Dư nợ tín dụng xanh vượt 620.000 tỷ đồng

Nhàđầutư
Theo số liệu của NHNN, tính đến 31/12/2023, đã có 47 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt 620.984 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
ĐÌNH VŨ
02, Tháng 04, 2024 | 07:00

Nhàđầutư
Theo số liệu của NHNN, tính đến 31/12/2023, đã có 47 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt 620.984 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.

Empty

Dư nợ tín dụng xanh đạt 620.984 tỷ đồng vào cuối năm 2023. Ảnh: Trọng Hiếu

Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách, xu thế tất yếu và là giải pháp để các quốc gia vượt qua các thách thức nghiêm trọng của suy thoái kinh tế, bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu trong trình phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trong bối cảnh các quốc gia đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, mô hình tăng trưởng xanh, bền vững là mô hình được các quốc gia hướng đến.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thời gian qua, nhận thức của hệ thống ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt, các TCTD đã tích cực tham gia cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn, về dịch vụ ngân hàng cho mục tiêu chuyển đổi xanh của người dân, doanh nghiệp.  

Theo đó, trong 7 năm qua (2017-2023), dư nợ cấp tín dụng xanh của hệ thống có mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 22%/năm. Đến 31/12/2023, đã có 47 tổ chức tín dụng (TCTD) phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt 620.984 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm tỷ trọng gần 45%) và nông nghiệp xanh (gần 30%). Nhiều TCTD đã xây dựng các gói tín dụng xanh, chương trình tín dụng xanh phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh, chuyển đổi xanh.

Các TCTD đã tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Đến 31/12/2023, dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt 2,84 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 20%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, tăng hơn 20% so với cuối năm 2022.

Tuy có tốc độ tăng trưởng khá so với toàn ngành, chuyển đổi xanh được xác định là tất yếu nhưng dư nợ tín dụng xanh vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng tín dụng toàn nền kinh tế. NHNN cho biết, việc triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy tín dụng xanh hiện nay còn gặp một số khó khăn chính như:

Danh mục phân loại xanh là căn cứ để NHNN đánh giá được hiệu quả của các chính sách, giải pháp trong chính sách tín dụng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia, là cơ sở quan trọng để các TCTD xác định định mức, quy mô đầu tư, xây dựng và triển khai các chính sách, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp. Mặc dù NHNN là quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN xây dựng được một hướng dẫn thống kê về tín dụng theo phân loại xanh, tuy nhiên hướng dẫn về 12 ngành xanh do NHNN ban hành từ năm 2017, chưa phải là Danh mục phân loại xanh quốc gia và chưa có sự thống nhất về việc phân loại lĩnh vực xanh của các Bộ, ngành khác, chưa đảm bảo xác định, thống kê đầy đủ nguồn lực tín dụng xanh của ngành ngân hàng cho nền kinh tế nên tỷ trọng tín dụng xanh mới chiếm 4,5% dư nợ nền kinh tế. Do vậy, cần có quy định chung về Danh mục phân loại xanh quốc gia phù hợp với phân loại ngành kinh tế và thông lệ quốc tế. Từ đó, các TCTD có cơ sở để đánh giá cụ thể đối với từng khách hàng, doanh nghiệp trong quá trình thẩm định cho vay; tập trung, ưu tiên bố trí nguồn vốn hợp lý tài trợ cho các dự án thuộc Danh mục phân loại xanh.

Cùng với đó, nhu cầu vốn thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 rất lớn (Bộ KH&ĐT dự tính cần khoảng 872 tỷ USD với các giả định cụ thể đối với các thông số lớn của nền kinh tế đến năm 2050), trong khi các nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư từ thị trường tài chính, thị trường tín chỉ carbon còn chưa phát triển hoặc chưa triển khai gây áp lực vốn dài hạn cho hệ thống ngân hàng.

Việc đầu tư vào các ngành/lĩnh vực xanh, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, công trình xanh thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn cho vay của các TCTD thường là vốn huy động ngắn hạn, các TCTD khó khăn trong việc cân đối vốn và đáp ứng yêu cầu về đảm bảo an toàn, đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định.

Việc thúc đẩy tín dụng xanh, tăng cường quản lý rủi ro môi trường và xã hội sẽ khiến các TCTD phát sinh chi phí phải đầu tư xây dựng hệ thống quản trị phù hợp mục tiêu tăng trưởng xanh, năng lực chuyên môn cán bộ ngân hàng về tài trợ dự án xanh, tuần hoàn, phát triển bền vững cần cải thiện.

Cuối cùng, hạn chế trong ý thức bảo vệ môi trường của người dân, doanh nghiệp dẫn đến bị xử phạt vi phạm pháp luật về môi trường, ảnh hưởng hoặc thậm chí làm gián đoạn tiến độ triển khai dự án, tiềm ẩn rủi ro thu hồi nợ cho các TCTD.

Nhằm góp phần khơi thông, tháo gỡ điểm nghẽn về cơ chế chính sách, thúc đẩy phát triển thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh, Tạp chí Nhà đầu tư với sự phối hợp của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường - Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức Hội thảo "Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh: Vấn đề cấp bách".

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Tài nguyên & Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, các chuyên gia tài chính kinh tế, đại diện ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty niêm yết, đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cơ quan truyền thông, báo chí.

Sự kiện được tổ chức vào sáng thứ Tư ngày 3/4/2024 tại Hội trường tầng 1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. Mọi sự quan tâm, đóng góp ý kiến xin liên hệ hòm thư [email protected], hoặc Ms. Nguyễn Hồng (Tel: 098.966.8400).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24625.00 24645.00 24965.00
EUR 26101.00 26206.00 27370.00
GBP 30455.00 30639.00 31586.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26869.00 26977.00 27815.00
JPY 159.67 160.31 167.73
AUD 15795.00 15858.00 16343.00
SGD 17995.00 18067.00 18601.00
THB 660.00 663.00 690.00
CAD 17933.00 18005.00 18537.00
NZD   14506.00 14994.00
KRW   17.55 19.14
DKK   3505.00 3634.00
SEK   2253.00 2340.00
NOK   2219.00 2306.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ