Mô hình đô thị Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương sẽ như thế nào?

NGỌC TÂN
12:41 26/12/2022

Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Tuy vậy, mô hình đô thị di sản này sẽ có "hình hài" như thế nào, đây vẫn là câu hỏi mà nhiều người dân Thừa Thiên Huế còn băn khoăn.

Hue city

Việc phải đảm bảo 2 yếu tố phát triển đô thị và bảo tồn di sản là một trong các thách thức khi tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: NT

Thời cơ và thách thức

Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết 54 xác định, mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Trên cơ sở Nghị quyết 54, ngày 27/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Đặc biệt, Thừa Thiên Huế đã được Quốc Hội, Chính phủ quan tâm ban hành Nghị quyết 38/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế.

Những chính sách tạo cơ sở cho Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đã hội đủ, tuy vậy, vẫn còn nhiều thách thức trong việc hiện thực hoá mục tiêu.

TP hue

Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Ảnh: Huecity.gov.vn

Theo ông Lê Văn Cường, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, một trong các thách thức lớn của tỉnh đó là phải đảm bảo các điều kiện bảo tồn và phát triển đô thị di sản, giải quyết bài toán giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương; giữ được các thương hiệu mà thành phố đã dày công xây dựng và định vị.

Ngoài ra, với diện tích tự nhiên tương đối lớn (gần 5.000 km2), để phát triển đô thị, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố trực thuộc Trung ương, đòi hỏi tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025 lên đến gần 180.000 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước được xác định khoảng 30.000 tỷ, vốn doanh nghiệp và dân cư vào khoảng 60.000 tỷ đồng.

"Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc huy động các nguồn lực đầu tư trở thành thách thức rất lớn đối với tỉnh", ông Cường cho biết.

Hướng phát triển mới

Hiện nay, có không ít thắc mắc về mô hình đô thị trực thuộc Trung ương của Thừa Thiên Huế trong tương lai sẽ như thế nào, đặc biệt là trước thông tin sẽ không còn đơn vị hành chính "TP. Huế" - danh xưng vốn đã tạo nên thương hiệu tầm cỡ quốc tế của tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi địa phương này trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Ông Bạch Chơn Đông, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận cho biết, phương án mô hình thành phố trực thuộc Trung ương của Thừa Thiên Huế sẽ không còn TP. Huế trong thành phố trực thuộc trung ương.

"Mô hình thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 3 quận, 2 thị xã và 4 huyện. Cụ thể, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của TP. Huế từ 29 phường, 7 xã còn lại 32 phường, chia thành 2 quận. Quận phía Bắc (sông Hương) gồm 13 phường, quận phía Nam gồm 19 phường. Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường và thành lập quận Hương Thủy trên cơ sở địa giới hành chính của thị xã Hương Thủy.

Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của huyện Phong Điền từ 15 xã và 1 thị trấn còn lại 12 đơn vị, gồm 6 phường và 6 xã. Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở địa giới hành chính huyện Phong Điền. Thị xã Hương Trà mới sẽ sáp nhập xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) và thành lập phường Hương Toàn trên cơ sở xã Hương Toàn hiện nay.

Thành lập huyện mới trên cơ sở địa giới hành chính huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông. Các huyện Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới giữ nguyên hiện trạng", ông Bạch Chơn Đông cho biết.

dai noi hue

Sau khi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực TP. Huế hiện nay sẽ chia thành 2 quận mới, lấy sông Hương làm ranh giới. Ảnh: Internet

Cũng theo ông Bạch Chơn Đông, đối với phương án lựa chọn tên gọi chung cho thành phố trực thuộc Trung ương, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra 2 phương án, thứ nhất là tên gọi "Thành phố Huế", phương án hai là "Thành phố Thừa Thiên Huế".

"Tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 10 vừa qua, hầu hết ý kiến của các đại biểu thống nhất cao với Tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với đề xuất phương án thứ nhất đó là "Thành phố Huế". Riêng với khu vực địa giới hành chính TP. Huế hiện nay, dự kiến chia làm 2 quận và lấy sông Hương làm ranh giới. Về tên gọi, hiện tỉnh đang đưa ra một số tên gọi dự kiến để lấy ý kiến của người dân sắp tới: Quận Thừa Thiên/Thuận Hóa/Ngự Bình ở phía Nam và quận Phú Xuân/Thuận Hóa/Hương Giang ở phía Bắc", ông Đông thông tin thêm.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương, nhằm hiện thực hoá mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung huy động, phân bổ mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển khung hạ tầng, phát triển đô thị như: Tuyến đường bộ ven biển, đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương, đường vành đai 3, đường Mỹ An - Thuận An, đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 2, hạ tầng khu đô thị mới Thuận An theo chương trình phát triển đô thị của tỉnh. Tập trung hoàn thiện hạ tầng đô thị TP. Huế; ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Phong Điền, nâng cấp đô thị thị xã Hương Trà và Hương Thuỷ theo định hướng phát triển của Tỉnh.

"Trong tương lai, với vị thế của thành phố trực thuộc Trung ương, Thừa Thiên Huế sẽ thuận lợi trong thu hút nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lấp đầy các khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô,... Từ đó, kích thích phát triển và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư, sản xuất kinh doanh; giúp giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống của người dân", ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

  • Cùng chuyên mục
Ra mắt Mạng xã hội Home Today và phát động cuộc thi viết Nhật ký xoay tiền mua nhà

Ra mắt Mạng xã hội Home Today và phát động cuộc thi viết Nhật ký xoay tiền mua nhà

Ngày 21/11/2024, Mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây dựng và không gian sống tại Việt Nam.

Đầu tư - 21/11/2024 21:08

Tuyến Metro đầu tiên TP.HCM
công bố giá vé và khai thác thương mại

Tuyến Metro đầu tiên TP.HCM công bố giá vé và khai thác thương mại

Dự kiến tháng 12, Metro số 1 - tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại TP.HCM sẽ đưa vào khai thác thương mại. Hiện mức giá vé của tuyến đã được UBND TP.HCM công bố.

Đầu tư - 21/11/2024 17:51

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển người máy vốn 1.000 tỷ đồng

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển người máy vốn 1.000 tỷ đồng

Tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu của VinRobotics là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.

Công nghệ - 21/11/2024 15:58

Hà Nội chi 460 tỷ đồng cải tạo đê, chống ngập cho vùng rốn lũ

Hà Nội chi 460 tỷ đồng cải tạo đê, chống ngập cho vùng rốn lũ

Hà Nội sẽ đầu tư cả tạo, nâng cấp đê tả Bùi, hữu Đáy đoạn qua huyện Chương Mỹ (Hà Nội) với tổng mức đầu tư khoảng 460 tỷ đồng, nhằm giúp người dân vùng rốn lũ thoát cảnh ngập lụt mỗi khi mưa lớn.

Đầu tư - 21/11/2024 14:21

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước là trụ cốt kinh tế đất nước, tuy nhiên gần đây ngoài những DNNN làm ăn được thì nhiều DN đang trên đà bị thua lỗ nặng.

Đầu tư - 21/11/2024 12:30

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án Khu Công nghiệp WHA Smart Technology tại tỉnh Thanh Hóa.

Đầu tư - 21/11/2024 12:05

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Dự án Khu đô thị hỗn hợp TP. Nha Trang có diện tích hơn 226 ha, tổng mức đầu tư hơn 17.330 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới thu hút người dân địa phương và khách du lịch trong nước, quốc tế.

Đầu tư - 21/11/2024 09:04

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Những tháng cuối năm 2024, hàng loạt công trình tại TP. HCM đang chạy nước rút để về địch. Đây là tín hiệu vui của ngành giao thông.

Đầu tư - 21/11/2024 09:03

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi (TP.HCM) tiếp tục là con đường đắt đỏ nhất Việt Nam và xếp hạng 14 toàn cầu. Còn phố Tràng Tiền (Hà Nội) đứng thứ 18 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đầu tư - 21/11/2024 08:50

 Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được bổ sung vào quy hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện cấp điện áp 220 kV trở lên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đầu tư - 20/11/2024 18:26

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.

Đầu tư - 20/11/2024 16:45

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Đầu tư - 20/11/2024 11:18

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.

Đầu tư - 20/11/2024 09:30

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.

Đầu tư - 20/11/2024 08:08

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đầu tư - 20/11/2024 06:37

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Đầu tư - 19/11/2024 17:13