Ngân hàng Việt: “Miếng bánh ngon” với nhà đầu tư Hàn Quốc?

Nhàđầutư
Trong khi nhiều nhà đầu tư phương Tây thoái vốn khỏi các khoản đầu tư tại ngân hàng Việt Nam thì các ngân hàng Hàn Quốc (và nhiều định chế tài chính Châu Á) lại ồ ạt tìm cách rót vốn.
HUY NGỌC
04, Tháng 09, 2019 | 15:00

Nhàđầutư
Trong khi nhiều nhà đầu tư phương Tây thoái vốn khỏi các khoản đầu tư tại ngân hàng Việt Nam thì các ngân hàng Hàn Quốc (và nhiều định chế tài chính Châu Á) lại ồ ạt tìm cách rót vốn.

Sự thoái lui của các ngân hàng

Làn sóng FDI vào thị trường ngân hàng Việt Nam bắt đầu vào khoảng thời gian 2006-2007 khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Đây là thời điểm Việt Nam – với tư cách một thành viên của WTO, đã thực hiện mở cửa mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là việc cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.

Thống kê hiện tại của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) cho biết, tính đến ngày 31/12/2018 có 9 ngân hàng 100% vốn ngoại trong tổng số 50 tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến hàng chục chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài.  

Một số ngân hàng “ngoại” đã tập trung vào mảng bán lẻ đầy tiềm năng (đơn cử ANZ, HSBC, CitiBank,…) với mục tiêu hướng tới nhóm khách hàng cao cấp, triển vọng nhu cầu đa dạng, đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao. Với những bước đi khôn ngoan và kết nối trực tiếp tới khách hàng, cộng với chính sách tốt cho các đối tác liên kết, các ngân hàng này nhanh chóng chiếm lĩnh một thị phần lớn tại Việt Nam, qua đó cũng thúc đẩy tạo cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, giúp khách hàng hưởng lợi, tạo động lực khiến các ngân hàng nội nâng cao năng lực tài chính và quản trị, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và áp dụng Basel II, nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam…

Tuy vậy, bức tranh của dòng vốn ngoại vào ngân hàng Việt không hoàn toàn là màu hồng. Giới tài chính đã chứng kiến không ít cuộc “ly hôn” của ngân hàng ngoại – nội.

Đầu năm 2012, Ngân hàng ANZ (Úc) thông báo thoái toàn bộ 10% vốn khỏi Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – mã STB) cùng hai nhóm cổ đông khác. Nửa năm sau đó, Sacombank bước vào giai đoạn sóng gió, ông Đặng Văn Thành rời chức Chủ tịch HĐQT Sacombank.

Tháng 9/2016, HSBC Việt Nam thoái vốn khỏi Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) sau 12 năm hợp tác đầu tư.

Tháng 7/2107, Commonwealth Bank of Australia (CBA), tổ chức đang nắm 20% cổ phần Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), đã chuyển giao toàn bộ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh TP.HCM cho VIB.

Tiếp đó, cuối năm 2017 – đầu năm 2018, hai ngân hàng Standard Chartered (Hong Kong) và Standard Chartered (Anh) đã lần lượt bán hết 64,2 triệu cổ phiếu (tương đương 6,25% vốn) và 89,86 triệu cổ phiếu (chiếm 8,75% vốn) của Ngân hàng TMCP Á châu (ACB), một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất tại Việt Nam về mặt tài sản.

Sau 10 năm đầu tư (từ năm 2008), Société Générale Group đã bán hết cổ phần của mình tại SeABank. Trước khi thoái vốn, cổ đông Pháp đã rút đại diện cuối cùng của mình khỏi Hội đồng quản trị của SeABank hồi giữa năm 2017.

Đầu năm 2018, BNP Paribas thoái toàn bộ gần 19% tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), chấm dứt liên minh 10 năm giữa hai bên.

Một số ý kiến cho rằng, nhiều ngân hàng phương Tây rút vốn bởi họ nhận ra nhiều rủi ro và mức sinh lời không bằng các thị trường béo bở khác. Cũng có ý kiến trái chiều rằng, đây chỉ là động thái cơ cấu lại vốn, chứ không hẳn nhà đầu tư muốn thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam.

Vốn Hàn Quốc rót vốn vào ngân hàng Việt Nam

Thị trường ngân hàng Việt Nam đã và đang xuất hiện làn sóng dòng vốn đến từ Hàn Quốc. Gần đây, thông tin về việc các ngân hàng Hàn Quốc rót vốn vào thị trường tài chính Việt Nam dần trở nên dày đặc hơn, đặc biệt là tại mảng ngân hàng.

nhadautu - lan song dau tu tai chinh cua han quoc vao vietnam

Làn sóng tài chính của Hàn Quốc vào Việt Nam.

Đình đám nhất, phải kể đến thương vụ BIDV chuẩn bị bán 603 triệu cổ phần, tương đương 15% vốn cho đối tác Hàn Quốc KEB Hana Bank. Với thương vụ này, BIDV dự kiến thu về 20.295 tỷ đồng, tương đương mức giá 33.640 đồng/cổ phần.

Ngoài KEB Hana Bank, nhiều ngân hàng Hàn Quốc đã hiện diện tại Việt Nam, có thể kể đến 2 ngân hàng đến từ Hàn Quốc như Shinhan Bank và Woori Bank, cùng với đó là gần chục chi nhánh, 6 văn phòng đại diện và 2 công ty cho thuê tài chính đến từ xứ sở kim chi.

Cuối tháng 2/2019, Tập đoàn Tài chính NongHuyp của Hàn Quốc (NHFG) đã đưa ra đề xuất hỗ trợ Agribank trong quá trình cổ phần hóa.

Hiện tại, tổng tài sản của các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam ước tính trên dưới 6 tỷ USD, trong đó riêng Shinhan Bank Việt Nam chiếm hơn một nửa (khoảng 3,6 tỷ USD). Con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới, khi ngày càng nhiều nhà đầu tư muốn thâm nhập thị trường.

Không chỉ Hàn Quốc, nhiều định chế tài chính lớn ở Châu Á đã nhanh chóng bày tỏ thiện chí muốn rót vốn vào các ngân hàng Việt Nam.

Đơn cử, trong một cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, đối tác Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) từ Nhật Bản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã bày tỏ mong muốn sẵn sàng hỗ trợ VietinBank tăng vốn điều lệ. Trước đó, Phó Chủ tịch MUFG cũng từng cho biết họ muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng từ 19,73% lên 50% vốn điều lệ, trong khi Công ty TNHH Srisawad Corporation (Thái Lan) cũng đã đề xuất mua lại Công ty Cho thuê tài chính I (ALC I) của Agribank để tham gia thị trường tài chính Việt Nam...

Nền kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế mức cao và lạm phát trong vòng kiểm soát là nhân tố khiến Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, chủ trương của Ngân hàng nhà nước Việt Nam giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước về mức 65% và tiến đến 51% được coi là điểm “cộng” trong mắt các nhà đầu tư ngoại.

Đặc biệt, các kết quả kinh doanh tích cực từ những ngân hàng “đồng hương” cũng là nhân tố kích thích làn sóng Hàn Quốc (và nhiều định chế tài chính Châu Á khác). Cụ thể, báo cáo tài chính của Shinhan Bank cho thấy, lãi trước thuế năm 2018 là 2.100 tỷ đồng, tăng mạnh so với hơn 1.600 tỷ đồng năm 2017, gần 1.300 tỷ đồng năm 2016 và 1.170 tỷ đồng năm 2015.

Nếu tính tổng lợi nhuận của các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam, thì theo số liệu của Dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS), con số đạt tới 6,43 tỷ USD năm 2018. Đây là mức cao kỷ lục từng được ghi nhận (năm 2017 là 5,72 tỷ USD). 

Moody's mới đây đã nhận định, triển vọng của ngân hàng Việt Nam trong năm 2019 được đánh giá cao với "sự cải thiện hơn nữa về lợi nhuận, tiếp tục bởi vì chênh lệch lãi suất lớn hơn và chi phí tín dụng thấp hơn".

Cùng với đó, tổ chức này cũng phân tích, huy động vốn ngoại của các ngân hàng Việt sẽ là trọng tâm trong năm 2019 do thị trường vốn trong nước còn kém phát triển. Bởi lẽ, hiện tại các ngân hàng vẫn đang thiếu vốn để đáp ứng yêu cầu Basel II vào năm 2020.

TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính nhận định, việc các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm vào nhóm ngân hàng Việt Nam một phần là do quan hệ ngoại thương giữa hai nước đang ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, điều này càng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Hàn Quốc tham gia sâu rộng vào thị trường tài chính nói chung và thị trường ngân hàng nói riêng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ