Việt Nam - Hàn Quốc dự kiến đưa kim ngạch thương mại lên mức 100 tỷ USD vào năm 2020

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Bá Cường, Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, kim ngạch thương mại hai nước năm 2018 đạt 62,6 tỷ USD. Trên cơ sở Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ năm 2015, hai bên dự kiến đưa kim ngạch thương mại lên mức 100 tỷ USD vào năm 2020.
HÀ MY
30, Tháng 05, 2019 | 16:25

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Bá Cường, Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, kim ngạch thương mại hai nước năm 2018 đạt 62,6 tỷ USD. Trên cơ sở Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ năm 2015, hai bên dự kiến đưa kim ngạch thương mại lên mức 100 tỷ USD vào năm 2020.

61582583_2280747152137755_373789281488994304_n

Hội thảo "Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc trong ngành công nghiệp ôtô, chế biến chế tạo, mỹ phẩm…’’

Công nghiệp ô tô tại Việt Nam là ngành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, được khuyến khích phát triển bằng những chính sách ổn định, nhất quán và dài hạn.

Ngày 16/7/2014, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.

Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô đã được xác định từ năm 2015 bao gồm: Điều chỉnh các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến ô tô; Hỗ trợ sản xuất trong nước và nâng cao giá trị tạo ra trong nước; Phát triển công nghiệp hỗ trợ; Phát triển nguồn nhân lực; thực hiện các vấn đề an toàn, môi trường, và cơ sở hạ tầng trong công nghiệp ô tô.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam là điểm sáng đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế. Việt Nam quan tâm thu hút các nhà đầu tư hàng đầu thế giới, đang nắm giữ công nghệ nguồn có năng lực quản trị hiện đại, năng lực cạnh tranh cao đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam mong muốn tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển như Hàn Quốc. 

Năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 7,08%, cao nhất trong 10 năm qua; quy mô GDP đạt 244 tỷ USD, giá trị thương mại đạt 482 tỷ USD và dân số tiệm cận mức 100 triệu người với cơ cấu dân số vàng, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ. Đến 2030 có khoảng 50% dân số Việt Nam dự kiến gia nhập nhóm tầng lớp trung lưu, vừa là thị trường tiêu thụ hấp dẫn vừa cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao cho khu vực kinh tế.

Việt Nam đã và đang chuyển mình thành cứ điểm sản xuất chiến lược của các Tập đoàn quốc tế. Hiện đã có 131 đối tác nước ngoài với 349 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam, trong đó có trên 180 tỷ USD chảy trực tiếp vào các lĩnh vực kinh tế trọng yếu như công nghiệp chế tạo, phát triển hạ tầng, xây dựng, năng lượng, dịch vụ, du lịch. Doanh nghiệp FDI là bộ phận cấu thành quan trọng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

61382875_429114937641277_4746771381360787456_n

Ông Nguyễn Bá Cường, Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Phát biểu tại Hội thảo "Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc trong ngành công nghiệp ôtô, chế biến chế tạo, mỹ phẩm…’’ do Kênh truyền hình Kinh tế Hàn Quốc, Trung tâm Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc K-Vina phối hợp tổ chức sáng 30/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Bá Cường, Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, sự kiện này là hiện thực hoá Biên bản ghi nhớ xúc tiến đầu tư mà 2 bên đã ký kết vào cuối năm 2018, thể hiện sự quyết tâm của hai bên trong việc xúc tiến kêu gọi doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư, kinh doanh.

"Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ hai về ODA (sau Nhật Bản), thứ ba về thương mại (sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu)", ông Cường cho biết.

Cụ thể, Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam hơn 7.700 dự án với tổng vốn đầu tư 64,3 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2018 đạt 62,6 tỷ USD. Trên cơ sở Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ năm 2015, hai bên mở ra nhiều cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư, đưa kim ngạch thương mại dự kiến lên mức 100 tỷ USD vào năm 2020.

Theo ông Cường, Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, chú trọng chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ