Dư địa lớn cho tín dụng xanh

Nhàđầutư
Tận dụng những nguồn vốn xanh và các công cụ tài chính xanh vừa hiệu quả, vừa minh bạch để đảm bảo theo kịp tiến trình quốc tế đang được xem là thách thức đối với Việt Nam.
ANH PHONG
05, Tháng 12, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Tận dụng những nguồn vốn xanh và các công cụ tài chính xanh vừa hiệu quả, vừa minh bạch để đảm bảo theo kịp tiến trình quốc tế đang được xem là thách thức đối với Việt Nam.

Nguồn lực lớn chờ khơi thông

Hành trình hiện thực hóa mục tiêu xanh của Việt Nam đang đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (năm 2022), Việt Nam sẽ cần khoảng 368 tỉ USD đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm khi theo đuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng "0". Trong đó, hành trình khử carbon nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế chiếm khoảng 30% nhu cầu nguồn lực.

Phát biểu tại hội thảo "Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 4/12, ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư đánh giá, khu vực công không thể đáp ứng đủ con số đó. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh và phát thải ròng bằng 0 trong giai đoạn 2021-2050, Việt Nam sẽ cần huy động thêm 144 tỷ USD ngoài nguồn ngân sách nhà nước, tương đương với 2,2% GDP.

Empty

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư

"Với một quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, có thu nhập trung bình thấp, việc huy động nguồn lực lớn như vậy là một bài toán không đơn giản. Trong bối cảnh đó, tài chính xanh là một trong những lời giải, và tín dụng xanh là một chìa khóa", ông Lê Trọng Minh nhận định.

Tham luận tại hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng CNKT, Ngân hàng Nhà nước cho biết, giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Đến 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh NHNN hướng dẫn các TCTD cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%). 

1234

Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng CNKT, Ngân hàng Nhà nước

Chia sẻ về nhu cầu và khả năng đáp ứng vốn cho doanh nghiệp, bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Agribank cho biết, dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực xanh của Agribank có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm. Cụ thể, giai đoạn 2018 - 2020, dư nợ tín dụng xanh tăng trưởng nhanh chóng từ 100 - 380%/năm (Từ xấp xỉ 2.000 tỷ đồng năm 2018 lên hơn 13.000 tỷ đồng năm 2020). Sau giai đoạn này, do ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine, suy thoái kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam... tốc độ tăng trưởng dư nợ có sự suy giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn khá ổn định về giá trị cho vay lẫn số lượng khách hàng.

Đến 31/10/2023, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xanh tại Agribank đạt hơn 12.000 tỷ đồng, với gần 42.000 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ lĩnh vực lâm nghiệp bền vững khoảng 7.000 tỷ VND, chiếm 55% tổng dư nợ tín dụng xanh; tiếp đến là lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch với dư nợ đạt gần 3.000 tỷ VND, chiếm 22% tổng dư nợ tín dụng xanh; thứ ba là lĩnh vực nông nghiệp xanh với dư nợ gần 2.000 tỷ VND, chiếm 16% tổng dư nợ tín dụng xanh.

Có thể thấy, với tổng số chưa đầy 600 ngàn tỷ đồng tín dụng xanh được các ngân hàng cung cấp đến nay (4,4% tổng dư nợ), nguồn vốn xanh đầy tiềm năng này vẫn chưa hoàn toàn được khơi thông. Một nguồn lực lớn vẫn đang chực chờ không chỉ tại các ngân hàng trong nước mà còn từ các đối tác bên ngoài hiện cũng đang tỏ rõ sự quan tâm cao đối với các cơ hội mở ra từ quá trình xanh hóa tại Việt Nam.

"Câu hỏi đặt ra là cần giải quyết những vấn đề nào còn tồn tại để có thể khơi thông, dẫn dắt được nguồn vốn lớn đó, thúc đẩy tín dụng xanh phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đang gia tăng mạnh mẽ", Tổng biên tập Lê Trọng Minh nói.

Áp lực chuyển đổi

Theo nhận định nhiều chuyên gia kinh tế, chuyển đổi xanh giờ không còn là câu chuyện để bàn, mà ngày càng trở nên như một đòi hỏi bắt buộc đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã và đang phải đối mặt với rủi ro, một số ngành nghề của Việt Nam đã phải chịu ảnh hưởng từ việc không theo kịp quá trình chuyển đổi này.

Ví dụ như trong ngành dệt may, doanh nghiệp Việt đã mất dần vị thế vào tay Bangladesh khi nước bạn đã thích ứng với chuỗi cung ứng xanh và đạt nhiều tiêu chí khắt khe từ các thị trường phát triển với hơn 150 nhà máy được xây dựng đạt tiêu chuẩn xanh LEED và con số đang tiếp tục được gia tăng.

Những vấn đề này không chỉ đặt ra cho Việt Nam thách thức cho phát triển xanh nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại, mà còn phải tận dụng những nguồn vốn xanh và các công cụ tài chính xanh vừa hiệu quả, vừa trung thực để đảm bảo theo kịp tiến trình quốc tế.

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB đánh giá, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc hoàn thiện cơ chế và khuôn khổ pháp lý cho việc xác định các lĩnh vực, dự án được cấp tín dụng xanh, các tiêu chí đánh giá dự án xanh, các hình thức cấp tín dụng xanh, tạo cơ sở phát triển nguồn vốn và giải ngân tín dụng xanh. Như việc, NHNN ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn, chính sách nhằm thúc đẩy tín dụng xanh, bao gồm: Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 05/5/2015 về triển khai tín dụng xanh trong hệ thống các tổ chức tín dụng; Thông tư số 08/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 về hoạt động ngân hàng xanh; Thông tư số 06/2022/TT-NHNN ngày 31/03/2022 quy định về phát hành trái phiếu xanh. 

Đồng thời, NHNN cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo nguồn vốn cho tín dụng xanh, như: Khuyến khích các tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu xanh, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tham gia các chương trình hợp tác tài chính xanh… 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cơ chế và khuôn khổ pháp lý cho việc tạo nguồn và giải ngân vốn tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu, cần được củng cố hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh chung phát triển sâu rộng thị trường tài chính, thị trường vốn, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường và đối phó với biến đổi khí hậu.

"Khung pháp lý cần đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khi các ngành hàng, công nghệ xanh và bền vững đang phát triển rất nhanh, liên quan đến nhiều lĩnh vực cần có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa các bộ, ngành. Hệ thống tài chính cũng cần phát triển các khuôn khổ thúc đẩy huy động đa dạng nguồn lực, tạo ra các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu và đặc điểm mới của các ngành hàng, hoạt động kinh tế xanh", ông Nguyễn Bá Hùng khuyến nghị.

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện NHNN, bà Phạm Thị Thanh Tùng cũng cho biết, trong thời gian tới, để hoàn thiện hành lang pháp lý, sẽ ra đời hướng dẫn về Danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các TCTD có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Bên cạnh đó, NHNN sẽ xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh (thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển…) của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh

"Sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh", bà Phạm Thị Thanh Tùng cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ