Nâng vốn Nhà nước để thực hiện được cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Ngày 21/11/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 9725/BKHDT trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị nâng tỷ lệ vốn Nhà nước trong dự án đầu tư theo phương thức PPP đối với dự án đường cao tốc Đồng Đăng tới Trà Lĩnh lên 70% và dự án đường ven biển Thái Bình là 80%.
MY ANH
22, Tháng 11, 2023 | 17:05

Ngày 21/11/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 9725/BKHDT trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị nâng tỷ lệ vốn Nhà nước trong dự án đầu tư theo phương thức PPP đối với dự án đường cao tốc Đồng Đăng tới Trà Lĩnh lên 70% và dự án đường ven biển Thái Bình là 80%.

cao -toc-dong-dang

 

Hai dự án này có đặc điểm chung là doanh thu và lưu lượng xe rất thấp, các chuyên gia đánh giá, nếu vốn ngân sách Nhà nước tham gia vào dự án này ở mức quy định hiện nay là 50% thì phương án tài chính sẽ không khả thi.

Là dự án trọng điểm phát triển kinh tế vùng, dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vẫn chưa thể triển khai khi thiếu nguồn đầu tư. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là trên 14.330 tỷ đồng, dù còn khó khăn nhưng ngân sách của tỉnh Cao Bằng cũng đã bố trí hơn 4.000 tỷ đồng, phần còn lại khó huy động vốn từ ngân hàng do phương án tài chính không khả thi. 

Ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, "muốn Cao Bằng phát triển, muốn xoá được đói giảm được nghèo, đời sống nhân dân được nâng lên thì không có một cách nào khác đó là phải tập trung vào những tuyến giao thông, đặc biệt là tuyến đường bộ cao tốc từ Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Đây là mong mỏi của nhân dân Cao Bằng rất là lâu rồi nhưng rõ ràng là chưa có điều kiện để tổ chức thực hiện".

Được biết nhiều năm qua, nhiều nhà đầu tư đến nghiên cứu rồi lại đi. Khi tham gia nghiên cứu đề xuất dự án, Tập đoàn Đèo Cả đã nghiên cứu để hạ tổng mức đầu tư xuống còn khoảng 23.000 tỷ đồng, tức giảm hơn một nửa so với dự toán trước đây bằng cách áp dụng các công nghệ mới. Nhưng dù có giảm thì câu chuyện tài chính vẫn rất khó để thực hiện dự án. Thực tế đã chứng minh, ngay cả những khu vực có tiềm năng để phát triển kinh tế thì việc thu hút các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) cũng không phải là dễ dàng. 

Ông Jonathan Pincus, Chuyên gia Kinh tế quốc tế cao cấp, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, "phần lớn ở các địa phương chậm phát triển đều một phần do yếu tố giao thông còn yếu kém. Chính vì thế Việt Nam nên huy động thêm nhiều nguồn vốn, nguồn lực cho giao thông, đặc biệt khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Chỉ khi giao thông tốt thì người dân mới thoát nghèo, thì kinh tế mới tăng trưởng được".

Nếu không có quy định đặc thù thí điểm, quy định cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư được xem xét quyết định tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án lớn hơn 50% đối với các dự án PPP đường bộ thì rất khó thu hút được các nhà đầu tư tham gia, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy kinh tế bứt phá.

Từ khi Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư ra đời và có hiệu lực thi hành đến nay mới chỉ có 6 dự án được phê duyệt chủ trương theo phương thức này và đang triển khai các bước lựa chọn nhà đầu tư. Do đó cần phải nghiêm túc đánh giá nguyên nhân do thể chế pháp luật, chính sách hay nguyên nhân nào khác. Vướng mắc lớn nhất được các nhà đầu tư chỉ ra đó là quy định về vốn nhà nước tham gia dự án PPP tối đa 50% tổng vốn đầu tư là chưa phù hợp.

Ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư và Xây dựng cao tốc Phương Thành cho rằng, có những dự án lưu lượng xe ít nhưng vì điều kiện làm dự án để phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền, an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội thì việc Nhà nước phải tham gia vào trên 50% vốn là điều cần thiết.

Ông Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc Hội phân tích, "chi phí giải phóng mặt bằng rất là lớn, nếu như tính chi phí giải phóng mặt bằng vào trong tổng chi phí dự án và nhà nước chỉ đóng góp 50% thì nhiều khi nhà đầu tư phải bỏ tiền ra để giải phóng mặt bằng và như vậy thì thời gian để thu hồi được vốn đầu tư là không khả thi".

Tỷ lệ góp vốn của nhà nước không hấp dẫn sẽ không thu hút được nhà đầu tư, dự án bị chậm trễ triển khai hay phải chuyển sang hình thức đầu tư công thì người dân bị thiệt thòi, nhà nước sẽ mất thêm tiền đầu tư và quản lý vận hành sau này là những hệ luỵ thấy rõ.

Ông Nguyễn Công Long, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp Quốc Hội

Tỷ lệ 50% chính là nút thắt chưa thu hút được các nhà đầu tư. Bởi vì điều quan trọng nhất của thu hút PPP đó là vai trò của nhà nước và thứ hai đó là vấn đề chia sẻ rủi ro, chia sẻ lợi nhuận, doanh thu suy giảm, đấy là vấn đề mấu chốt.

Ông Phạm Văn Thịnh, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang

Trong bối cảnh các dự án đã được lập, đã được triển khai đầy đủ mà bây giờ chỉ còn vướng tỷ lệ cơ cấu vốn của nhà nước mà chúng ta lại không điều chỉnh kịp thời thì những thiệt hại về mặt kinh tế là rất lớn.  Chỉ cần tăng tỷ lệ này lên thì lợi ích đem lại vô cùng lớn cho ngành kinh tế và cho cả đất nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ