Nền kinh tế mở lại nhưng công nhân, đơn hàng chưa quay về
Khi Bharat Gite mở lại nhà máy sản xuất phụ tùng nhôm, ông mất nhiều ngày chỉ lau chùi máy móc, chờ công nhân và cả những đơn hàng quay lại.
Bharat Gite là chủ nhà máy phía tây thành phố Pune, Ấn Độ. Ông đang loay hoay tìm cách thuyết phục người lao động quay trở lại công việc. Hàng triệu công nhân, bao gồm cả những người làm việc trong nhà máy của Gite, đã rời thành phố về quê từ cuối tháng 3, khi Thủ tướng Narendra Modi thông báo nước này thực hiện cách ly xã hội. "Làm cách nào đưa họ trở lại? Có lẽ phải mất ít nhất một năm để doanh nghiệp trở lại đúng hướng", Gite nói.

Những người lao động trở về quê khi Ấn Độ thực hiện cách ly xã hội từ cuối tháng 3. Ảnh: Bloomberg.
Nhưng thiếu lao động chỉ là một phần trong bức tranh u ám. Nhà máy của Gite cung cấp phụ tùng cho các công ty như General Electric, ABB và Siemens, nhưng hiện nay các đơn đặt hàng gần như cạn kiệt.
"Chúng tôi không nghe được thông tin gì từ khách hàng trong hai tháng qua. Chúng tôi không biết chuyện gì đang xảy ra", ông nói.
Khi Ấn Độ bắt đầu giảm dần các biện pháp cách lý, kinh nghiệm của Gite cho thấy trước việc mở cửa lại nền kinh tế sẽ không phải một bài toán đơn giản. Ngoài tình trạng thiếu lao động và nhu cầu chậm chạp, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với một mối đe dọa khác là dịch bệnh có thể bủng phát trở lại. Điều này đã xua tan mọi dự báo về sự khả năng phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế, vốn vừa đối mặt với sự co lại lần đầu tiên trong hơn bốn thập kỷ và tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục.
"Nếu một người bị nhiễm bệnh, toàn bộ nhà máy sẽ phải đóng cửa trong 28 ngày. Đó là nỗi sợ hãi của các ông chủ doanh nghiệp", Chandrakant Salunkhe, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ấn Độ, đánh giá. "Ngay cả khi tôi khởi động lại nhà máy, tôi cũng không có đủ nguyên liệu thô để sản xuất. Nếu tôi có nguyên liệu, tôi cũng không đủ lao động. Còn nếu tôi có lao động thì tôi không có đủ đơn hàng. Chuỗi cung ứng đã bị phá vỡ hoàn toàn".
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ấn Độ tạo ra một phần ba tổng sản phẩm quốc nội và sử dụng hơn 110 triệu lao động. Tuy nhiên những doanh nghiệp này cũng là bộ phận kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch và tình trạng cách ly xã hội.
Ấn Độ tuyên bố đóng cửa nền kinh tế từ ngày 25/3, mở rộng các biện pháp cách ly hai lần, lần đầu tiên đến ngày 3/5 và sau đó đến ngày 17/5. Nước này chỉ mới bắt đầu nới lỏng từ tuần trước với một số hoạt động sản xuất, buôn bán và vận chuyển hàng hóa trong các khu vực có tình hình dịch bệnh ít nghiêm trọng hơn.
Mặc dù áp dụng các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, số ca nhiễm Covid-19 vẫn liên tục tăng. Ấn Độ đã xác nhận hơn 56.000 ca nhiễm bệnh, với gần 1.900 người chết. Bản đồ của nước này được chia thành các khu vực màu đỏ, cam và xanh lá cây, tùy thuộc vào cường độ bùng phát của dịch bệnh và được điều chỉnh lại hàng tuần. Hầu hết thành phố lớn, nơi thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và tạo ra việc làm, đều nằm trong vùng màu đỏ.
Nhưng ngay cả ở những khu vực mà tình trạng cách ly được nới lỏng, nhiều doanh nghiệp cũng không sẵn sàng để người lao động quay trở lại. Ngành công nghiệp xây dựng, lĩnh vực tạo ra lượng công việc lớn nhất, đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn như vậy. Các nhà phát triển bất động sản như Runwal Group và Goodwill Developers cho biết họ không mong muốn công nhân sớm quay trở lại làm việc.
"Kết hợp những thách thức do chuỗi nguồn cung nguyên liệu thô bị phá vỡ và tình trạng thiếu lao động, kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục trì hoãn sự phục hồi", Akhil Bery, chuyên gia phân tại tại Eurasia Group cho biết.
Đã có những hậu quả khi một số nhà máy bắt đầu mở cửa trở lại. Vụ rò rỉ khí gas tại một nhà máy polymer của LG Chem tại miền nam Ấn Độ vào tuần trước sau khi hoạt động trở lại đã giết chết ít nhất 11 người và buộc hàng nghìn người phải sơ tán. Các quan chức cho biết nhà máy này quá cũ và chính phủ sắp tới sẽ ban hành các hướng dẫn an toàn để các nhà máy khởi động lại sau quá trình cách ly.

Nhân viên bảo vệ phun thuốc khử trùng cho một công nhân ở lối vào nhà máy Ajit Industries ở Haryana, ngày 20/4. Ảnh: Bloomberg.
Với bức tranh vĩ mô lớn hơn, những ảnh hưởng kinh tế tàn khốc của đại dịch cũng bắt đầu rõ ràng hơn với Ấn Độ.
Lĩnh vực sản xuất và dịch vụ ghi nhận mức giảm 15% trong tháng 4, trong khi một nghiên cứu ước tính 122 triệu người đã mất việc do đại dịch. Chuyên gia kinh tế của Bloomberg, Abhishek Gupta, dự báo GDP nước này sẽ giảm 4,5% trong năm nay, trong khi Sonal Varma của Nomura Holdings cho rằng mức giảm tới 5,2%.
Trong khi nền kinh tế chứng kiến đà giảm chưa từng có, Chính phủ Ấn Độ vẫn dự báo tăng trưởng cho năm nay sẽ ở ngưỡng 2%. Bộ trưởng tài chính Nirmala Sitharaman cho biết, nền kinh tế đã sẵn sàng phục hồi lại khi các ngân hàng cho vay nhiều hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Giới chức Ấn Độ đang thảo luận về một gói tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm việc đảm bảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay 39 tỷ USD. Chính phủ nước này cũng có thể tăng vay nợ hơn 50% trong năm nay để hỗ trợ khoản thâm hụt ngân sách ngày càng lớn.
Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn tỏ ra ngờ vực về tương lai. Priyanka Kishore, chuyên gia kinh tế của Oxford Economics tại Singapore cho biết các ngành công nghiệp như vận tải, khách sạn và nhà hàng, thương mại và xây dựng sẽ chịu đòn giáng mạnh do việc đóng cửa nền kinh tế. Nhưng ngay cả trong các lĩnh vực khác, việc phục hồi cũng chậm hơn đáng kể.
"Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng cho việc phục hồi hoạt động bình thường ngay cả với các lĩnh vực như nông nghiệp, một số ngành sản xuất và dịch vụ tài chính", Kishore nói.
(Theo VnExpress/Bloomberg)
- Cùng chuyên mục
Tạp chí Nhà đầu tư đạt giải báo chí tỉnh Quảng Ninh
Tạp chí Nhà đầu tư - Văn phòng Đông Bắc Bộ đã đạt giải khuyến khích báo chí tỉnh Quảng Ninh.
Sự kiện - 20/06/2025 16:12
Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6, Tạp chí Nhà đầu tư trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.
Sự kiện - 20/06/2025 14:28
Kịch bản Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam sẽ 'không xảy ra'
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, Việt Nam - Mỹ đang trong quá trình đàm phán với nhiều kết quả tích cực. Chính phủ sẽ làm mọi việc, với nỗ lực cao nhất để mức thuế quan 46% mà Mỹ tính áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam không xảy ra.
Sự kiện - 20/06/2025 12:11
Báo chí Cách mạng Việt Nam: Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Sự kiện - 20/06/2025 08:15
'Tiếp tục hoàn thiện chính sách để thúc đẩy kinh tế tư nhân'
"Kỳ họp 10, Chính phủ sẽ trình Quốc hội sửa đổi các luật còn lại liên quan đến doanh nghiệp đảm bảo toàn diện", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về việc hoàn thiện luật để phát triển kinh tế tư nhân.
Sự kiện - 19/06/2025 18:23
'Chưa hộ kinh doanh nào bị phạt vì hóa đơn điện tử'
"Hiện nay đang hỗ trợ tối đa cho các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử chứ chưa phạt ai. Không có câu chuyện phạt bất cứ hộ kinh doanh nào trong việc triển khai hóa đơn điện tử. Trừ khi sau này đã triển khai thông suốt rồi mà có hộ kinh doanh vẫn cố tình vi phạm thì mới tính đến phạt", Bộ trưởng Tài chính cho biết.
Sự kiện - 19/06/2025 16:37
Sắp diễn ra Hội thảo 'Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đô thị thông minh'
Hội thảo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đô thị thông minh" sẽ tập trung thảo luận về một trong những xu thế công nghệ quan trọng nhất hiện nay là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xây dựng và vận hành đô thị thông minh.
Sự kiện - 19/06/2025 16:00
'Doanh nghiệp rút khỏi thị trường là thách thức lớn cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp'
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay, trong 5 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường rất lớn là thách thức lớn cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.
Sự kiện - 19/06/2025 11:11
Hôm nay (19/6), Bộ trưởng Tài chính trả lời chất vấn giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI
Bộ trưởng Tài Chính Nguyễn Văn Thắng nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI.
Sự kiện - 19/06/2025 07:30
Bộ trưởng Y tế khẳng định thuốc giả không có trong bệnh viện
Liên quan đến vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về thuốc giả có trong bệnh viện, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ, thông qua hệ thống đấu thầu, tất cả thuốc vào bệnh viện phải có nguồn gốc xuất xứ. Thuốc giả chủ yếu xuất hiện trên thị trường, không phải trong bệnh viện.
Sự kiện - 18/06/2025 16:12
TP.HCM sẽ trở thành 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á
Tầm nhìn mới cho TP.HCM (mới) là trở thành "siêu đô thị quốc tế" của Đông Nam Á – một đô thị thông minh, xanh, sáng tạo, tiêu biểu không chỉ về sức mạnh kinh tế mà cả sự phong phú về văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giải trí và phong cách sống hiện đại, năng động
Sự kiện - 18/06/2025 14:22
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sẽ được biểu quyết thông qua vào chiều 25/6, lùi lại 1 tuần so với kế hoạch ban đầu là ngày 18/6.
Sự kiện - 18/06/2025 13:30
Vinh Quang Việt Nam: Khơi dậy tinh thần trách nhiệm và khát vọng vươn lên
Năm 2025, Chương trình Vinh Quang Việt Nam bước sang năm thứ 21, tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những sự kiện văn hóa chính trị có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất cả nước. Không chỉ là nơi tôn vinh những tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc, chương trình còn trở thành nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hùng cường.
Sự kiện - 18/06/2025 11:02
[Gặp gỡ thứ Tư]'Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam: Táo bạo nhưng thực tế'
Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được đánh giá mang lại một tầm nhìn tổng thể, táo bạo nhưng thực tế cho dự án tại Việt Nam.
Sự kiện - 18/06/2025 09:46
Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ
Ông Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương được điều động, phân công giữ chức Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ. Trước đó, ông Thắng từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Sự kiện - 18/06/2025 08:23
Chốt giảm thuế VAT 2% đến hết 2026
Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% đến hết năm 2026. Dự kiến ngân sách sẽ giảm thu khoảng 122.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 17/06/2025 12:17
- Đọc nhiều
-
1
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
-
2
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
3
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
-
4
Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago