên diện tích được quy hoạch 24ha; Dự án Cảng Nghệ Tĩnh trên diện tích 5ha (đã tiến hành đền bù); Dự án nhà máy đóng tàu của Cty CP đầu tư Tiến Nhật trên diện tích 3ha; Dự án khu du lịch của Cty TM Nam Bình trên diện tích 4ha; Dự án Nhà tái định cư của Cty Vinaconex trên diện tích 2ha; Dự án đóng tàu của Cty TNHH Lam Hồng với diện tích 4ha (đã đền bù)…

20181008_143629

Sau 8 năm, các vùng quy hoạch dự án vẫn "án binh bất động".

Theo ông Thương, việc chậm triển khai các dự án lớn nhỏ trên địa bàn đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển chung của địa phương. Trong đó, các diện tích hồ nuôi tôm, nuôi cá nằm trong quy hoạch người dân chưa được đền bù vẫn tiếp tục nuôi nhưng không dám đầu tư xây dựng mà chỉ dùng nuôi tạm vì không biết bị thu lúc nào. Tương tự, diện tích đất nông nghiệp, rơi vào vùng quy hoạch không thể đầu tư lớn để làm các hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ.

Cũng theo ông Thương, diện tích nằm trong quy hoạch của các dự án bị thu hồi trên địa bàn xã chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp; bằng 50% diện tích đất của toàn xã.

“Mong muốn của địa phương là nếu nhà đầu tư nào có năng lực thì về triển khai sớm, thu hồi đất đền bù cho dân để người dân chuyển đổi nghề nghiệp. Nếu không triển khai được thì trả đất cho dân yên tâm đầu tư sản xuất, không kéo dài tình trạng này khiến dân làm kinh tế kiểu “tạm bợ” không hiệu quả. Người dân cũng kiến nghị nhiều lần trong các cuộc họp, xã cũng kiến nghị thành phố và các cấp nhưng vẫn chưa thấy dự án nào triển khai…”, ông Thương nói.

Ông Đặng Văn Phương – Chủ tịch UBND xã Nghi Thái chia sẻ: Dự án “treo” đã lâu, diện tích đất thu hồi rồi nhưng không triển khai, người dân tiếc đất lại ra canh tác sản xuất. Vừa qua, có đoàn kiểm tra của các sở tiến hành làm việc, về phía công ty hứa sẽ triển khai một số hạng mục vào quý 2/2018 nhưng đến nay quý 4 vẫn chưa có động tĩnh gì. Xã cũng nhiều lần kiến nghị, huyện cũng có ý kiến nhiều nhưng vẫn chưa thấy có gì khởi sắc…”.

Một loạt các dự án lớn được đầu tư là điểm nhấn và cũng tạo một bộ mặt mới được người dân và chính quyền địa phương mong đợi nhưng tất cả chỉ là “bánh vẽ” trên giấy.

Thiết nghĩ  UBND thành phố Vinh, các Sở, ban ngành và UBND tỉnh Nghệ An xem lại tính khả thi của các dự án cũng như năng lực các nhà đầu tư để dự án không bị “treo” mà không biết đến bao giờ mới thực hiện. Nếu các nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết, cần có biện pháp để thu hồi dự án, để đem lại niềm tin cho người dân.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ