Ngân hàng cẩn trọng với nguy cơ doanh nghiệp 'biến mất đột ngột'

Nhàđầutư
Hệ thống ngân hàng phải đối mặt với tình trạng doanh nghiệp biến mất đột ngột nếu không quản trị rủi ro liên quan đến đến môi trường.
TƯỜNG NHƯ
04, Tháng 04, 2024 | 06:50

Nhàđầutư
Hệ thống ngân hàng phải đối mặt với tình trạng doanh nghiệp biến mất đột ngột nếu không quản trị rủi ro liên quan đến đến môi trường.

Empty

Ông Nguyễn Đình Thọ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trọng Hiếu

Tại hội thảo “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh: Vấn đề cấp bách” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 3/4, PGS-TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT cho biết Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi tham gia vào luật chơi thương mại và đầu tư toàn cầu. Đó là các cam kết toàn cầu cùng hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đều yêu cầu Việt Nam giải quyết 3 vấn đề gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học.

Vào tháng 10/2023, châu Âu chính thức áp dụng biên giới carbon thí điểm, có hiệu lực từ 1/1/2026 trực tiếp ảnh hưởng đến ngành xi măng, thép nhôm và phân bón của Việt Nam. Từ ngày 1/1/2025, tất cả mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu sẽ không được phép có nguồn gốc phá rừng sau ngày 31/12/2020. Đồng thời, sắp tới, Việt Nam tham gia hiệp ước nhựa toàn cầu và phải theo dấu chân ngành nhựa.

Ông Thọ khẳng định những điều này cho thấy nếu như hệ thống ngân hàng nếu không áp dụng các quy định quản lý rủi ro liên quan đến môi trường thì sẽ phải đối mặt với việc các doanh nghiệp bị rời khỏi thị trường một cách đột ngột. Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp dệt may đã rời khỏi thị trường một cách đột ngột liên quan đến khủng hoảng liên hệ trực tiếp về môi trường.

“Các nước châu Âu đã đưa tiêu chí về xanh lên số 1, chất lượng số 2 và giá thứ 3. Do vậy, nếu Việt Nam không đáp ứng tiêu chí phân loại xanh sẽ gặp thách thức lớn trong thời gian tới, kể cả nội dung tăng trưởng tín dụng hay hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thời gian tới,” lãnh đạo Bộ TN&MT nhấn mạnh.

Việt Nam đang còn vướng mắc ở danh mục phân loại xanh – căn cứ để ngân hàng đánh giá, xác định định mức, quy mô đầu tư để cung cấp tín dụng.

Ông Thọ bày tỏ các quy định phân loại xanh được xây dựng dựa trên cơ sở là các danh mục đã được tổ chức quốc tế triển khai thực hiện, áp dụng các tiêu chí về môi trường trên thế giới. Các dự án ở Việt Nam đáp ứng tiêu chí xanh phải có các yếu tố như kinh tế tuần hoàn, kéo dài vòng đời sản phẩm, giảm phát thải ra môi trường…

Một trong khó khăn nhất khi xây dựng danh mục phân loại xanh là xác định lĩnh vực và ngành có thể đưa vào nhóm dự án phân loại xanh. Có 9 nhóm ngành trong danh mục phân loại xanh gồm năng lượng; giao thông vận tải; tài nguyên nước; xây dựng; xử lý chất thải; nông, lâm, thủy sản; chế biến, chế tạo; thông tin, truyền thông; chuyển đổi xanh.

Sau khi xác định lĩnh vực, ngành thì bước tiếp theo là xác định tổ chức chứng nhận phân loại xanh. Theo ông Thọ, hiện tại có 3 đề xuất chứng nhận phân loại xanh gồm thông qua tổ chức độc lập, thông qua cơ quan quản lý Nhà nước và thông qua tổ chức tín dụng. Mỗi đề xuất đều có ưu và nhược điểm riêng.

Trên thế giới đang dùng tổ chức độc lập. Song trong tương lai, Việt Nam sẽ có chính sách hỗ trợ tín dụng xanh, trái phiếu xanh từ cơ quan quản lý do đó cần xác nhận từ các cơ quan quản lý để xác định không có sự lợi dụng, sử dụng sai mục đích.

Còn phương án thông qua tổ chức tín dụng cũng có sự thuận lợi nhất định, thực hiện theo hướng dẫn NHNN. Thế nhưng, việc này có thể dẫn đến việc "vừa đá bóng, vừa thổi còi".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ