Nhà đầu tư Hàn Quốc ồ ạt đổ vốn vào ngân hàng Việt

Nhàđầutư
Không phải ngẫu nhiên mà KEB Hana Bank kiên trì đàm phán mua cổ phần của BIDV. Thắng lợi của nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam cũng như tiềm năng hấp dẫn của thị trường ngân hàng bán lẻ Việt đang khiến nhà đầu tư từ xứ sở kim chi ồ ạt tìm cửa đổ vốn.
HÀ TÂM
29, Tháng 07, 2019 | 07:42

Nhàđầutư
Không phải ngẫu nhiên mà KEB Hana Bank kiên trì đàm phán mua cổ phần của BIDV. Thắng lợi của nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam cũng như tiềm năng hấp dẫn của thị trường ngân hàng bán lẻ Việt đang khiến nhà đầu tư từ xứ sở kim chi ồ ạt tìm cửa đổ vốn.

FE51265F-1504-4CD4-968D-C9A228AFEAE2

Shinhan Bank là tấm gương phản chiếu tham vọng của các ngân hàng Hàn Quốc khi đầu tư vào Việt Nam. Ảnh: T.C

Đầu tư lớn

Hàn Quốc đang là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của ngành ngân hàng Việt Nam. Ngoài thương vụ KEB Hana Bank sắp rót hơn 880 triệu USD vào BIDV, trước đó, hàng loạt nhà đầu tư Hàn Quốc đã nhanh chân hiện diện.

Trong 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở nước ta, có tới 2 ngân đến từ Hàn Quốc là Shinhan Bank và Woori Bank. Ngoài ra, thị trường còn có gần chục chi nhánh, 6 văn phòng đại diện và 2 công ty cho thuê tài chính đến từ xứ sở kim chi.

Năm ngoái, thị trường xuất hiện thêm 2 công ty tài chính tiêu dùng thuộc về nhà đầu tư Hàn Quốc sau hai thương vụ M&A đình đám: Shinhan Card mua lại Prudential Finance và Lotter Card mua lại Techcombank Finance. Trước đó, Tập đoàn UTC Investment của Hàn Quốc mua lại hơn 62% cổ phần của VNPT Pay - một fintech lớn ở Việt Nam.

Theo các chuyên gia, Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhà đầu tư tài chính Hàn Quốc, bởi quy mô dân số lớn, tỷ lệ người dân tiếp cận dịch vụ tài chính còn hạn chế, kinh tế tăng trưởng tốt, số người dùng điện thoại thông minh, mạng Internet phát triển nhanh… Đặc biệt, kênh bán lẻ và ngân hàng số, mobile banking phát triển mạnh ở Việt Nam  rất phù hợp với thế mạnh của nhà đầu tư Hàn Quốc.

Hiện tổng tài sản của các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam ước tính trên dưới 6 tỷ USD, trong đó riêng Shinhan Bank Việt Nam chiếm hơn một nửa (khoảng 3,6 tỷ USD). Con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới, khi ngày càng nhiều nhà đầu tư muốn thâm nhập thị trường.

Ông Michael Dc Choi, Phó tổng giám đốc KOTRA Hà Nội, Trung tâm M&A toàn cầu KOTRA (Hàn Quốc) tiết lộ, hiện có 4 ngân hàng thương mại khác ở Hàn Quốc rất quan tâm việc mua cổ phần các ngân hàng nước ngoài, trong đó thị trường Việt Nam được đặc biệt quan tâm.

Lợi nhuận khủng

Sự kinh doanh phát đạt của các “đồng hương” ở thị trường Việt Nam là yếu tố chính kích thích làn sóng Hàn Quốc đầu tư vào ngân hàng Việt. Trong đó, Shinhan Bank Việt Nam là một ví dụ điển hình. Báo cáo tài chính của Ngân hàng cho thấy, năm 2018, lãi trước thuế là 2.100 tỷ đồng, tăng mạnh so với hơn 1.600 tỷ đồng năm 2017, gần 1.300 tỷ đồng năm 2016, 1.170 tỷ đồng năm 2015.

Nếu tính tổng lợi nhuận của các ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam, thì theo số liệu của Dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS), con số đạt tới 6,43 tỷ USD năm 2018. Đây là mức cao kỷ lục từng được ghi nhận (năm 2017 là 5,72 tỷ USD). 

Chia sẻ với các “đồng hương” về việc đầu tư tại Việt Nam, ông Shin Dong Min, CEO Shinhan Bank Việt Nam khẳng định: “Mảng bán lẻ ở Việt Nam có rất nhiều cơ hội, bắt nhịp nhanh với kỹ thuật số”.

Trong khi đó, đại diện Woori Bank cho rằng, việc Chính phủ Việt Nam nỗ lực tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn II, áp dụng Basel II mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội. 

Làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc, cùng với sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN đang chứng kiến sự thay đổi khẩu vị của các nhà đầu tư ngoại với ngân hàng Việt Nam. Trong khi nhiều nhà đầu tư đến từ châu Âu chốt lời, thoái vốn thì các nhà đầu tư đến từ khu vực châu Á lại hăm hở lao vào, một phần do sự tương đồng về văn hóa.

Việc dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào ngân hàng Việt đã bổ sung nguồn lực quan trọng,  giúp nhiều ngân hàng nội thay đổi công nghệ, năng lực quản trị, điều hành, tăng sức cạnh tranh, đẩy nhanh tái cơ cấu.

Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, thị trường chứng khoán phục hồi, nhu cầu tăng vốn mạnh mẽ để đáp ứng chuẩn Basel II của các ngân hàng Việt sẽ khiến các thương vụ M&A ngân hàng sôi động hơn.

Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019:

Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 6/8/2019.

Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá/Going for breakthrough”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 sẽ bàn thảo các cơ hội M&A trong kỷ nguyên mới, những thay đổi cần có để thị trường M&A Việt Nam thực sự bứt phá, đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.

Diễn đàn có các hoạt động chính: hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế; vinh danh thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019; tiệc tối kết nối đầu tư; phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2019 (tiếng Việt - Anh); Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ