"Luật hóa các nội dung bảo đảm đầu tư để nhà đầu tư nước ngoài an tâm khi làm ăn tại Việt Nam"

Nhàđầutư
Đề nghị quy định: Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.
NGUYỄN VĂN TOÀN - PHÓ CHỦ TỊCH VAFIE
15, Tháng 10, 2019 | 09:30

Nhàđầutư
Đề nghị quy định: Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

C9A32F57-F0F8-4FFC-B44B-4DF920888D3F

Ông Nguyễn Văn Toàn phát biểu tại Hội thảo Góp ý Dự luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) do Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức ngày 15/10/2019.

Trước khi đề cập đến một số nội dung về bảo đảm đầu tư trong dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, cần điểm qua những thông tin nổi bật về chủ trương chính sách cũng như tình hình đầu tư nước ngoài (ĐTNN) thời gian qua.

Ngày 20/8/2019 Bộ chính trị ban hành nghị quyết 50 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Đây là lần đầu tiên Nghị quyết chỉ đạo chiến lược về ĐTNN, đủ thấy vai trò rất quan trọng của ĐTNN.

Mục tiêu tổng quát trong Nghị quyết là: “Hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khắc phục căn bản những hạn chế, bất cập đang tồn tại trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về hợp tác đầu tư nước ngoài. Tạo lập môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4 trước năm 2021, thuộc nhóm ASEAN 3 trước năm 2030.”

Có thể thấy rõ hoàn thiện thể chế, chính sách ĐTNN chính là xa lộ để đi đến mục tiêu nâng cao chất lượng hiệu quả của ĐTNN trong giai đoạn mới, nó vừa mang tính đột phá, vừa mang tính cơ bản, chiến lược lâu dài.

Trong quá trình soạn thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, ban soan thảo đã bám sát tinh thần nghị quyết 50 của BCT và yêu cầu xây dựng Luật:

- Bảo đảm thi hành đầy đủ, nhất quán những cải cách của Luật Đầu tư gắn với việc thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển và cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

- Bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, khả thi và hiệu quả trong việc thực hiện các quy định của Luật Đầu tư và các luật có liên quan đến đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là các luật về đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, môi trường, chuyển giao công nghệ…

- Bảo đảm tuân thủ các cam kết hội nhập của Việt Nam, trong đó có các cam kết liên quan đến mở cửa thị trường, tự do hóa và bảo hộ đầu tư theo các Hiệp định đầu tư song phương cũng như Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.”

Chúng tôi thống nhất với ban soạn thảo với hầu hết các nội dung trong dự thảo.

Tuy nhiên, về nội dung liên quan đến bảo đảm đầu tư, chúng tôi xin có một số phân tích và kiến nghị bổ sung:

Trước hết cần đánh giá môi trường ĐTNN và những đánh giá về hiệu quả ĐTNN của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.

Theo báo cáo ĐTNN thế giới của UNCTAD, thu hút ĐTNN (Infolow) thế giới liên tục giảm trong ba năm gần đây đặc biệt là các nước G7, EU. Mỹ. Trung Quốc...Trong khi đó ĐTNN của các nước Asean là một điểm sáng khi tăng liên tục trong cùng thời gian đó, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan đứng thư ba trong Asean trong thu hut ĐTNN 2018 với 15 tỷ USD và trong tốp 20 thế giới ( Singapore 70 tỷ, Indonesia 21 tỷ, Thái Lan 11 tỷ).

15

Figure I.3. FDI in­ows, top 20 host economies, 2017 and 2018 (Billions of dollars).

Như vậy, Việt Nam đã nằm trong tốp 3 về số lượng vốn đăng ký và vốn giải ngân ĐTNN trong Asean. Song nếu nhìn vào hiệu quả ĐTNN: về tham gia chuỗi giá trị hàng hóa, giá trị gia tăng tại Việt Nam, công nghiệp phụ trợ, tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kết nối hợp tác doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước...thì Việt Nam còn xếp hạng khá khiêm tốn trong khu vực.

Về chất lượng nguồn vốn FDI, ngoài các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ và EU có nguồn vốn chất lượng cao, song đầu tư vào Việt Nam còn khá hạn chế so với quan hệ thương mại và tiềm năng, cũng theo số liệu đầu tư thế giới của UNCTAD, mỗi năm Mỹ đầu tư ra nước ngoài khoảng 300 tỷ USD.

Trong khi đó, năm 2018, theo số liệu của cục ĐTNN bộ Kế hoạc và Đầu tư, số vốn đăng ký của Mỹ đầu tư vào Việt Nam là 550 triệu USD, con số tương tự của Trung quốc là 2,464 tỷ USD (cao gấp gần 5 lần Mỹ). Tính đến hết năm 2018, Mỹ đứng thứ 11 trong các quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký là hơn 9,3 tỷ USD (trong khi đó mỗi năm Mỹ đầu tư ra nước ngoài khoảng 300 tỷ USD).

Tương tự như vậy, với EU, tình hình cũng không khả quan hơn, tổng số vốn đăng ký của 28 nước trong liên minh châu Âu - EU đầu tư vào Việt Nam đến tháng 12/2018 khoảng hơn 25 tỷ USD. Trong khi đó, Cộng hòa liên bang Đức đứng thứ 18 đầu tư vào Việt Nam với số vốn đang ký gần 1,95 tỷ USD (Khi mỗi năm đầu Đức tư ra nước ngoài khoảng 70 tỷ USD). Một con số rất khiêm tốn so với tiềm năng thu hút FDI từ Mỹ và EU vào Việt Nam.

Tuy đã có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào Việt Nam, nhưng phải chăng chúng ta chưa có môi trường đầu tư đủ hấp dẫn và có tính chọn lọc để thu hút được nhiều hơn các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực về tài chính và công nghệ đến từ các nước phát triển có công nghệ cao, công nghệ nguồn đầu tư vào Việt Nam.

Các nhà đầu tư từ EU và Mỹ đánh giá khá cao môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Song, họ cũng còn một số quan ngại như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tính minh bạch, sự thay đổi thường xuyên của hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, đặc biệt là luật hóa các nội dung bảo đảm đầu tư để nhà ĐTNN, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn có thể yên tâm đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Về đảm bảo đầu tư trong điều kiện pháp luật thay đổi, điều 13 luật đầu tư 2014 ghi rõ:

“Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.

Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; 

Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;

Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 3 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.”

Tuy nhiên, việc bảo đảm đầu tư những điều kiện và nội dung khác trong Giấy chứng nhận đầu tư lại chưa được đề cập.

Trong Hiệp định bảo đảm đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu EU vừa được ký kết ngay 3/6/2019 về nội dung bảo đảm đầu tu đã ghi rõ:

Đối xử công bằng và thỏa đáng, bảo hộ an toàn đầy đủ cho nhà đầu tư nước ngoài;

Cam kết không trưng thu quốc hữu hóa trái pháp luật tài sản của nhà đầu tư và bồi thường thỏa đáng trong trường hợp trưng thu, quốc hữu hóa;

Cam kết bồi thường cho nhà đầu tư trong trường hợp tài sản của nhà đầu tư bị phá hoại do việc dùng vũ lực không cần thiết trong trường hợp chiến tranh; - Cam kết cho phép nhà đầu tư tự do chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài, và các cam kết bảo hộ đầu tư khác.

Các cam kết này trong IPA được xây dựng chi tiết hơn các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương mà Việt Nam đã ký với các quốc gia thành viên EU, có tiêu chí rõ ràng đối với từng hành vi mà nhà nước không được làm, bổ sung một số ngoại lệ nhằm bảo đảm quyền điều chỉnh chính sách của quốc gia chủ nhà.

IPA đã bổ sung quy định ghi nhận quyền điều chỉnh chính sách của nước tiếp nhận đầu tư, theo đó các bên khẳng định quyền quản lý trong lãnh thổ của mình để đạt được mục tiêu chính sách như bảo vệ sức khỏe cộng đồng, an toàn, môi trường hoặc đạo đức công cộng, bảo vệ xã hội hoặc người tiêu dùng, hoặc xúc tiến và bảo vệ đa dạng văn hóa.

Trong dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, về bảo đảm đầu tư, không có nội dung bổ sung và sửa đổi điều 13 trong Luật Đầu tư 2014 quy định về bảo đảm đầu tư trong trường hợp pháp luật thay đổi. Theo điều 13 thì các dự án đầu tư chỉ được đảm bảo về ưu đãi đầu tư, còn các điều kiện đầu tư khác dù đã được qui định trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư nhưng không được bảo đảm.

Từ những phân tích trên, trong Luật sửa đổi mốt số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, chúng tôi xin đề sửa điều 13 của Luật Đầu tư 2014 như sau:

Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

Trong trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành có những quy định mâu thuẫn với các nội dung, quy định, điều kiện trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp cho nhà đầu tư một cách hợp pháp, thì nhà đầu tư được tiếp tục được thực hiện theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp, trừ trường hợp nhà đầu tư lựa chọn thực hiện theo văn bản pháp luật mới ban hành.

Quy định tại khoản 2 và 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.

Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư hoặc các quy định trong giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế; 

Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;

Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 3 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành".

(*) Tham luận tại Hội thảo Góp ý Dự luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) do Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức ngày 15/10/2019.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ